Bệnh viêm gan nào lây qua đường ăn uống?

Viêm gan là căn bệnh thường gặp hiện nay. Vậy viêm gan nào lây qua đường ăn uống là câu hỏi của nhiều người. Bệnh gan lây qua những đường nào còn tùy thuộc vào từng loại virus gây bệnh. Thực tế có có 6 loại virus gây bệnh gan là virus viêm gan A, B, C, D, E và G. Trong 6 loại virus đó, nguy hiểm và thường được biết đến nhiều nhất là bệnh viêm gan B và C. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người kia bằng những cách khác nhau do từng loại virus khác nhau gây ra. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Bệnh viêm gan nào lây qua đường ăn uống

* Bệnh viêm gan nào lây qua đường ăn uống?

Chúng ta cùng đi tìm hiểu về các con đường lây truyền của bệnh viêm gan:

+ Viêm gan A: Bệnh viêm gan A chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, ít khi lây qua đường máu vì có rất ít virus viêm gan A tồn tại trong máu. Khi một người khỏe mạnh thường xuyên ăn phải những thực phẩm bẩn, uống nước không vệ sinh, hoặc ăn chung thức ăn, sử dụng chung đồ dùng cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) hay tiếp xúc với những đồ vật bị nhiễm phân của người bệnh rất dễ bị lây nhiễm virus viêm gan A.

+ Viêm gan B, C: Bệnh viêm gan B và C có chung đường lây nhiễm bệnh. Không giống như viêm gan A, cả hai bệnh viêm gan B và viêm gan C không lây truyền qua đường tiêu hóa mà bệnh lây nhiễm theo 3 đường: đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Trong đó, nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B, C chủ yếu theo đường máu, khi người lành tiếp xúc với máu của người nhiễm virus viêm gan B hoặc C như dùng chung kim tim, dùng chung các vật dụng cá nhân dễ gây trầy xước (dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kềm cắt móng…) hay xăm hình, bấm lỗ tai, châm cứu, thủ thuật nha khoa… mà các dụng cụ hành nghề không được xử lý vô trùng.

+ Viêm gan D: Các con đường lây nhiễm của virus viêm gan D cũng giống như viêm gan B và C. Đường lây truyền qua hoạt động tình dục và mẹ truyền sang con có tỉ lệ khá thấp, bệnh chủ yếu lây qua đường máu. Tuy nhiên, viêm gan D chỉ lây lan với những ai chưa có kháng thể kháng virus viêm gan B. Những người đã chích ngừa viêm gan B hoặc có khả năng miễn nhiễm sẽ không bị nhiễm viêm gan siêu vi D nữa.

+ Viêm gan E: Giống như bệnh viêm gan A, bệnh viêm gan E lây từ người này sang người kia qua thức ăn và nước uống nhiễm virus. Ở những nước chậm phát triển, nơi mà phân người vẫn được dùng trong việc canh nông và hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh, bệnh lan truyền dễ dàng hơn do nước uống và thực phẩm bị ô nhiễm.

+ Viêm gan G: Bệnh viêm gan G chủ yếu lây qua đường máu giống như viêm gan B và C. Tuy nhiên, ở nước ta hiện tại chưa có điều kiện chẩn đoán loại virus này. Một khi đã biết được các con đường lây nhiễm của bệnh gan thì tự mỗi người cần có những cách bảo vệ và hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả. Hãy chú ý đến sức khỏe, ăn chín, uống sôi, sinh hoạt tình dục an toàn… để có thể hỗ trợ phòng tránh bệnh.

Vậy qua các con đường lây truyền bệnh trên thì ta có thể thấy được viêm gan A và viên gan E có thể lây truyền qua đường ăn uống. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về căn bệnh viêm gan A và E.

* Viêm gan A

+ Bệnh viêm gan A là gì?

Bệnh viêm gan A được biết là tình trạng viêm gan lây nhiễm ở mức độ cao, bệnh do một loại virus viêm gan A gây ra. Đây là loại virus có khả năng gây viêm và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của gan. Những đối tượng mắc bệnh viêm A sẽ hồi phục trong thời gian từ 2 - 6 tháng sau khi áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, bệnh gây ra bất kỳ vấn đề gì liên quan đến tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt bệnh sẽ gây nên chứng suy tim.

+ Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gan A

Theo các bác sĩ chuyên khoa và các giảng viên Khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn cho hay về những triệu chứng cơ bản nhận biết bệnh viêm gan A trong những tháng đầu tiên cụ thể như sau:

- Da bị vàng bất thường.

- Đi đại tiện phân có màu.

- Bị vàng tròng trắng mắt.

- Nước tiểu có màu sẫm bất thường.

- Bị ngứa ngáy toàn thân.

Bên cạnh đó, khi mắc bệnh lý này người bệnh sẽ có nguy cơ kèm theo một số dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe như:

+ Cơ thể bị mệt mỏi.

+ Cảm giác biêng ăn.

+ Buồn nôn/ ói mửa.

+ Cơ thể bị sốt nhẹ.

+ Bị đau bụng dưới.

Tốt nhất khi gặp một trong những triệu chứng trên mọi người nên nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được các bác sĩ thăm khám. Khi phát hiện bản thân mắc bệnh hãy trao đổi kỹ với các bác sĩ về liều dùng cũng như cách dùng thuốc an toàn để sớm điều trị bệnh dứt điểm, không để lại những biến chứng về sau.

Bệnh viêm gan nào lây qua đường ăn uống

Trong trường hợp tiếp xúc với những người mắc bệnh virus viêm gan A khi đó hãy nhanh chóng đi tiêm vắc-xin hay áp dụng những phương pháp phòng ngừa bệnh trong thời gian 2 tuần nhằm tránh mắc bệnh. Theo đó, mọi người nên đến bệnh viện hay Trung tâm Y tế để tiêm phòng viêm gan A nếu:

- Cơ quan làm việc của các bạn đang có thông báo về dịch viêm gan A lan truyền.

- Những đối tượng du lịch đến những khu vực Nam Mỹ, Mexico, trung tâm nước Mỹ hay những nước có chất lượng vệ sinh kém.

- Có quan hệ với những người mắc bệnh viêm gan A.

- Bạn đang sống hay chăm sóc những người mắc bệnh viêm gan A.

+ Nguyên nhân mắc bệnh viêm gan A

Bệnh viêm gan A lây chủ yếu qua virus viêm gan A. Bên cạnh đó, những đường lây bệnh chính chủ yếu gồm có:

Ăn những thức ăn được chế biến những người mắc bệnh viêm gan A khi không được vệ tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.

Ăn những thực phẩm như sò, ốc ở những vùng có nguồn nước ô nhiễm.

Sử dụng nguồn nước ô nhiễm để dùng.

Tiếp xúc, nói chuyện với những người mắc bệnh viêm gan A.

Quan hệ tình dục không an toàn đối với những đối tượng mắc bệnh.

Ngoài ra những triệu chứng hay dấu hiệu mắc bệnh không được đề cập rõ tại dây. Khi có bất cứ thắc mắc gì mọi người hãy trao đổi trực tiếp với các bác sĩ để được hiểu rõ hơn, đồng thời tham khảo về phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

+ Những đối tượng mắc bệnh viêm gan A cao

Những người mắc bệnh viêm gan A thường là những người chung sống hay khi có quan hệ tình dục không an toàn đối với người bệnh, du lịch đến những đất nước lây lan căn bệnh, quan hệ tình dục đồng giới,... Theo đó, mọi người có thể hạn chế được khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu những yếu tố nguy cơ. Ngoài ra, mọi người hãy tham khảo thêm những ý kiến của các bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan A ở mức độ cao đáng phải kể đến như:

Đối tượng HIV dương tính;

Đi tham quan du lịch/ làm việc ở những vùng miền núi có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan A ở mức độ cao.

Những đối tượng tham gia vào quá trình chăm sóc trẻ hay làm việc tại những trung tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh ở mức độ cao.

Bị rối loạn đông máu di truyền

Trường hợp tiếp xúc thông qua đường miệng/ hậu môn của những người mắc nhiễm virus viêm gan A.

Tuy nhiên, khi bản thân không mắc phải những dấu hiệu trên sẽ chứng tỏ bản thân mình không mắc bệnh. Tốt nhất mọi người hãy thăm khám sức khỏe định kỳ, khi phát hiện bệnh hãy trao đổi với các bác sĩ về phương pháp điều trị phù hợp.

* Viêm gan E

Khác với bệnh viêm gan A, khi đa số bệnh nhân, nhất là các thiếu nhi, sau khi tiếp xúc với vi khuẩn sẽ bị lây bệnh, vi khuẩn viêm gan E chỉ gây ra bệnh tật trong một thiểu số rất ít từ 1 đến 10%. Tuy nhiên, một khi bị nhiễm trùng, bệnh có thể trở nên ác tính, với khoảng 0.5% đến 4% bệnh nhân viêm gan E sẽ thiệt mạng vì căn bệnh này. Lứa tuổi dễ bị lây bệnh nhất là từ 15 đến 40 tuổi. Nguy hiểm hơn hết khi bệnh nhân đang mang thai, nhất là vào 3 tháng cuối cùng. Trong những trường hợp này, hơn 20% các bào thai có thể sẽ bị chết trong bụng người mẹ hoặc ngay sau khi ra đời. Và như thế, vi khuẩn viêm gan E, ngày nay, đã được xem là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra dịch viêm gan lây qua đường tiêu hóa.

+ Ai có thể bị bệnh viêm gan E?

Vì đây là bệnh truyền nhiễm nên chúng ta ai cũng có thể bị. Tương tự như bệnh viêm gan A, bệnh lây từ người này qua người kia qua thức ăn và nước uống ô nhiễm bởi vi khuẩn viêm gan E. Bệnh dễ lây nhất qua đường từ phân đến miệng (fecal-oral route). Vì thế, tại các nước chậm tiến khi phân người vẫn được dùng trong việc canh nông, bệnh đã và đang lan tràn một cách dễ dàng và nhanh chóng.  Hơn nữa khi hệ thống cầu cống tại các nước này chưa được toàn hảo, nước uống có thể bị ô nhiễm một cách dễ dàng vào mỗi mùa bão lụt.

May mắn thay, như viết ở trên, nếu so với bệnh viêm gan A, bệnh viêm gan E khó lây hơn nhiều. Thông thường từ 50% đến 75% thân nhân sống chung với bệnh nhân viêm gan A cấp tính sẽ bị lây bệnh trong một thời gian ngắn. Ðối với bệnh viêm gan E, chỉ một số người rất ít, khoảng 0.7% đến 2.2%, mới có thể bị lây bệnh khi chung sống với bệnh nhân viêm gan E mà thôi. Người ta cho rằng vi khuẩn viêm gan E không được "cứng cáp" cho lắm, nên dễ bị tiêu hủy bởi thiên nhiên. Hơn nữa, để lây bệnh viêm gan E, bệnh nhân cần phải nuốt một số vi khuẩn viêm gan E nhiều hơn nếu so với trường hợp của bệnh viêm gan A. Bệnh đôi khi lây qua máu và rất hiếm khi qua vấn đề sinh lý.

Bệnh viêm gan nào lây qua đường ăn uống

+ Triệu chứng của bệnh viêm gan E

Thông thường triệu chứng của bệnh viêm gan E chỉ rất nhẹ và nhất thời, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần lễ. Bệnh không gây ra những hậu quả lâu dài, như trong trường hợp của bệnh viêm gan B, D và C. Tuy nhiên bệnh có thể trở nên ác tính và nguy hiểm, nhất là khi bệnh nhân đang mang thai. Tại tỉnh Trinh Giang trong mùa dịch vào những năm 1986 đến 1988, khoảng 1.5% phụ nữ đang có thai trong ba tháng đầu đã từ trần vì căn bệnh này. Con số này tăng lên 8.5% cho phụ nữ có thai vào tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, và 21% cho phụ nữ có thai vào 3 tháng cuối. Ðiều này có nghĩa là cứ 1 trong 5 phụ nữ đang có thai vào những tháng cuối cùng, nếu bị lây bệnh viêm gan E, có thể sẽ thiệt mạng vì căn bệnh này.

Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 15 đến 60 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn. Thông thường bệnh nhân bắt đầu bị hâm hấp nóng cũng như mệt mỏi, đau nhức toàn thân như khi bị cảm cúm. Sau đó, da và mắt trở nên vàng. Nước tiểu trở nên đậm mầu. Phân có mầu nhạt như đất sét. Bụng đau lâm râm, khó chịu, buồn nôn và ói mửa. Một số ít bệnh nhân bị tiêu chảy, nổi mề đay và đau khớp xương. Khi thử năng chất của gan ALT và AST tăng cao, thường cùng lúc với vàng da. Tình trạng này kéo dài từ 1 đến 6 tuần. Từ lúc da và mắt trở nên vàng (jaundice), vi khuẩn viêm gan E có thể được tìm thấy trong phân của bệnh nhân. Nếu hoàn cảnh vệ sinh không được toàn hảo, một số vi khuẩn này có thể ô nhiễm nước uống, và vì thế sẽ lây cho người chung quanh. Cũng như bệnh viêm gan A, đa số bệnh nhân không cần chữa, bệnh tự nhiên từ từ giảm dần và biến mất. Chỉ trong một số trường hợp hiếm hoi hơn, gan bị tàn phá một cách rất nhanh chóng và bệnh nhân có thể lìa trần nếu không được ghép gan.

+ Cách ðịnh bệnh viêm gan E

Thử máu vẫn là phương pháp độc nhất để định bệnh viêm gan E. Tuy nhiên, vì đây là một căn bệnh tương đối mới, nên nhiều người không nghĩ đến. Trong lúc bệnh đang hoành hành, kháng thể HEV-IgM có thể sẽ tăng cao. Như đã trình bầy trong bài bệnh viêm gan B, kháng thể IgM tượng trưng cho bệnh viêm gan cấp tính vừa mới bị lây. IgG là kháng thể khi cơ thể đã tiếp xúc với vi khuẩn trong quá khứ xa xôi. Người có kháng thể HEV-IgG sẽ được miễn nhiễm và không sợ bị lây bệnh viêm gan E nữa. Tuy nhiên vì các bạch huyết cầu có khuynh hướng "chóng quên", nên sau một thời gian từ 5 đến 10 năm, kháng thể HEV-IgG sẽ từ từ giảm dần và không còn "đủ sức" bảo vệ cơ thể trước sự xâm lấn của vi khuẩn viêm gan E nữa.

Tiếc thay, thử kháng thể HEV-IgM là một phương pháp thử máu cầu kỳ, nên ngay cả trên Hoa Kỳ, chỉ một số phòng thử máu đặc biệt mới trang hoàn đầy đủ máy móc để chạy những cuộc thử máu kể trên. Vì thế, một số lớn bệnh nhân viêm gan E cấp tính thường bị hiểu lầm là đã bị viêm gan cấp tính một cách "khó hiểu" và "không nguyên cớ".  Sau đây là lược đồ chỉ số kháng thể và kháng nguyên được tìm thấy trong máu, trong phân cũng như trong tế bào gan, sau khi vi khuẩn viêm gan E xâm nhập vào cơ thể chúng ta.

Hoạ đồ này cho thấy, vi khuẩn viêm gan E vẫn tiếp tục xuất hiện trong phân 3 đến 8 tuần lễ sau khi triệu chứng của bệnh viêm gan E cấp tính bộc phát. Vì thế, bệnh vẫn tiếp tục lây cho người khác một đến 2 tháng sau khi gan bị viêm cấp tính. Một khi lành bệnh, cơ thể chúng ta sẽ có kháng thể chống lại vi khuẩn viêm gan E trong một thời gian lâu dài. Hóa chất ALT tăng cao đánh dấu viêm gan cấp tính.

+ Phòng bệnh viêm gan E

Cho tới nay, người ta vẫn chưa khám phá ra thuốc chích ngừa bệnh viêm gan E. Vì thế, vấn đề vệ sinh thành phố, nhất là khả năng cung cấp một nguồn nước uống trong sạch, cũng như cải thiện cầu cống và hệ thống canh nông (không dùng phân người trong việc trồng trọt) là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự bành trướng của căn bệnh đáng ngại này.

Tại một số thôn quê Việt Nam, nhà vệ sinh và phòng tắm cũng như nguồn nước uống "hòa đồng" với nhau một cách rất "thiên nhiên". Vì thế cả hai bệnh viêm gan A và viêm gan E cũng như một số bệnh sán lải vẫn tiếp lan tràn khắp nơi. Khi du lịch về những vùng nhiệt đới, quý vị chỉ nên uống nước đóng trong chai hoặc lon để lạnh. Tránh uống với đá lạnh làm từ những vòi nước chưa được khử trùng. Tránh ăn các loại sò hến, tôm cua không được nấu kỹ, các loại rau sống cũng như trái cây không bóc vỏ. Thông thường, quý vị chỉ cần đun sôi thức ăn, nước uống trong vòng một phút là có thể tiêu hủy vi khuẩn viêm gan E một cách dễ dàng. Hy vọng trong một tương lai gần đây, người ta sẽ khám phá ra thuốc chích ngừa viêm gan E.

* Sản phẩm nào giúp dự phòng tốt các bệnh lý viêm gan

Đặc biệt, xu hướng mới hiện nay là sử dụng các tinh chất quý từ thiên nhiên để giúp chăm sóc, bảo vệ gan, tăng cường sức đề kháng và khả năng chống độc cho gan, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan cho virus. Bằng công nghệ tiên tiến các nhà khoa học của hãng Captek Sofgel đã cho ra đời sản phẩm Funadin:

 

Funadin – Giải độc gan – Thanh lọc thận – Thông khí phổi

funadin

Funadin hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị men gan cao, gan nhiễm mỡ
- Người bị viêm gan cấp, mãm tính
- Người bị viêm gan siêu virus A, B, C,…
- Người bị suy gan, xơ gan.

Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)…

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Funadin tăng cường chức năng gan giúp điều trị men gan cao, gan nhiễm mỡ

VIDEO CÔNG DỤNG FUNADIN

Viết bình luận