Viêm phổi là bệnh hô hấp khá phổ biến ở điều kiện môi trường nước ta. Đặc biệt, trẻ em và người già là các đối tượng dễ dàng mắc bệnh. Viêm phổi là căn bệnh nguy hiểm đang gây áp lực cho sự kiểm soát dịch bệnh của nhiều nước trên thế giới. Vậy bệnh viêm phổi có lây không? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Bệnh viêm phổi có lây không?
Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm nhu mô phổi do virus, vi khuẩn, tụ cầu vàng, Mycoplasma,... gây nên. Chúng tấn công các túi phế nang, ống phế nang, tiểu phế quản tạo nên các chất lỏng hoặc mủ trong phổi. Vậy viêm phổi có lây không? Câu trả lời là có. Bệnh có khả năng lây nhiễm từ người sang người với tỉ lệ rất cao.
Viêm phổi có mức độ bệnh từ viêm nhẹ đến viêm phổi nặng. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn tuổi hay người có bệnh nền hoặc hệ thống miễn dịch kém sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh và bệnh tình dễ chuyển biến xấu nhanh chóng. Thời điểm giao mùa trong năm là điều kiện lý tưởng cho bệnh viêm phổi phát triển.
Phổi là cơ quan quan trọng trong việc điều hòa hô hấp. Khi phổi bị thương tổn, hoạt động hô hấp và sức khỏe của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều trường hợp, viêm phổi quyết định sự sống chết của người bệnh do không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Khi mô phổi bị các loại virus, vi khuẩn xâm nhập sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của phổi. Khi mắc bệnh, hoạt động hô hấp của con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Rất nhiều trường hợp tử vong do không được phát hiện và xử lý kịp thời. Những người có sức đề kháng kém, gồm trẻ em, người già, người có bệnh nền mãn tính như đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), di chứng tai biến mạch máu não phải nằm một chỗ, nhiễm HIV… là những đối tượng rất dễ mắc viêm phổi tiến triển nặng.
2. Các loại viêm phổi có thể lây nhiễm
2.1. Viêm phổi do vi khuẩn
Viêm phổi do vi khuẩn là loại viêm phổi phổ biến nhất trong các loại viêm phổi ở người trưởng thành. Đây là tình trạng bệnh lý do nhiễm khuẩn tại phổi gây ra, khiến các tổ chức tại phổi bị viêm, ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của phổi. Viêm phổi do vi khuẩn có thể từ mức độ nhẹ đến nặng. Ở mức độ nặng, bệnh có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Vi khuẩn phế cầu (Streptococus pneumoniae) là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm phổi. Phế cầu khuẩn chủ yếu cư trú ở vùng hầu họng của người. Ở người khỏe mạnh sẽ không có vấn đề gì xảy ra, nhưng vì lý do nào đó khiến sức khỏe kém đi phế cầu khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào cuống phổi, gây viêm phổi. Viêm phổi chủ yếu thường xảy ra ở 1 thùy. Trường hợp tổn thương nhiều thùy xảy ra khi phế cầu theo dịch viêm lan đến thùy phổi khác theo đường phế quản. Lúc này, tình trạng viêm có thể lan trực tiếp đến màng phổi, màng tim dẫn đến mủ màng phổi, màng ngoài tim.
Triệu chứng của viêm phổi do vi khuẩn thường biểu hiện rất nhanh và rầm rộ, kéo dài trong vòng vài ngày. Các triệu chứng thường gặp như: sốt cao (lên đến 40 độ); ho nhiều có đờm hoặc có thể lẫn chút máu; ớn lạnh rét run; khó thở; ăn không ngon; đau ngực; đổ mồ hôi; thở nhanh. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng lơ mơ, tím môi, tím đầu chi.
Để chẩn đoán tình trạng viêm phổi do vi khuẩn, bác sĩ thường dựa vào thăm khám lâm sàng, khai thác bệnh sử, đo độ bão hòa oxy máu, chụp X quang ngực, xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm… Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định chụp cắt lớp.
2.2. Viêm phổi do virus
Sau viêm phổi do vi khuẩn, viêm phổi do virus là loại viêm phổi thường gặp thứ hai. Khi đó, virus khiến các tổ chức tại phổi bị viêm, ảnh hưởng đến hoạt động chức năng phổi . Viêm phổi do virus cũng phân làm nhiều mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng đe dọa tính mạng của người bệnh. Viêm phổi do virus khó điều trị bởi kháng sinh do thuốc không có tác dụng với các chủng virus.
Một số chủng virus phổ biến dẫn đến viêm phổi do virus bao gồm:
• Ở người trưởng thành, Influenza tuýp A và influenza túyp B (virus cúm) là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi do virus
• Virus hợp bào đường hô hấp (RSV) là nguyên nhân thường gặp gây bệnh viêm phổi do virus ở trẻ em
• Các loại virus khác như SARS-CoV-2, Rhinovirus, Parainfluenza virus, và Adenovirus.
Một số loại virus khác mặc dù có nguy cơ dẫn đến viêm phổi nhưng rất thấp, gồm: virus gây bệnh sởi, thủy đậu, herpes simplex…
Triệu chứng của viêm phổi do virus nhìn chung không có quá nhiều khác biệt với viêm phổi do vi khuẩn. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: ho khan, sốt, ớn lạnh, rét run, khó thở, thở nhanh, đau ngực.
Chẩn đoán viêm phổi do virus, bác sĩ thường dựa vào thăm khám lâm sàng, xét nghiệm máu và chụp X quang ngực.
3. Các loại viêm phổi không lây nhiễm
3.1. Viêm phổi do nấm
Nấm là một tác nhân gây viêm phổi ít phổ biến. Một người trưởng thành khỏe mạnh, nguy cơ mắc viêm phổi do nấm là rất thấp; ngược lại nếu suy giảm miễn dịch vì bất kỳ lý do nào, nguy cơ mắc viêm phổi do nấm sẽ cao hơn.
Người suy giảm miễn dịch gồm: các bệnh nhân sau ghép tạng, bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế miễn dịch , hóa trị liệu điều trị ung thư, bệnh nhân đang điều trị bệnh tự miễn, bệnh nhân HIV.
Viêm phổi do nấm thường xảy ra khi người bệnh hít phải các bào tử của nấm. Do đó, một số nghề nghiệp có nguy cơ cao mắc viêm phổi do nấm bao gồm: nông dân, người làm vườn, người tạo cảnh quan,… Các triệu chứng của viêm phổi do nấm cũng tương tự như triệu chứng của viêm phổi do các nguyên nhân khác.
3.2. Viêm phổi do hóa chất
Viêm phổi do hóa chất là một loại viêm phổi đặc thù và ít gặp. Một số loại hóa chất ở dạng hơi, dạng lỏng hoặc phân tử rắn có thể gây viêm phổi. Bên cạnh gây ra những tổn thương ở phổi, các hóa chất còn có thể gây hại cho nhiều cơ quan khác.
Nếu thường xuyên tiếp xúc với hóa chất mà không có dụng cụ bảo hộ có thể gây kích ứng da. Tùy hóa chất sẽ dẫn đến tình trạng kích ứng nhiều hay ít. Trường hợp nhẹ có thể gây thô ráp, nổi mẩn; trường hợp nặng có thể gây viêm da. Mặt khác, theo các chuyên gia sức khỏe, hóa chất còn giảm chức năng đào thải chất độc của gan, dẫn đến các bệnh như viêm gan, xơ gan, chóng mặt, buồn nôn, vàng da; thường xuyên tiếp xúc hóa chất còn phá hủy nồng độ nước, đường, axit trong máu.
Bệnh ung thư do thường xuyên hít phải hóa chất độc hại cũng là một vấn đề rất thường gặp. Khi hóa chất đi vào cơ thể sẽ gây nên những biến đổi về cấu trúc tế bào, làm giảm khả năng miễn dịch và dần hình thành các khối u. Lâu ngày việc này sẽ dẫn đến biến chứng thành bệnh ung thư. Không chỉ dừng lại ở đó, hóa chất còn có thể ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Phụ nữ mang thai nếu thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, thai nhi có thể bị đột biến gen, dị thai, sẩy thai, sinh non, hay con sinh ra chậm phát triển,…
Các triệu chứng của bệnh viêm phổi do hóa chất nhìn chung rất khác nhau, tùy thuộc vào loại hóa chất đã phơi nhiễm. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể của người bệnh.
4. Bệnh viêm phổi lây qua đường nào?
Hầu hết các trường hợp viêm phổi thông thường trong cộng đồng là do nhiễm trùng vi khuẩn và virus. Chúng có thể lây lan trực tiếp từ người sang người qua các giọt bắn nhỏ từ đường hô hấp khi người bệnh viêm phổi ho hay hắt hơi mà không che chắn. Ngoài ra, bệnh viêm phổi cũng có thể lây lan gián tiếp khi:
• Dùng chung đồ dùng cá nhân như cốc, đũa, muỗng,…với người bệnh.
• Tiếp xúc với vật dụng mang tác nhân gây bệnh, thường là đồ mà người viêm phổi đã sử dụng chẳng hạn như nắm tay cửa, chuột máy tính… sau đó lại đưa tay lên miệng hoặc mũi.
Do đó, không chỉ có khả năng lây lan, viêm phổi còn là một trong các nhiễm trùng hô hấp lây nhiễm dễ dàng và nhanh chóng nhất.
Với trường hợp viêm phổi do vi khuẩn, khả năng lây lan vẫn còn cho đến khoảng ngày thứ hai sau khi điều trị bằng kháng sinh và người bệnh đã cắt sốt. Còn viêm phổi do virus sẽ tiếp tục lây cho đến khi người bệnh đã hết sốt vài ngày và cảm thấy khỏe hơn.
5. Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm phổi
Viêm phổi là bệnh nguy hiểm và có khả năng lây lan cao trong cộng đồng. Do đó, ta cần có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả:
• Tiêm vaccine phế cầu Synflorix là phương pháp hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. Tiêm vaccine cúm mỗi năm cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa viêm phổi.
• Giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt vùng răng miệng mỗi ngày sẽ tránh được nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau.
• Hạn chế tiếp xúc đồ dùng chung, người lạ ở nơi công cộng.
• Không tiếp xúc, dùng đồ của người đã nhiễm viêm phổi. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh, cần cách ly cho đến khi hết bệnh hoàn toàn.
• Hạn chế các chất kích thích, hít khói bụi xe, hóa chất,...
• Có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng kết hợp luyện tập thể dục, thể thao đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh, có được sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt.
• Thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch để loại bỏ mầm mống gây bệnh như nấm mốc, virus, vi khuẩn,... sinh sôi và phát triển.
• Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần và thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh viêm phổi.
Căn bệnh viêm phổi rất nguy hiểm và có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trên đây đã giải đáp thắc mắc bệnh viêm phổi có lây không và mách nhỏ cho bạn vài phương pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm phổi hiệu quả. Mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe của bản thân nhé!
Giới thiệu đến bạn : BL Care Max Tăng cường sức khỏe & bảo vệ phổi toàn diện
BLCare Max là gì?
BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...
BLCare Max là gì?
BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...
BLCare Max có tác dụng gì ?
- Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ gốc tự do cơ thể
- Phòng chống giảm nguy cơ ung thư phổi, giúp bảo vệ phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...
- Giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở, giúp hô hấp dễ dàng hơn
- Hỗ trợ giải độc phổi do ô nhiễm không khí, bụi, khói các hóa chất độc hại từ môi trường..
- Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ gốc tự do cơ thể
- Phòng chống giảm nguy cơ ung thư phổi, giúp bảo vệ phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...
- Giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở, giúp hô hấp dễ dàng hơn
- Hỗ trợ giải độc phổi do ô nhiễm không khí, bụi, khói các hóa chất độc hại từ môi trường..
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận