Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan do virus HBV gây ra. Bệnh có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. Viêm gan B được ví là “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi gan bị tổn thương nặng sau một thời gian dài mắc bệnh. Vậy viêm gan B lây qua đường nào? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!


 

1. Dấu hiệu nhận biết một người đã mắc viêm gan B


Virus HBV là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng gan hay còn gọi là viêm gan B ở người. Khi bị nhiễm bệnh giai đoạn đầu, cơ thể bệnh nhân sẽ ít bộc lộ dấu hiệu rõ rệt. Đến khi bệnh bước sang giai đoạn nặng hơn thì những triệu chứng bất thường mới lần lượt xuất hiện, ví dụ như: vàng mắt, vàng da, đau hạ sườn phải, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, tiêu chảy,...

Chính vì điều này nên viêm gan B còn được coi như một “sát thủ thầm lặng” đối với sức khỏe con người. Do đó mỗi người nên tham gia thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm để kịp thời phát hiện nguy cơ bản thân có đang bị mắc viêm gan B hay không.


2. Con đường lây truyền của virus viêm gan B


Viêm gan B có thể lây truyền qua những con đường phổ biến như sau:


2.1.Lây từ mẹ sang con


Truyền nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là một trong những con đường lây nhiễm có nguy cơ cao, trong trường hợp người mẹ có nồng độ virus viêm gan B trong cơ thể cao và không thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho con, có đến khoảng 90% số trẻ sơ sinh bị mắc viêm gan B mạn tính. Đây được xem là con đường lây truyền quan trọng nhất ở các quốc gia với mức độ lây nhiễm cao như Việt Nam.

Có 3 giai đoạn mà mẹ có thể lây truyền virus viêm gan B cho con, tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm không đồng nhất trong các giai đoạn này. Cụ thể:

•    Giai đoạn mang thai: Do virus viêm gan B lây qua đường máu, trong giai đoạn này, sự tiếp xúc giữa mẹ và thai nhi bị hạn chế bởi hàng rào nhau thai, do đó tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang thai nhi là rất thấp, chỉ khoảng 2%. Tuy nhiên, tuyệt đối không được chủ quan, các phụ nữ bị viêm gan B cần hạn chế làm tổn thương hàng rào nhau thai để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc máu của mẹ với thai nhi, đặc biệt là từ tháng thứ 4 trở đi trong quá trình mang thai.

•    Giai đoạn chuyển dạ và sinh con: Đây là giai đoạn có tỷ lệ lây truyền virus cao nhất, lên đến 90%. Khi chuyển dạ, tử cung bắt đầu co thắt, kéo theo việc co thắt của mạch máu xung quanh thai nhi. Trong quá trình này, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm virus HBV thông qua tiếp xúc với máu của mẹ hoặc dịch âm đạo khi trẻ chui qua âm đạo của mẹ.

•    Giai đoạn cho con bú: Mặc dù DNA của virus HBV được tìm thấy trong sữa non của mẹ với nồng độ thấp, nhưng viêm gan B vẫn có khả năng lây qua đường sữa mẹ cho con bú. Vì thể, tỷ lệ lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con thông qua đường sữa là thấp, đặc biệt nếu bé đã được tiêm ngừa đầy đủ vắc xin viêm gan B và thuốc tiêm miễn dịch toàn phần (HBIG) sau khi sinh thì tỷ lệ lây nhiễm là rất thấp.


2.2. Lây qua đường máu:


Nếu bệnh nhân thực hiện những điều dưới đây thì sẽ làm tăng nguy cơ bị lây viêm gan B:

•    Dùng chung bơm kim tiêm với bệnh nhân viêm gan B.

•    Được truyền máu có chứa virus HBV.

•    Tiếp xúc với virus qua vị trí da có vết thương hở.

•    Dụng cụ y tế được dùng trong ca phẫu thuật không được xử trí tiệt trùng đúng cách.

•    Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh, ví dụ như bàn chải đánh răng, dao cạo, chỉ nha khoa,...
 

2.3. Đường tình dục: 


Khi quan hệ tình dục không an toàn (sử dụng chung dụng cụ tình dục nếu không rửa hoặc không dùng bao cao su) với người bị viêm gan siêu vi B. Bạn cũng sẽ có khả năng bị nhiễm HBV vì virus có trong dịch tiết của người nhiễm và thâm nhập vào thân thể bạn qua các vết xước nhỏ và di chuyển vào máu gây tình trạng nhiễm HBV. Phương thức lây truyền qua đường tình dục đặc biệt hay gặp ở những người đàn ông không được tiêm chủng có quan hệ tình dục với đồng giới có nhiều bạn tình hoặc tiếp xúc với gái mại dâm.


2.4. Tái sử dụng kim và ống tiêm: 


 
Việc truyền virus cũng có thể xảy ra thông qua việc tái sử dụng kim và ống tiêm trong môi trường chăm sóc sức khỏe hoặc giữa những người tiêm chích ma túy.


2.5. Nhiễm máu nhiễm bệnh: 


Nhiễm virus viêm gan B xảy ra trong quá trình y tế, phẫu thuật và nha khoa, thông qua hình xăm hoặc thông qua việc sử dụng dao cạo và các vật tương tự bị nhiễm máu nhiễm bệnh.


3. Phòng bệnh viêm gan B bằng cách nào?


Tiêm vắc-xin viêm gan B là biện pháp phòng ngừa chính trong phòng ngừa viêm gan B. WHO khuyến cáo cần tiêm liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và các mũi tiếp theo lúc 2, 3 và 4 tháng. Tiêm vắc-xin viêm gan B có tác dụng tạo ra kháng thể bảo vệ ở hơn 95% trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh niên. Hiệu quả bảo vệ cao, kéo dài ít nhất 20 năm và có thể là suốt đời nếu nồng độ kháng thể kháng virus được tạo ra sau chích ngừa lớn > 1000 IU/L.

Đối tượng cần tiêm chủng: Tất cả những người chưa có kháng thể chống vi khuẩn viêm gan B (Anti - HBs), nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt đặc biệt là những người sống ở các quốc gia có tỷ lệ lưu hành HBV cao trong đó có Việt Nam. Ưu tiên chủng ngừa cho những đối tượng sau:

•    Những người thường xuyên phải truyền máu hoặc các sản phẩm máu, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, người được ghép tạng.

•    Người sống trong các nhà tù.

•    Người tiêm chích ma túy.

•    Tiếp xúc trong gia đình và tình dục của những người bị nhiễm HBV mạn tính.

•    Những người có nhiều bạn tình.

•    Nhân viên y tế và những người khác có thể tiếp xúc với máu và các sản phẩm máu thông qua công việc của họ.

•    Khách du lịch chưa hoàn thành liệu trình vắc-xin viêm gan B của họ, những người nên được cung cấp vắc-xin trước khi đi đến các khu vực có tỉ lệ lưu hành HBV cao.

Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đọc bệnh viêm gan B lây qua đường nào? Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan rất nghiêm trọng và có khả năng gây ra xơ gan hoặc ung thư gan đe dọa tính mạng của người bệnh. Đây là một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Chúng ta nên chủ động bảo vệ lá gan của mình bằng cách tiêm vắc-xin ngay từ bây giờ, đặc biệt là trước khi mang bầu.
 
Mách bạn: Để phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan cũng như bảo vệ tăng cường chức năng gan, B,sĩ Phan Đăng Bình khuyên bạn nên dùng Funadin.
 

Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh).
 

Công dụng của Funadin

- Khử độc gốc tự do, chống oxy hóa

- Giải độc gan, hạ men gan, phục hồi tế bào gan bị tổn thương, hình thành tế bào gan mới

- Điều trị các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, men gan cao.

- Khử độc gan và hồi phục chức năng gan do thực phẩm bẩn, hóa chất bảo quản, thuốc, mỹ phẩm, ô nhiễm...

- Bảo vệ gan trước tác hại của rượu bia, thuốc lá, chất kích thích...

- Giải độc, mát gan, trị nóng gan, nóng trong, nổi mụn, mẩn ngứa...

- Tăng cường hệ miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ung thư...
 
>>>Chi tiết sản phẩm xem tại: Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận