1. Xơ gan là bệnh gì?
Xơ gan là một tình trạng bệnh lý mà các tế bào gan bị tổn thương kéo dài, các mô xơ thay thế nhu mô gan. Người bị xơ gan thì chức năng gan sẽ bị suy giảm nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng, vậy nên xơ gan là một bệnh rất nguy hiểm.
Mức độ nguy hiểm của bệnh xơ gan tuỳ thuộc vào từng mức độ của bệnh. Bệnh xơ gan có 4 mức độ:
• Xơ gan mức độ 1: đây là mức độ đầu tiên và nhẹ nhất của bệnh. Gan bắt đầu viêm và hình thành mô xơ sẹo. Các tổn thương ở gan là chưa đáng kể và có thể phục hồi nếu được điều trị. Bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, thiếu năng lượng mà không có biểu hiện nào cụ thể về bệnh.
• Xơ gan mức độ 2: ở giai đoạn này, các mô xơ sẹo xuất hiện nhiều hơn, áp lực tĩnh mạch cửa tăng. Gan bắt đầu bị tổn thương nhiều hơn và có biểu hiện năng hơn ở mức độ 1.
• Xơ gan mức độ 3: Mức độ xơ gan đã nghiêm trọng, mô xơ xuất hiện nhiều trong gan. Bệnh nhân có nhiều biểu hiện nặng của bệnh như mệt mỏi, xanh xao, thiếu máu, đau vùng gan, chức năng gan bị suy giảm,…
• Xơ gan mức độ 4: đây là mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh xơ gan. Mô xơ đã thay thế gần như hoàn toàn trong gan dẫn đến suy gan nặng. Bệnh nhân có biểu hiện của xơ gan cổ trướng (tích dịch trong xoang bụng) và nhiều dấu hiệu nguy hiểm như sút cân, thiếu máu, vàng da,…
Có thể thấy rằng xơ gan là một bệnh nguy hiểm, tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả và triệt để.
2. Nguyên nhân gây bênh xơ gan
2.1. Do virus gây viêm gan
Các bệnh viêm gan virus như viêm gan B, C nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ luôn ở thể viêm gan “hoạt động”. Lúc này virus sẽ phá hủy tế bào gan, tạo điều kiện cho các mô, xơ, sẹo phát triển dẫn tới xơ gan. Thậm chí, viêm gan do virus nếu không được điều trị hay không tuân thủ phác đồ của bác sĩ sẽ có nguy cơ cao biến chứng ung thư gan.
2.2. Xơ gan do ký sinh trùng
2.3. Xơ gan do bia rượu
2.4. Xơ gan mật nguyên phát
Xơ gan mật nguyên phát và xơ gan mật thứ phát do sỏi mật làm nghẽn đường mật, xơ gan do viêm gan tự miễn,…
Tắc mật là một trong những yếu tố hàng đầu gây ra hiện tượng ứ mật trong gan. Nếu tắc mật không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời rất dễ dẫn tới xơ gan. Ngoài ra, ứ mật có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: viêm tá tràng, viêm đường dẫn mật, teo ống dẫn mật bẩm sinh,…
2.5. Xơ gan do thuốc
Nếu bạn có tiền sử sử dụng quá nhiều thuốc, lạm dụng thuốc,… trong đó có các thành phần không tốt cho gan cũng có nguy cơ mắc xơ gan.
Bên cạnh đó, xơ gan còn có thể do tắc nghẽn mạch máu kéo dài ở những người suy tim, viêm tắc tĩnh mạch cửa gan hay người có chế độ ăn không hợp lý, thiếu khoa học,… Những người béo phì thừa cân cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan tới xơ gan.
3. Bệnh xơ gan có lây không và lây qua đường nào?
3.1.Bệnh xơ gan có lây không?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý xơ gan. Tuy nhiên xơ gan có lây không lại tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
– Nếu xơ gan do các nguyên nhân: các bệnh lý tim mạch, viêm ruột, rượu, bia, thuốc lá, các chất độc, xơ gan do bẩm sinh,… thì không có khả năng lây nhiễm cho người khác.
– Nếu nguyên nhân dẫn đến xơ gan là các sinh vật: virus, ký sinh trùng thì xơ gan có thể lây và chúng chính là loại tác nhân.
Vì vậy để có thể biết được xơ gan có lây không thì bạn phải tìm hiểu và nắm bắt rõ về nguyên nhân gây nên tình trạng xơ gan của mình. Từ đó có những biện pháp phòng bệnh đối với loại có lây nhiễm. Bên cạnh đó cũng giúp cho việc điều trị nguyên nhân bệnh được hiệu quả hơn.
3.2.Bệnh xơ gan lây qua đường nào
“Xơ gan lây qua đường nào” cũng là thắc mắc của nhiều người bệnh. Những trường hợp biến chứng xơ gan do viêm gan virus B, C thì tỷ lệ lây nhiễm cao và thông qua những con đường sau:
- Lây từ mẹ sang con: Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ mắc bệnh viêm gan B hoặc C thì khả năng con sinh ra cũng mắc bệnh. Lây nhiễm chủ yếu xảy ra trong quá trình chuyển dạ. Khi đó, cơ tử cung cơ thắt dẫn đến các mạch máu nơi bám nhau thai cũng co thắt theo, làm cho máu của người mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con. Lây nhiễm cũng có thể xảy ra khi trẻ được sinh qua ngã âm đạo và tiếp xúc với dịch âm đạo của mẹ. Tuy nhiên, nếu được kiểm soát tốt và có chương trinh phòng chống lây nhiễm virus trong thời kỳ mang thai thì người mẹ vẫn có thể sinh con khỏe mạnh, không nhiễm bệnh. Trong trường hợp người mẹ đang cho con bú, virus viêm gan không lây truyền qua đường sữa mẹ, tuy nhiên, nếu bé cắn vú mẹ bị trầy xước, máu từ vết xước sẽ mang theo mầm bệnh xâm nhập vào bé.
- Lây truyền qua đường tình dục: Virus viêm gan sẽ lây lan qua tiếp xúc với dịch âm đạo hoặc tinh dịch của người bệnh. Khả năng lây nhiễm của virus viêm gan qua đường tình dục cao gấp nhiều lần so với virus HIV. Nếu quan hệ tình dục gây chảy máu hoặc trầy xước, tổn thương niêm mạc thì nguy cơ lây nhiễm càng cao hơn. Do đó, những người quan hệ tình dục không an toàn, nhiều bạn tình… là đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm viêm gan qua con đường này.
- Lây qua đường máu: Khi tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân với họ như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng tay… Con đường lây nhiễm này có thể gặp phải ở những người thân sinh hoạt chung trong một gia đình.
Lưu ý: Xơ gan không lây qua đường hô hấp, ăn uống. Vì vậy không nên cách ly, xa lánh người bệnh. Điều đó sẽ khiến người bệnh mặc cảm, ảnh hưởng xấu đến tâm lý khiến bệnh tiến triển xấu.
4. Cách phòng ngừa bệnh xơ gan hiệu quả
Để phòng bệnh xơ gan hiệu quả, bạn cần chủ động bảo vệ lá gan của mình bằng các cách sau:
– Tiêm phòng vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt cho trẻ em và những người lớn chưa mắc bệnh.
– Không ăn các thức ăn sống. Nên ăn các thức ăn đã nấu chín để không bị nhiễm ký sinh trùng.
– Sử dụng thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn để phòng ngừa nhiễm hóa chất độc hại gây tổn thương gan.
– Nếu mắc viêm gan B hoặc C mạn tính người bệnh cần theo dõi định kỳ 3 – 6 tháng một lần. Việc làm này để phát hiện và điều trị sớm những khi viêm gan tiến triển, hạn chế những biến chứng nặng như xơ gan, ung thư gan.
– Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện và xử trí sớm các bệnh lý dẫn đến viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật…
Ngoài các thực phẩm nên ăn, bạn cũng cần chú ý kiêng một số thứ sau để ngăn ngừa bệnh biến chuyển nặng:
– Rượu: Để phòng ngừa bệnh, việc đầu tiên bạn cần làm đó là tránh xa rượu bia. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan và các bệnh lý về gan.
– Đường: Ăn quá nhiều đường cũng có thể khiến tình trạng gan xấu đi
– Muối: khi gan bị tổn thương nó không thể xử lý được natri trong muối vì vậy các loại thực phẩm này có thể gây sưng phù và tích nước, không tốt cho gan.
Mách bạn: Để phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan cũng như bảo vệ tăng cường chức năng gan, B,sĩ Phan Đăng Bình khuyên bạn nên dùng Funadin.
Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi
Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh).
Công dụng của Funadin
- Khử độc gốc tự do, chống oxy hóa
- Giải độc gan, hạ men gan, phục hồi tế bào gan bị tổn thương, hình thành tế bào gan mới
- Điều trị các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, men gan cao.
- Khử độc gan và hồi phục chức năng gan do thực phẩm bẩn, hóa chất bảo quản, thuốc, mỹ phẩm, ô nhiễm...
- Bảo vệ gan trước tác hại của rượu bia, thuốc lá, chất kích thích...
- Giải độc, mát gan, trị nóng gan, nóng trong, nổi mụn, mẩn ngứa...
- Tăng cường hệ miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ung thư...
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận