Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới và cách phòng bệnh như thế nào?

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp hiện nay mà nhiều người gặp phải cả ở nam giới và nữ giới, tuy nhiên nữ giới dễ mắc phải hơn. Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới và cách phòng bệnh như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Người bệnh viêm đường tiết niệu thường có cảm giác buồn đi tiểu, thường đi tiểu vào ban đêm, bị đau tức bụng dưới, đặc biệt là trong lúc đi tiểu. Chị em thường có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu, màu nước tiểu đục và có mùi khai nồng. Một số trường hợp có thể tiểu ra máu. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới và cách phòng bệnh như thế nào

1. Viêm đường tiết niệu là gì?

Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan: Hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận có chức năng lọc máu và lọc các chất thải ra khỏi máu, các sản phẩm chuyển hóa đạm, chất điện giải để hình thành nước tiểu. Nước tiểu đi qua các ống lọc trong thận trở nên cô đặc dần, theo niệu quản đến dự trữ ở bàng quang. Khi bàng quang đầy, phản xạ các cơ thành bàng quang co thắt gây ra cảm giác buồn tiểu, báo hiệu chúng ta phải đi tiểu, giải phóng nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo.

Trong điều kiện thông thường, nước tiểu là hoàn toàn vô trùng. Khi có sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu là bằng chứng của viêm đường tiết niệu, hay còn gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu.

Nhiễm khuẩn tiết niệu có nhiều cách phân loại:

+ Phân loại theo diễn biến: Nhiễm trùng niệu không biến chứng và nhiễm trùng niệu biến chứng là nhiễm trùng niệu tái phát đi tái phát lại nhiều đợt, hay gặp ở người có những bất thường về hệ tiết niệu, đặt catheter, rối loạn thần kinh bài tiết, các bệnh nhân này thường nằm trong bệnh viện.

+ Phân loại theo vị trí: Nhiễm trùng niệu trên (bao gồm viêm bể thận- thận cấp, viêm thận - bể thận mạn tính, viêm thận ngược chiều, áp xe thận, thận hư mủ) và nhiễm trùng niệu dưới (bao gồm viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến).

+ Phân loại theo độ tái phát: Nhiễm khuẩn niệu riêng lẻ, nhiễm khuẩn niệu tái đi tái lại, nhiễm khuẩn niệu tái phát, nhiễm khuẩn niệu tái diễn.

2. Viêm đường tiết niệu ở nữ giới nguy hiểm như thế nào?

Viêm đường tiết niệu ở giai đoạn đầu thường chưa quá nghiêm trọng và sẽ được kiểm soát tốt nếu điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên nếu chủ quan, bệnh sẽ tiến triển nặng, hay tái phát và gây ra một số biến chứng nguy hại như sau:

+ Nhiễm trùng huyết:

Vi khuẩn gây viêm tiết niệu nếu không được tiêu diệt tận gốc có thể di chuyển vào tuần hoàn chung gây nhiễm trùng huyết nguy hiểm với các dấu hiệu rầm rộ như sốt cao, ớn lạnh, rét run, hoa mắt, nhịp tim nhanh,… Nếu điều trị chậm trễ có thể đe dọa đến tính mạng.

+ Hoại tử nhú thận:

Viêm đường tiết niệu nặng có thể gây ra tình trạng hoại tử nhú thận nghiêm trọng. Khi các nhú thận bọng ra là nguyên nhân gây nên các cơn đau quặn thận dữ dội. Biến chứng này phổ biến hơn ở những người có tiền sử bệnh đái tháo đường.

+ Viêm thận, suy thận cấp & mạn tính:

Đây là biến chứng nặng do vi khuẩn di chuyển ngược dòng tạo thành ổ viêm, hoại tử tại các mô quanh thận. Hậu quả là chức năng lọc của thận suy giảm khiến các chất độc tích tụ gây tổn hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Cuối cùng là gây suy thận kèm theo nguy cơ bị tăng huyết áp, trường hợp nặng có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn nguy hiểm.

+ Hẹp niệu đạo:

Đây cũng là câu trả lời cho vấn đề viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không. Viêm tiết niệu lâu ngày có thể để lại các vết sẹo trong ống niệu đạo. Đường ống này vốn rất nhỏ nếu xuất hiện sẹo sẽ trở nên hẹp hơn, gây cản trở dòng chảy nước tiểu. Những dấu hiệu điển hình bao gồm: tiểu rắt, tiểu khó, bí tiểu, tiểu không hết khiến nước tiểu bị đọng lại trong bàng quang.

+ Biến chứng thai kỳ ở phụ nữ mang thai:

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm tiết niệu. Bệnh lý này không những ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà có thể gây hại cho thai nhi. Biến chứng nguy hiểm là gây nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng nước ối, tăng nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, sức đề kháng kém,…

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới và cách phòng bệnh như thế nào

+ Suy giảm chất lượng tình dục:

Viêm tiết niệu là nguyên nhân khiến các cặp đôi thường né tránh, giảm ham muốn sinh hoạt tình dục. Nữ giới thường xuất hiện triệu chứng tiểu đau buốt, tiểu rắt liên tục. Nam giới thấy đau khi cương dương, xuất tinh, thậm chí xuất hiện máu trong tinh dịch. Điều này là trở ngại lớn với những cặp vợ chồng trẻ đang có kế hoạch sinh con.

Có thể thấy rằng, viêm tiết niệu là vấn đề sức khỏe không thể chủ quan. Việc phát hiện và điều trị sớm là vô cùng quan trọng.

3. Cách phòng bệnh viêm đường tiết niệu

Những biện pháp sau đây có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu:

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

- Đối với trẻ nhỏ thay tã cho trẻ ngay lập tức sau khi dính phân.

- Tránh các chất có thể gây kích thích niệu đạo như: nằm trong bồn tắm hòa xà phòng, chất khử mùi tại chỗ…

- Uống nhiều nước nhằm tăng lượng nước tiểu để tống xuất vi khuẩn khỏi đường tiểu.

- Vệ sinh sạch vùng sinh dục trước khi giao hợp.

- Tắm vòi hoa sen chứ không nên tắm bồn tắm.

- Đi tiểu trước và sau khi giao hợp.

- Vitamin C cũng có khả năng giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.

- Lau hậu môn từ trước ra sau khi làm vệ sinh sau đại tiện, tránh đưa vi khuẩn từ vùng hậu môn vào lỗ niệu đạo.

- Nếu phụ nữ đang độ tuổi sinh hoạt tình dục mà thường xuyên bị viêm đường tiết niệu thì nên xem lại tư thế giao hợp nhằm tránh bớt các tư thế gây tác động nhiều đến lỗ niệu đạo.

- Điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu như: sỏi đường tiết niệu, u phì đại tuyến tiền liệt…

- Tuyệt đối không được nhịn tiểu bởi nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị ngưng đọng và ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Hơn nữa nhịn tiểu làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang. Khi đi tiểu thì đừng vội vã khi đi tiểu, hãy đi từ từ. Không nên quá sức, sẽ ảnh hưởng đến xương chậu.

- Tránh mặc các loại quần áo, đồ lót quá chật, làm bằng chất liệu khó thoát mồ hôi. Không sử dụng thường xuyên các sản phẩm thụt rửa không phù hợp có chứa chất kiềm, có chất sát khuẩn…

4. Giải pháp nào dành cho người bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Super Power UriClean là một công thức đặc biệt có các thành phần quan trọng được mệnh danh là "Người cắt đá, Máy nghiền đá, Máy tan đá", đây là một sự phối hợp đặc biệt của các hoạt chất sinh học được chiết xuất từ các thảo dược quý từ thiên nhiên của quả cranberry (Nam Việt Quất), Chanca piedra (Diệp Hạ Châu), Purple Corn Extract (Ngô tím) và vitamin C để tạo ra một sản phẩm hữu hiệu bảo vệ sức khỏe đường tiết niệu và gan mật. Các loại thảo dược có trong Super Power Uriclean đã được sử dụng hàng trăm năm trong lịch sử ở dạng các bài thuốc cổ truyền để phòng và chữa sỏi thận và sỏi đường mật cải thiện chức năng thận, gan và túi mật và bồi bổ sức khỏe tổng thể.

Các loại thảo dược có trong Super Power Uriclean đã được sử dụng hàng trăm năm trong lịch sử ở dạng các bài thuốc cổ truyền để phòng và chữa sỏi thận và sỏi đường mật cải thiện chức năng thận, gan và túi mật và bồi bổ sức khỏe tổng thể.

Các hoạt chất có trong Super Power Uriclean đã được xác nhận lâm sàng trong hỗ trợ loại bỏ chất lỏng thông thường (lợi tiểu) / sản xuất, bài tiết mật và hỗ trợ quá trình thanh lọc cơ thể. Super Power Uriclean chứa các chất chống oxy hóa polyphenol, alkaloid (amin từ thiên nhiên) dồi dào, hoạt chất phyto có hoạt tính chống các chất oxy hoá cao và khử các gốc tự do, có khả năng ức chế và làm tan các mảng vữa do tác nhân các chủng liên cầu đột biến, giúp giải độc, đào thải, làm sạch, loại bỏ chất thải và các chất độc hoà tan trong mỡ, làm giảm đau và cắt các cơn co thắt, tăng lưu lượng nước tiểu, tăng cường miễn dịch, diệt các vi khuẩn và virus đường tiết niệu, đường mật giúp làm tan, bào mòn, chống hình thành và đẩy các dạng sỏi hình thành trong hệ thống thận-tiết niệu và đường mật, gan ra khỏi cơ thể.

Các nghiên cứu cho thấy Super Power Uriclean ức chế sự bám dính của vi khuẩn E.coli ở lớp niêm mạc bàng quang, thận tiết niệu và đường mật, chống đông vón, giúp làm giảm nhiễm khuẩn đường tiết niệu và đường mật, duy trì một đường tiết niệu, đường mật khỏe mạnh. Sản phẩm tan sỏi thận và mật Super Power Uriclean còn có tác dụng làm giảm nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống liên quan đến lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Super Power Uriclean giúp tan sỏi, chống viêm nhiễm đường tiết niệu

Super Power UriClean còn giúp điều hoà và giảm lượng đường trong máu và tăng khả năng thanh lọc cầu thận giúp đào thải các chất cặn bã, chất không cần thiết trong máu và đảm bảo thông thoáng và làm sạch đường tiết niệu. Super Power Uriclean giúp:

- Ngăn chặn hình thành sỏi, làm tan, bào mòn và đẩy các loại sỏi thận-tiết niệu-bàng quang và sỏi gan mật ra khỏi cơ thể.

- Làm sạch đường tiết niệu, duy trì một đường tiết niệu khỏe mạnh.

- Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng đường tiết niệu, đái buốt, đái rắt, đau và sưng…

- Cải thiện chức năng thận, gan, lợi mật và bài tiết mật, giúp dễ tiêu hoá và chống suy nhược cơ thể

- Hỗ trợ điều hoà đường huyết, cải thiện độ thanh lọc cầu thận giúp điều hoà huyết áp.

Đối tượng  sử dụng:

Người bị viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, bàng quang và sỏi đường mật. Muốn tăng cường sức khoẻ đường tiết niệu, gan mật

Hướng dẫn sử dụng:

Uống 1 viên / lần, ngày uống 1 đến 2 lần, uống sau bữa ăn hoặc uống theo tư vấn của bác sĩ và các chuyên gia y tế. Liệu trình sử dụng: nên dùng một đợt 3 tháng, liều 1 viên/lần x 2 lần/ngày (tuỳ thuộc mức độ, tình trạng của sỏi) sau đó đến các cơ sở y tế khám và kiểm tra lại, liều dùng duy trì 1 viên/ngày trong vòng 6 tháng.

5. Tổng hợp cách điều trị viêm tiết niệu, tránh tái phát

Bệnh viêm tiết niệu dù không khó chữa nhưng để mang lại hiệu quả như mong muốn thì cần kết hợp nhiều giải pháp với nhau. Cụ thể như sau:

+ Tuân thủ dùng thuốc đúng liệu trình:

Thuốc kháng sinh tây y thường là lựa chọn ưu tiên khi chữa viêm tiết niệu cấp tính nhằm tiêu diệt vi khuẩn, tránh lây lan. Hiện nay, có một số nhóm thuốc như sau:

- Sulfamethoxazole/ Trimethoprim (Bactrim, Septra…)

- Nitrofurantoin (Macrodantin; Macrobid…)

- Ceftriaxone

- Cephalexin (Keflex)

- Fosfomycin (Monurol)

Các kháng sinh hiệu lực mạnh như Fluoroquinolon chỉ dùng cho nhiễm trùng phức tạp không đáp ứng với thuốc thông thường. Thuốc giúp cải thiện triệu chứng nhanh nhưng có thể gây tác dụng không mong muốn như kích ứng tiêu hóa, đau đầu, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa,… tùy theo từng cơ địa.

Ngoài ra, lo lắng lớn nhất là nguy cơ vi khuẩn nhờn thuốc, kháng lại tác dụng của thuốc kháng sinh khiến việc điều trị kéo dài và tốn kém.

+ Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh:

Để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

- Uống đủ nước, tối thiểu 1,5 - 2 lít nước/ngày giúp pha loãng nước tiểu và đào thải vi khuẩn

- Thường xuyên uống nước ép nam việt quất giúp tăng sức đề kháng và chống oxy hóa

- Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi như các loại quả cam, bưởi, chanh, quýt, rau cải xanh,…

- Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, nấm sữa,…

- Cắt giảm lượng muối, đường trong khẩu phần ăn, tối đa không quá 2,3g muối/ngày

- Hạn chế các loại đồ hộp chế biến sẵn như thịt hộp, thịt hun khói, xúc xích, lạp sườn,…

- Bỏ thuốc lá và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như cà phê, trà đặc, rượu, bia,…

- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lựa chọn các dung dịch vệ sinh có độ pH vừa phải

- Chú ý lau chùi theo chiều từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh

- Không nên nhịn tiểu hoặc ngồi quá lâu một tư thế

- Sinh hoạt tình dục lành mạnh, sử dụng đúng các biện pháp bảo vệ

- Tập thể dục đều đặn giúp nâng cao sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, bơi lội,…

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Bệnh sỏi thận có di truyền không? - BNC medipharm

>>> Bệnh sỏi thận gây ra bởi những nguyên nhân nào? - BNC medipharm

>>> Cách chữa sỏi thận tại nhà an toàn hiệu quả

Viết bình luận