Bệnh trĩ có tự khỏi không? Khi nào nên đi khám trĩ?

Bệnh trĩ có tự khỏi không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, bởi đây là căn bệnh phổ biến nhưng lại là bệnh lý ở vùng tế nhị nên rất nhiều người ngại đi khám.Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể thắc mắc của bạn.


 

1. Phân loại bệnh trĩ


Trĩ được chia làm ba loại chính là trĩ nội, trĩ ngoại và hỗn hợp cả hai dựa vào vị trí hình thành của các đám rối tĩnh mạch. 

Trĩ nội là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch hình thành ở bên trong lòng ống hậu môn. Tùy vào tình trạng bệnh mà người ta lại chia trĩ nội làm 4 cấp độ để đánh giá khả năng nghiêm trọng và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Ở giai đoạn đầu, bệnh ít gây đau, búi trĩ nhỏ nên khi sờ rất khó nhận biết. Cấp độ càng tăng, biểu hiện bệnh càng rõ ràng, búi trĩ lớn dần, ma sát nhiều gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu. 

Trĩ ngoại là hiện tượng búi trĩ hình thành từ tĩnh mạch ở bên ngoài hậu môn, nhìn giống như một khối thịt lồi ra. Búi trĩ ngoại gây nhiều đau đớn, vướng víu rất khó chịu và gây cản trở mỗi khi đi vệ sinh. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, nguy cơ cao dẫn đến viêm nhiễm khiến bệnh nặng hơn. 

Trĩ hỗn hợp là bệnh nhân xuất hiện đồng thời cả trĩ nội và ngoại. Khi đó, khu vực hậu môn liên tục bị kích thích và tiết dịch, tạo điều kiện để các mầm bệnh gây hại xâm nhập vào cơ thể. Tình trạng viêm xảy ra khiến người bệnh ngứa ngáy, đau rát, búi trĩ ngày càng sưng to hơn. 


2. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ


Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ có thể bao gồm:

•    Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. Ban đầu có thể thấy một lượng kín đáo máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.

•    Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.

•    Người mắc bệnh trĩ thường bị đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.

•    Người bệnh cũng có thể bị sưng vùng quanh hậu môn.

•    Người bị trĩ có thể có một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ).

Triệu chứng trĩ thường phụ thuộc vào vị trí:

•    Trĩ ngoại gây khó chịu nhất, bởi vì vùng da trên búi trĩ bị kích thích và bị loét. Nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối nhô lên quanh hậu môn. Cục máu đông có thể bị hấp thu để lại vùng da nhăn nheo gây ngứa và rát.

•    Trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi chúng xuất huyết (chảy máu). Người bệnh có thể nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu nhà vệ sinh. Búi trĩ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được, và chúng hiếm khi gây khó chịu. Trong lúc rặn đi cầu, phân khi đi ngang hậu môn có thể làm trầy xước bề mặt búi trĩ và làm chảy máu. Trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài hậu môn tạo trĩ nội sa. Khi trĩ bị sa, nó có thể hấp thu một lượng nhỏ chất nhầy và phân nên có thể kích thích gây ra ngứa, đau và rát. Lau liên tục để cố gắng giảm ngứa có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.


3. Bệnh trĩ có tự khỏi không?


Vị trí của bệnh trĩ vô cùng nhạy cảm nên nhiều người tự ý điều trị hoặc mua thuốc ngoài mà không thăm khám. Không ít người còn tự hỏi liệu bệnh trĩ có tự khỏi được không.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu, chưa có bằng chứng khoa học nào ủng hộ cho quan điểm bệnh trĩ sẽ tự khỏi. Trên lâm sàng, bệnh trĩ cũng sẽ không tự khỏi nếu người bệnh không áp dụng bất cứ biện pháp can thiệp hay điều trị phù hợp nào.

Theo các chuyên gia y tế, tùy vào từng cấp độ khác nhau của trĩ mà việc điều trị cần được tiến hành với phương pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên, khi trĩ hình thành, bệnh nhân cần được thăm khám, chẩn đoán kỹ lưỡng rồi mới áp dụng biện pháp điều trị. Trĩ không thể tự khỏi, hơn nữa, nếu sử dụng phương pháp điều trị không đúng, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và để lại biến chứng nguy hiểm.

Do vậy, bất kể trong trường hợp nào, khi phát hiện hoặc nghi ngờ trĩ, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để khám và xử lý kịp thời. Trĩ là căn bệnh tái đi tái lại nhiều lần nên bạn cần có phương pháp điều trị dứt điểm và hiệu quả nhất. Đồng thời, người bệnh cần được tư vấn kỹ càng về chế độ chăm sóc, sinh hoạt để hạn chế sự phát triển của búi trĩ.


4. Vậy khi nào cần đi khám trĩ và phương pháp điều trị bệnh trĩ là gì?


4.1. Khi nào cần đi khám trĩ


Sau khi tìm hiểu vấn đề bệnh trĩ có tự khỏi được không thì bạn cần phải quan tâm nhiều hơn với các vấn đề sức khỏe chính mình. Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ mà bạn cần lưu ý bao gồm: 

•    Cảm giác đau rát mỗi khi đi đại tiện, trong phân có máu hoặc máu ra sau không cùng phân. 

•    Búi trĩ được hình thành và lòi ra ngoài, gây ngứa ngáy, khó chịu, vướng víu nhiều. 

•    Người bệnh cảm thấy khó khăn và đau đớn mỗi khi ngồi do cục máu đông hình thành dẫn đến tắc mạch. 

•    Vùng hậu môn liên tục tiết dịch dẫn đến ẩm ướt, đôi khi còn có thấy phân.

•    Một số trường hợp, cơn đau vùng hậu môn xuất hiện đột ngột và dữ dội. 


4.2. Phương pháp điều trị bệnh trĩ


Các phương pháp điều trị bệnh trĩ bao gồm:

- Các phương pháp phẫu thuật, thủ thuật hiện nay thường được áp dụng nhiều nhất: chích xơ, thắt dây thun, đốt, phẫu thuật cắt trĩ, phẫu thuật Longo...riêng bệnh trĩ ngoại thì phẫu thuật cắt trĩ. Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ tuân theo một số nguyên tắc nhất định như cắt bỏ từng búi trĩ cùng với phần da niêm phủ lên trên, bảo tồn lớp cơ thắt trong nằm bên dưới. Sau khi cắt, hai mép vết thương có thể được khâu đóng hay để hở. Khâu đóng theo chiều dọc đối với búi trĩ nhỏ và đối với búi trĩ lớn hay trĩ vòng, khâu đóng theo chiều ngang.
 

 
- Các phương pháp điều trị nội khoa: Người ta thường dùng thuốc mỡ hoặc thuốc đặt để bôi lên vùng bị tổn thương có tác dụng tại chỗ. Các loại thuốc này có hoạt chất giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, chống viêm nhiễm, song chỉ giảm bớt các triệu chứng chứ không điều trị triệt để nguyên nhân.

- Thắt búi trĩ bằng dây thun: Sử dụng vòng cao su, lồng vào cổ búi trĩ, thắt nghẹt lại để máu không tới nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo và rụng.

- Chích xơ búi trĩ: Hiện nay, phương pháp chích xơ búi trĩ được nhiều cơ sở y tế trong cả nước thực hiện với những loại thuốc và các kỹ thuật chích xơ khác nhau. tuy nhiên đối trĩ nội đã nặng và sa niêm mạc, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp, trĩ vòng, vì lo sợ bệnh nhân bị đau đớn do tiêm hoặc gặp các biến chứng khác như chảy máu sau tiêm, trĩ sa nên không được chỉ định. Thường chỉ định sử dụng các biện pháp thắt, cắt hay mổ song từ mỗi phương pháp cũng đều có thể gặp những bất cập khác nhau.

- Phương pháp điều trị tiêm búi trĩ đơn giản, an toàn và hầu như không có tai biến. Tránh cho bệnh nhân không phải đau đớn, không phải mất máu và không phải nằm viện và đặc biệt là không phải nghỉ lao động trong thời gian điều trị và không phải gặp các tai biến mà các phương pháp cắt, mổ thường mang lại.

- Phẫu thuật cắt trĩ: Đối với trĩ nặng độ III, độ IV. Người ta dùng các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ. Nối tiếng và thịnh hành là phương pháp Milligan-Morgan ở bệnh viện St-Mark (Anh), trong phương pháp này trĩ được cắt và cuống được khâu cột lại. Nếu trĩ vòng thì phải cắt thêm búi trĩ phụ nhưng phải cắt dưới niêm mạc để tránh teo hẹp hậu môn về sau.

- Hay phương pháp Ferguson, Mazier v.v...Điều trị bằng phẫu thuật là phương pháp triệt để nhất, hiệu quả cao và ít tái phát. Phẫu thuật chữa được mọi loại trĩ, nhưng hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh, nên phẫu thuật trĩ rất đau.


5. Mách bạn cách cải thiện bệnh trĩ tại nhà


 
Về cơ bản, các búi trĩ hình thành là do tăng áp lực ở trực tràng. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do bạn căng thẳng, ngồi lâu khi đi tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính, ăn chế độ ăn ít chất xơ, lối sống ít vận động… Trong trường hợp bị trĩ ở mức độ nhẹ, bạn không cần quá lo lắng vấn đề bệnh trĩ có tự khỏi không? Bởi vì bạn vẫn có thể tự làm giảm các triệu chứng của bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Trong đó, bạn có thể áp dụng một số giải pháp được khuyến khích sau đây:
 
•    Thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống, bao gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…

•    Uống nhiều nước để giảm táo bón và giảm căng thẳng khi đi tiêu.

•    Không nhịn nếu có nhu cầu đi tiêu.

•    Cố gắng hạn chế rặn khi đi ngoài và không nên ngồi trên bồn cầu quá lâu vì điều này có thể khiến bệnh trĩ nặng hơn.

•    Bạn có thể thử đặt chân lên một chiếc ghế đẩu nhỏ khi ngồi trên bồn cầu để thay đổi vị trí của trực tràng giúp đi tiêu dễ dàng hơn.

•    Luôn giữ hậu môn sạch sẽ, có thể dùng khăn giấy mềm lau nhẹ nhàng sau khi đi tiêu nhưng lưu ý là không nên chà xát mạnh.

•    Nếu cảm thấy ngứa hoặc đau, bạn có thể thử cách ngâm mình trong bồn nước ấm để giảm khó chịu.

•    Duy trì lối sống lành mạnh bằng cách thường xuyên tập thể dục, cắt giảm rượu và caffeine để tránh táo bón.

•    Ngoài ra, nếu các triệu chứng của bệnh trĩ khiến bạn quá khó chịu thì có thể cân nhắc dùng thuốc bôi trĩ dạng kem hoặc gel. Tuy nhiên, lưu ý là không nên lạm dụng các sản phẩm có chứa steroid vì có thể gây mỏng da quanh hậu môn. Nếu việc dùng thuốc không kê đơn không hiệu quả thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.
 
Qua những thông tin trong bài viết, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề bệnh trĩ có tự khỏi không? Mặc dù bạn có thể kiểm soát trĩ ở mức độ nhẹ nhưng điều quan trọng hơn là bạn không nên chủ quan. Bệnh trĩ không nguy hiểm nhưng thường dễ tái phát. Vì vậy, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống, luôn bổ sung thức ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước, cố gắng vận động… để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh trĩ tái đi tái lại nhé!
 
 
Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
 

Công dụng của Bi-Hem Max:

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:

+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…

 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận