Viêm gan B là căn bệnh cực kì nguy hiểm. Vậy bệnh viêm gan b nên ăn gì tốt cho sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Khi virus viêm gan B hoạt động thì cũng là lúc bệnh viêm gan B mạn tính đã biến chứng thành xơ gan, ung thư gan là những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người. Vậy biết cách ăn uống để quá trình điều trị bệnh được nhanh hơn và khống chế không để bệnh viêm gan b mạnh lên là việc mà nhiều người nên tìm hiểu. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem người bệnh viêm gan b nên ăn gì.
Bệnh viêm gan b nên ăn gì tốt cho sức khỏe
* Bệnh viêm gan b là gì?
Viêm gan B là một dạng bệnh lý về gan do virus viêm gan B gây ra. Loại virus này tên khoa học là Hepatitis B Virus( HBV), có khả năng truyền nhiễm theo đường máu, từ mẹ sang con và qua đường tình dục. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới gan, gây thiệt hại nặng nề cho gan. Hơn 90% số người bệnh có diễn biến cấp tính và có thể khỏi hoàn toàn, gần 10% chuyển sang viêm gan B mãn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan.
* Bệnh viêm gan b nên ăn gì
+ Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ được ví như cây chổi làm nhiệm vụ dọn dẹp sạch sẽ đường tiêu hóa. Đối với người viêm gan B, chất xơ vô cùng cần thiết bởi khi chức năng lọc máu của gan hoạt động không tốt, cần có sự hỗ trợ từ quá trình tiêu hóa để giảm tải cho gan. Chất xơ xuất hiện ở những thực phẩm có nguồn gốc thực vật và được chia làm hai loại: chất xơ tan trong nước và chất xơ không tan trong nước. Chất xơ tan trong nước được tìm thấy ở các loại đậu, rau, trái cây… giúp giảm cholesterol, điều hòa đường trong máu. Chất xơ không tan trong nước có trong ngũ cốc nguyên hạt, cám lúa mì… làm đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, tránh việc chướng bụng, khó tiêu cho người bệnh viêm gan B.
+ Ăn đủ chất đạm (protein) và chất béo: Nhiều người có quan điểm rằng khi mắc viêm gan B thì không được ăn thịt và dầu mỡ. Tuy nhiên cơ thể con người vẫn cần hấp thụ những thực phẩm này cho quá trình tạo, dự trữ năng lượng và chuyển hóa các chất. Do đó, điều quan trọng là ăn bao nhiêu là đủ và ăn loại nào thì thích hợp để các chất này được tiêu thụ vào cơ thể hiệu quả nhất. Đối với chất đạm, bệnh nhân viêm gan B được khuyên nên sử dụng đạm ít béo nhưng có hàm lượng dinh dưỡng cao như thịt trắng (gà, thịt heo, cá…), sữa tách béo, đậu nành… Đặc biệt hãy nói không với nội tạng động vật. Lượng đạm nạp cần thiết cho cơ thể trong một ngày vào khoảng 50 – 70gr, nhưng nếu tình trạng bệnh xấu đi thì cần giảm lượng đạm xuống còn 40gr/ngày và ưu tiên đạm có nguồn gốc thực vật. Đối với dầu mỡ, lượng cần thiết trong một ngày là 15gr. Bạn nên lựa chọn dầu chiết xuất từ thực vật như dầu vừng, dầu đậu nành.
+ Bổ sung vitamin và khoáng chất qua thực phẩm: Khi bị virus viêm gan B tấn công, cơ thể người bệnh sẽ giảm khả năng đề kháng. Nguyên nhân là do chức năng tổng hợp chất béo của gan để hòa tan các vitamin bị ảnh hưởng, đặc biệt là vitamin A, D và E. Sự thiếu hụt của các vitamin làm cơ thể bị suy yếu. Chính vì vậy, bạn cần quan tâm đến việc bổ sung vitamin qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Những thực phẩm giàu vitamin và dễ hấp thụ đối với người viêm gan B bao gồm:
- Trái cây tươi: cam, quýt, dừa, đu đủ, cà rốt, cà chua… là nguồn cung cấp dồi dào A và C để tăng khả năng thải độc và đề kháng cho cơ thể.
- Sữa: chỉ cần 0,5L sữa là đủ cung cấp lượng vitamin D cho cả ngày, có thể sử dụng thêm các sản phẩm từ sữa khác như phô mai, sữa chua.
- Rau xanh: đặc biệt là các rau có màu xanh sẫm như xúp lơ xanh, cải bó xôi, rau ngót, rau muống, măng tây…
+ Ngoài ra bệnh viêm gan b cũng nên uống đủ nước: Uống đủ nước là một điều vô cùng quan trọng với người bệnh viêm gan B. Khi gan bị tổn thương, quá trình đào thải độc tố sẽ bị suy giảm. Vì vậy, người bệnh viêm gan cần được cung cấp đầy đủ lượng nước (từ 1,5L đến 2L mỗi ngày) để giảm gánh gặng cho gan. Trong quá trình hồi phục gan, bệnh nhân có thể kết hợp uống thêm các loại nước có lợi cho gan như cà gai leo, giảo cổ lam, atisô, râu bắp, nhân trần… Những loại nước uống xuất phát từ thảo mộc này rất phổ biến, giá thành không quá đắt và việc sơ chế cũng không phức tạp. Tác dụng chủ yếu của các loại cây này là làm mát và thải độc gan, góp phần vào việc hạ men gan, ức chế virus viên gan B.
* Bệnh viêm gan b nên kiêng gì?
+ Kiêng ăn uống tùm lum: Nếu bị viêm gan, bạn cần phải ăn uống đúng giờ. Tuyệt đối không được ăn uống tùm lum, thích lúc nào ăn lúc đó. Bởi vì khi ấy gan sẽ không hoạt động tốt, tăng sức ép cho gan. Nhất là không để cơ thể bị đói vì khi bị đói gan sẽ phải lấy các glucogen dự trữ để tiêu hao cho hoạt động của cơ thể. Điều này khiến gan trở nên mệt mỏi hơn.
+ Kiêng ăn 2 bữa trong ngày: Ngoài phải cố gắng ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng, không nên quá kiêng cữ để duy trì sức khỏe, giúp phục hồi tốt chức năng gan tốt, người bị viêm gan phải chia nhỏ bữa ăn làm nhiều bữa trong ngày nhằm giảm áp lực tiết mật cùng một lúc trong thời gian dài cho gan.
+ Kiêng ăn ngoài hàng quán bên ngoài: Khi bị viêm gan B cũng đồng nghĩa với việc bạn phải kiêng rượu bia, thuốc lá, các chất phụ gia độc hại hay phẩm màu tổng hợp, các chất bảo quản thực phẩm. Do đó, để tránh được điều này, bạn nên tạo thói quen ăn uống tại nhà, tự nấu ăn, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn bày bán sẵn. Không uống rượu bia, đồ uống có cồn, hút thuốc lá,…
+ Kiêng ăn các món nướng, chiên, xào: Dù có thích những món chiên xào nướng bạn cũng phải cực hạn chế ăn. Tuyệt đối không ăn nội tạng động vật vì khiến cơ thể nạp quá nhiều lượng đạm. Chúng cũng khiến lá gan đang bị bệnh phải làm việc vất vả hơn, nó sẽ làm cho gan càng trở nên mệt mỏi, suy yếu hơn. Chỉ nên ăn các món ăn luộc, hấp. Ăn thật nhiều rau xanh và hoa quả tươi giúp tăng cường vitamin cho cơ thể.
+ Cấm lười vận động: Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống thuốc thực phẩm chức năng điều trị viêm gan B, bạn nên tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần, luyện tập thể dục thể thao như: đi bộ, dưỡng sinh, yoga… việc điều trị bệnh sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.
* Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan b
+ Virus: Ngày nay, y học đã phát hiện được tám loại virus viêm gan gồm virus viêm gan A,B,C,D,E,G và các siêu vi khác như CMV, EBV. Trong đó, hai loại virus viêm gan B và viêm gan C là loại phổ biến ở các nước Châu Á và Việt Nam là nước có tỉ lệ người mắc bệnh viêm gan cao nhất, theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỉ lệ người nhiễm viêm gan B tại Việt Nam đang chiếm 10 -20% tổng dân số.
+ Rượu bia: Mức độ tiêu thụ bia tại Việt Nam đang trong tình trạng báo động, chỉ tính riêng năm 2016, cả nước tiêu thụ trung bình của mỗi người là 27,4 lít, gấp bốn lần mức trung bình toàn cầu. Ở các khoa gan mật đa số bệnh nhân nhập viện do rượu bia và số lượng có chiều hướng gia tăng rất cao. Thực tế cho thấy bia rượu là nguyên nhân thứ hai đứng sau viêm gan do virus.
+ Vi khuẩn, ký sinh trùng: Nhiều loại sinh vật đơn bào như amip có thể gây ra các bệnh amip gan. Bệnh nhân thường sốt cao kèm theo buồn nôn, đau nhiều ở hạ sườn phải, gan thường sưng to và bị suy giảm các chức năng chống và thải độc. Ngoài ra các thói quen ăn đồ sống, rau sống, thịt tái của người Việt Nam cũng tạo điều kiện cho các ký sinh trùng như giun, sán, sán chó, sán lá gan và các loại xoắn khuẩn gây nên những bệnh gan nguy hiểm và khó điều trị.
+ Thuốc uống: Hầu hết các thuốc dù được dùng bằng đường ống, đường tiêm, xịt hít qua mũi hay dán trên da đều được chuyển hóa. Ngoài những người có cơ địa dị ứng khi dùng thuốc có thể gây viêm gan thì tình trạng viêm gan do thuốc là do sử dụng quá liều lượng hoặc sử dụng kéo dài và không có sự chỉ định của bác sỹ. Lạm dụng paracetamol cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan phổ biến. Bên cạnh đó các thuốc hạ mỡ máu, trị đái tháo đường, huyết áp cũng gây ảnh hưởng cho gan. Nhiều người tìm đến các loại thuốc bổ gan, mát gan, giải độc gan với hi vọng hồi phục chức năng gan không rõ nguồn gốc cũng có thể làm hại gan do gan vốn dĩ đã yếu lại phải gánh thêm nhiều loại thuốc làm cho gan bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
+ Hóa chất: Các hóa chất trong vật dụng sinh hoạt, rượu bia, thuốc, ô nhiễm môi trường và các loại thực phẩm bẩn cũng góp phần làm cho các trường hợp viêm gan xảy ra nhiều trong đó thực phẩm bẩn tràn lan các chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản, phẩm màu công nghiệp, chất cấm trong chăn nuôi khiến gan phải làm việc liên tục và thực hiện vai trò khử độc càng gây tổn thương tế bào gan nhiều hơn, gan sẽ sớm suy yếu và hư hại.
+ Do thực phẩm đóng hộp: Thực phẩm này thường được nhiều người lựa chọn bởi tính tiện dung của nó nhất là đối với những người bận rộn với công việc. Nhưng đừng quên chúng chứa rất nhiều chất bảo quản thực phẩm, những chất này tích tụ một thời gian sẽ làm giảm hoạt động của gan và thận. Vì vậy, bạn nên hạn chế dùng các loại thực phẩm không tốt gây bệnh cho gan.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh viêm gan b nên ăn gì và kiêng gì. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Funadin – Giải độc gan - Thanh lọc thận - Thông khí phổi
Funadin hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị men gan cao, gan nhiễm mỡ
- Người bị viêm gan cấp, mãm tính
- Người bị viêm gan siêu virus A, B, C,…
- Người bị suy gan, xơ gan.
Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)…
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Funadin tăng cường chức năng gan giúp điều trị men gan cao, gan nhiễm mỡ
Sản phẩm Funadin được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 02120/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Cam kết hoàn tiền lại 100% nếu sản phẩm chất lượng kém.
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận