Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh có tự khỏi không? Tìm hiểu ngay để biết

Phụ nữ sau sinh bị bệnh trĩ là một hiện tượng xảy ra phổ biến ở hầu hết chị em. Tình trạng này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân như rặn nhiều khi sinh nở, táo bón,…Nhiều mẹ bầu bị trĩ sau sinh sẽ tìm phương pháp điều trị, nhưng một số người lại cho rằng không cần  phải chữa trị vì sau sinh bệnh sẽ tự khỏi. Điều này khiến nhiều người hoang mang và không làm gì để chữa trị nữa. Vậy bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời đáp trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

 

 

 

I.Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh.


1. Đại tiện ra máu


Ở giai đoạn đầu, tần suất đại tiện ra máu của người bệnh ít, lượng máu cũng ít. Người bệnh chỉ có thể phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh hoặc tia máu trong phân.


Theo thời gian, khi trĩ phát triển nặng, tình trạng đi tiêu ra máu ngày càng nghiêm trọng. Số lần đi tiêu ra máu tăng lên, máu chảy trong mỗi lần đi tiêu cũng nhiều hơn, thậm chí, người bệnh có thể cảm thấy máu chảy ra rõ ràng. Đôi khi, máu chảy từ búi trĩ bị đông lại thành cục trong lòng trực tràng, dẫn đến đi tiêu ra cục máu đông.


2. Sa búi trĩ sau sinh


Ở mức độ nhẹ (độ 1 hay độ 2), bị trĩ sau khi sinh ít hoặc không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Khi trĩ đã phát triển (từ mức độ 3 trở lên), tình trạng sa búi trĩ xuất hiện, làm người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và cộm ở hậu môn; đặc biệt là khi đại tiện, mang vác nặng hoặc di chuyển nhiều.


3. Ngứa hậu môn


Ngứa hậu môn cũng là một trong những dấu hiệu bị trĩ sau sinh phổ biến. Ngứa ngáy và khó chịu ở hậu môn làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp hoặc phải ra ngoài.


4. Sưng đau hậu môn


Khi các búi trĩ ngoại bị thuyên tắc hoặc khối trĩ nội bị sa gây nghẹt tắc mạch sẽ gây sưng đau hậu môn. Tình trạng này gây đau nghiêm trọng, người bệnh không thể ngồi, đi lại hoặc sinh hoạt bình thường; thậm chí, có người bệnh mô tả mức độ đau còn hơn cả khi chuyển dạ.


5. Nứt rát kẽ hậu môn


Dấu hiệu này xảy ra khi trĩ không được điều trị trong một thời gian dài. Khi đó, hậu môn có thể bắt đầu nứt ra, gây cảm giác rát và khó chịu, người bệnh cũng dễ bị chảy máu khi đi vệ sinh.


6. Các triệu chứng khác


Ngoài những dấu hiệu bị trĩ sau sinh kể trên, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác như:


-   Tiết dịch nhầy ở cửa hậu môn


-   Xuất hiện các cục u nhạy cảm gần hậu môn


-   Viêm da quanh hậu môn


-   Viêm trực tràng


-   Mệt mỏi, suy nhược do mất máu.


II. Trĩ sau sinh có tự khỏi không?


Bị trĩ sau sinh không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế, do tâm lý chủ quan, cố gắng chịu đựng mà nhiều phụ nữ khi đến khám đã ở trong tình trạng nặng phải phẫu thuật cắt trĩ.


“Bị bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?” là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ sau sinh, có lẽ một phần vì tâm lý sợ sự can thiệp của các loại thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến giai đoạn cho trẻ sơ sinh bú.


Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, các bạn cần phải hiểu rằng bệnh trĩ có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau và được chia thành 4 cấp độ. Và thông tin có lẽ khiến nhiều người cảm thấy thở phào nhẹ nhõm là khi bị trĩ ở cấp độ 1 nếu biết thay đổi thói quen sinh hoạt và thực đơn ăn uống hàng ngày thì căn bệnh này có thể tự khỏi sau 1 đến 2 tháng.


Tuy nhiên vấn đề là cấp độ 1 của bệnh trĩ thường xuất hiện với rất ít triệu chứng và người bệnh có thể hoàn toàn không nhận biết được là mình đang bị trĩ. Chính vì vậy khi các triệu chứng bị trĩ trở nên rõ ràng hơn thì thường người bệnh đã ở cấp độ 2 hay thậm chí nặng hơn ở cấp độ 3 và cấp độ 4.


Chính vì vậy, khi có bất cứ nghi ngờ gì về việc đang bị trĩ sau sinh, các chị em nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ có để đánh giá chính xác tình trạng của bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. 


III. Phòng ngừa bị trĩ sau sinh


Bệnh trĩ sau sinh có thể được phòng ngừa bằng thói quen sinh hoạt hợp lý kể từ khi bắt đầu thai kỳ. Các thói quen này bao gồm:


Trong sinh hoạt: Vận động thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… Người bệnh nên nằm nghỉ khi mệt mỏi. Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ làm tăng áp lực lên vùng chậu.


Vệ sinh: Giữ vệ sinh vùng kín để hạn chế nguy cơ xâm nhập của các vi khuẩn bên ngoài; đi vệ sinh khi có nhu cầu để điều hòa chức năng tiêu hóa, nhịn đi tiêu có thể gây tổn thương các cơ vùng hậu môn.


Bổ sung chất xơ, uống nhiều nước.

 


 

IV. Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh


1.Điều trị nội khoa


Cách trị trĩ sau sinh nội khoa là sự kết hợp giữa lối sống lành mạnh và thuốc. Đối với điều trị trĩ sau sinh, ưu tiên hàng đầu là dùng các biện pháp thay đổi lối sống, giảm việc sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho nguồn sữa mẹ.


1.1 Lối sống lành mạnh


Tắm bồn nước ấm: Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm giúp làm giảm cảm giác khó chịu do trĩ mang lại, đồng thời có tác dụng làm búi trĩ co lại. Người bệnh nên ngâm 15 phút/lần, 2 – 4 lần/ngày.


Ngâm hậu môn trong nước muối ưu trương – ấm: 100 gram muối và 3 lít nước ấm, ngâm hậu môn 30 phút/lần, ngày 3 lần.


Chườm nước đá muối: Cho 20 gram muối và 50 ml nước vào cốc, để trongngăn đá tủ lạnh, đông thành cục nước đá muối. Dùng khăn bao cục nước đá muối, chườm hậu môn sau khi ngâm nước muối ấm. Ngày chườm 3 lần.


Chườm lạnh: Cho đá vào một chiếc khăn, sau đó chườm lên búi trĩ khoảng 15 phút giúp giảm sưng hiệu quả.


Lau mông đúng cách: Luôn sử dụng giấy mềm, ẩm, để tránh kích ứng. Ngoài ra, đừng quên lau từ trước ra sau.


Bổ sung chất xơ: Giúp phân mềm đi. Chất xơ có nhiều trong rau củ quả và các loại ngũ cốc nguyên hạt.


Bổ xung men vi sinh: Sữa chua, yaourt.


Uống nhiều nước: Mất nước có xu hướng làm cứng phân, khiến việc đi tiểu khó hơn, đặc biệt là nếu người bệnh nuôi con bằng sữa mẹ.


Vận động cơ thể với những bài tập nhẹ nhàng, tránh ngồi quá lâu như đi bộ, yoga.


Đi tiểu khi có nhu cầu, đừng nhịn.


1.2 Dùng thuốc


Điều quan trọng khi dùng thuốc điều trị trĩ là người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Tự ý dùng thuốc hoặc dùng thuốc không đúng chỉ định có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trĩ hoặc ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Một số thuốc được chỉ định như sau:


Kem bôi trĩ, thuốc xịt, thuốc mỡ… giúp giảm các triệu chứng như đau, ngứa và chảy máu trong thời gian ngắn

 


Thuốc giảm đau paracetamol


2. Phẫu thuật cắt trĩ

 


Đa số các trường hợp trĩ sau sinh có thể khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần điều trị nội khoa. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh phát triển nặng, dẫn đến các biến chứng như chảy máu cấp tính, hoại tử búi trĩ, tắc hậu môn… thì cần phải phẫu thuật.


2.1 Phẫu thuật thắt búi trĩ


Đối với các trường hợp chảy máu dai dẳng hoặc đau do trĩ, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, gọi là thắt búi trĩ. Bác sĩ sẽ buộc một hoặc hai vòng cao su xung quanh gốc búi trĩ để cắt đứt lưu thông máu. Sau khoảng một tuần, búi trĩ sẽ khô và rụng đi.


Các tác dụng phụ thường gặp của phương pháp này là khó chịu và chảy máu trong khoảng 2 – 4 ngày sau khi thực hiện thủ thuật.


2.2 Phẫu thuật cắt trĩ


Đây là biện pháp hiệu quả và dứt điểm nhất để điều trị bệnh trĩ nặng hoặc tái phát.


Người bệnh sẽ được phẫu thuật trong tình trạng gây tê tại chỗ kết hợp với thuốc an thần hoặc gây tê tủy sống, gây mê toàn thân. Sau đó, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô thừa gây chảy máu. Các biến chứng có thể gặp, từ nặng đến nhẹ, như: đau, chảy máu, bí tiểu, hẹp hậu môn và nhiễm trùng.


2.3. Ngoài ra, còn một số thủ tục điều trị trĩ ít xâm lấn khác như:


- Liệu pháp xơ hóa: Một dung dịch hóa chất sẽ được tiêm vào mô trĩ để làm teo nó. Mặc dù ít gây đau nhưng phương pháp này kém hiệu quả hơn so với thắt búi trĩ. Tiêm xơ trĩ nội soi là kỹ thuật ít xâm lấn đang áp dụng tại BVĐK Tâm Anh, là kỹ thuật tối ưu cho các bà mẹ vì chỉ dùng 1 liều kháng sinh duy nhất, hạn chế tình trạng mất sữa.


- Cắt trĩ bằng laser: Tia laser sẽ được chiếu trực tiếp lên búi trĩ. Năng lượng từ tia laser sẽ làm phân hủy các mạch máu ở búi trĩ, làm búi trĩ co lại và cắt bỏ toàn bộ mô trĩ.

 

Sản phụ sau sinh bao lâu thì cắt trĩ được?


Mẹ bầu sau sinh có thể phẫu thuật cắt trĩ ngay nếu được chỉ định. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể gây tắc sữa, ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật khi bé 6 tháng tuổi.

 

Mách bạn: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Bi-Hem Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

 

 

Công dụng của Bi-Hem Max:

Bi-Hem Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:

+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính ...

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận