Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan do virus HBV gây ra. Bệnh có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. Viêm gan B được ví là “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi gan bị tổn thương nặng sau một thời gian dài mắc bệnh. Để phòng tránh được bệnh, chúng ta cần biết con đường lây truyền bệnh chủ yếu. Nhiều người thắc mắc rằng viêm gan B có lây không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề trên.
1.Bệnh viêm gan B có lây không?
Bệnh viêm gan B, do virus HBV gây ra, được xem là một nỗi lo ngại cho tất cả mọi người khi đây là một loại bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người sang người với tốc độ cao hơn virus HIV từ 50 đến 100 lần. Lưu ý rằng, viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm và không phải là một bệnh di truyền.
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới, virus HBV tồn tại ở trong môi trường ít nhất 7 ngày. Đối với người chưa được tiêm vaccine ngừa viêm gan B, trong trường hợp bị virus HBV xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh viêm gan B là 30 – 180 ngày. Và trong khoảng 30 – 60 ngày sau nhiễm, virus sẽ có thể được phát hiện trong cơ thể người bệnh thông qua các xét nghiệm như HBsAg.
Viêm gan B có khả năng cao phát triển thành bệnh mạn tính, đặc biệt là với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan B từ mẹ.
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm viêm gan B, bạn cần nắm rõ viêm gan B lây qua đường nào, bằng cách nào để có biện pháp phòng ngừa tối ưu.
2. Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?
Viêm gan B lây qua đường gì? Theo thống kê từ Hepatitis Foundation, các đường lây phổ biến của bệnh viêm gan B gồm:
- Lây truyền từ mẹ sang con
- Tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm viêm gan B
- Tiếp xúc với các thiết bị, dụng cụ y tế bị nhiễm khuẩn hoặc không vô trùng
- Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn
- Sử dụng chung vật dụng có dính máu, dịch tiết (kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ xăm mình…)
Và dù virus viêm gan B được tìm thấy ở trong nước bọt, nhưng CDC, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã khẳng định là nụ hôn không phải là một đường lây viêm gan B, tương tự như hắt hơi, ôm hoặc sử dụng chung đồ dùng thông thường.
2.1. Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con
Theo các kết quả nghiên cứu thì có đến 95% khả năng một người mẹ bị viêm gan B mạn tính sẽ lây truyền sang cho con mình trong quá trình mang thai và chuyển dạ nếu như không được dự phòng tốt.
Ngoài ra, nếu người mẹ bị viêm gan B mạn tính truyền virus cho con khi sinh thì khả năng đứa trẻ sẽ tiếp tục phát triển thành viêm gan B mãn tính là 90%. Đây là lý do vì sao việc chẩn đoán và theo dõi phụ nữ mang thai bị viêm gan B là một bước quan trọng trong việc ngăn chặn chu kỳ viêm gan B mạn tính.
Trên thực tế, tất cả các bà mẹ mang thai đều nên được kiểm tra nhiễm viêm gan B mạn tính. Trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan B dương tính sẽ được tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B và huyết thanh kháng virus viêm gan B ngay khi chào đời để hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh từ mẹ sang. Việc này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây truyền viêm gan B xuống một cách đáng kể, chỉ còn xấp xỉ 5%. Không những thế, ngay cả các bà mẹ có tải lượng virus rất cao cũng có thể được điều trị trong thai kỳ để ngăn ngừa lây truyền cho thai nhi.
Dù cho khả năng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là có thể xảy ra nhưng việc cho con bú bằng sữa mẹ vẫn được xem là an toàn nếu người mẹ bị bệnh viêm gan B vì virus viêm gan B không lây truyền qua sữa mẹ (bệnh chỉ có thể lây truyền nếu núm vú của người mẹ bị nứt hoặc chảy máu).
2.2. Viêm gan B lây qua đường tình dục
Virus viêm gan B có thể lây nhiễm thông qua tinh dịch của nam giới và dịch âm đạo của nữ giới trong quá trình quan hệ tình dục. Khả năng lây nhiễm đặc biệt tăng cao nếu như một trong hai người có vết thương hở, hoặc trong quá trình quan hệ tình dục gây tổn thương da. Vì khi đó dịch cơ thể từ người mắc bệnh sẽ nhiễm sang cho người khỏe mạnh thông qua các vết thương hở đó.
2.3. Viêm gan B lây qua đường máu
Máu có lượng HBV cao vì vậy nếu da hoặc niêm mạc của chúng ta bị xây xước mà tiếp xúc với máu của người bị nhiễm bệnh thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ rất cao. HBV cũng được tìm thấy trong dịch âm đạo, tinh dịch, sữa, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, phân, dịch mật nhưng với nồng độ rất thấp, vì vậy khi da hoặc niêm mạc bị tổn thương mà tiếp xúc với các dịch này thì cũng có thể bị lây nhiễm HBV.
Việc truyền virus cũng có thể xảy ra thông qua việc tái sử dụng kim và ống tiêm trong môi trường chăm sóc sức khỏe hoặc giữa những người tiêm chích ma túy.
Nhiễm máu nhiễm bệnh: Nhiễm virus viêm gan B xảy ra trong quá trình y tế, phẫu thuật và nha khoa, thông qua hình xăm hoặc thông qua việc sử dụng dao cạo và các vật tương tự bị nhiễm máu nhiễm bệnh.
2.4. Dùng chung kim tiêm
Ngoài những đường lây nhiễm nêu trên, viêm gan B lây qua đường nào? Dùng chung kim tiêm hoặc là tái sử dụng lại kim tiêm cũng là một con đường nguy hiểm để truyền virus viêm gan B cho người khác.
Nhiễm bệnh khi dùng chung kim tiêm là một dạng của nhiễm bệnh qua đường máu. Vì kim tiêm đã qua sử dụng (có thể là nhiều ngày trước đó), kể cả là kim tiêm sử dụng bên ngoài hay trong môi trường y tế, đều chứa các virus, vi khuẩn. Đây là tác nhân gây ra những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có viêm gan B.
2.5. Dùng chung đồ dùng cá nhân (dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ cắt móng,..)
Sử dụng chung đồ dùng cá nhân có chứa máu, dịch tiết của người bị viêm gan B khiến bạn có thể bị lây nhiễm virus từ người đó.
Một số vật dụng cá nhân bạn tuyệt đối không sử dụng chung:
- Bàn chải đánh răng
- Dụng cụ cắt móng
- Dao cạo râu
2.6. Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?
Quá trình xét nghiệm HbsAg sẽ giúp chẩn đoán chính xác có mắc bệnh viêm gan B hay không. Mặc dù khả năng lây nhiễm viêm gan B khá lớn thông qua đường máu, quan hệ tình dục, mẹ sang con tuy nhiên, viêm gan siêu vi B không lây qua nước hay qua đường ăn uống chung hoặc tiếp xúc thông thường. Chính vì thế, việc ăn riêng và sinh hoạt riêng với người bệnh là không cần thiết.
3. Phòng ngừa bệnh viêm gan B bằng cách nào?
Bạn có thể chủ động phòng ngừa hiệu quả viêm gan B bằng cách đến bệnh viện kiểm tra xét nghiệm HBsAg, AntiHBs và tiêm vaccine nếu bạn chưa có kháng thể bảo vệ. Mọi người đều nên thực hiện 2 xét nghiệm này, đặc biệt là những người có người thân (cha mẹ, anh chị em ruột, vợ chồng, người cùng nhà…) mắc bệnh viêm gan B. Việc tiêm vaccine giúp cho bạn tối ưu khả năng phòng vệ khỏi virus viêm gan B lên đến 95%. Và điểm cần lưu ý là, so với các mầm bệnh khác, vaccine viêm gan B được xem là một loại vaccine ngừa bệnh an toàn và hiệu quả nhất. Bạn cần lưu ý các mốc thời gian tiêm và tiêm đầy đủ các mũi tiêm theo phác đồ để cơ thể luôn được bảo vệ khỏi virus viêm gan B.
Như trình bày ở trên, phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là rất quan trọng ở các quốc gia lưu hành bệnh cao như Việt Nam, các thai phụ cần tầm soát viêm gan B và áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho con nếu bản thân mắc viêm gan B.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm theo những cách giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm gan B được khuyến khích từ Hepatitis Foundation gồm:
- Mang găng tay và rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với máu, dịch tiết cơ thể
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Nếu bị chảy máu, bạn cần lau sạch vết máu bằng cồn hoặc dung dịch sát khuẩn
- Bảo vệ vết thương cẩn thận
- Tránh dùng chung các vật dụng sắc nhọn như dao cạo râu, bấm móng tay, bàn chải đánh răng và bông tai hoặc nhẫn đeo trên người
- Khi đi tiêm phòng, xăm, phẫu thuật,,… bạn cần đảm bảo kim mới và được vô trùng.
Viêm gan B là một loại bệnh tổn thương gan nguy hiểm và dễ dàng lây nhiễm từ người sang người chủ yếu bằng đường máu. Thế nhưng bạn cũng có thể tự chủ động bảo vệ chính bản thân mình và người thân bằng cách tìm hiểu viêm gan B lây qua đường nào để có những hành động phòng ngừa đúng và phù hợp.
Giải pháp cho bạn: Bổ sung thực phẩm chức năng bảo vệ gan bằng thảo dược
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện
Giới thiệu đến bạn: Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi
Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)
Công dụng của Funadin:
- Khử độc gốc tự do, chống oxy hóa
- Giải độc gan, hạ men gan, phục hồi tế bào gan bị tổn thương, hình thành tế bào gan mới
- Điều trị các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, men gan cao.
- Khử độc gan và hồi phục chức năng gan do thực phẩm bẩn, hóa chất bảo quản, thuốc, mỹ phẩm, ô nhiễm...
- Bảo vệ gan trước tác hại của rượu bia, thuốc lá, chất kích thích...
- Giải độc, mát gan, trị nóng gan, nóng trong, nổi mụn, mẩn ngứa...
- Tăng cường hệ miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ung thư...
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận