Bệnh tiểu đường có di truyền không? Tìm hiêu ngay để biết

Như chúng ta đã biết, bệnh tiểu đường là một bệnh phức tạp không có nguyên nhân duy nhất. Sự tương tác phức tạp giữa gen, lối sống và môi trường khiến một số người dễ mắc phải bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có di truyền không là câu hỏi của đại đa số những người mắc bệnh tiểu đường hoặc gia đình có người mắc bệnh.  Để trả lời cho câu hỏi trên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.


I. Bệnh tiểu đường có di truyền không?
 

Không giống như một số đặc điểm, bệnh tiểu đường dường như không di truyền theo một kiểu đơn giản. Một số người sinh ra có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn những người khác tuy nhiên chỉ gen thôi là chưa đủ.

 

Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 có những nguyên nhân khác nhau. Trong đó di truyền và môi trường là 2 nhân tố quan trọng. Bạn thừa hưởng một hoặc một số gen có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Sau đó một yếu tố nào đó trong môi trường sẽ kích hoạt nó gây bệnh.
 

 1. Nguy cơ di truyền của tiểu đường tuýp 1
 

- Nếu người bố mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tỷ lệ con phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1 là 1/17. 
 

- Nếu người mẹ mắc bệnh tiểu đường loại 1 và sinh con trước 25 tuổi, nguy cơ con mắc bệnh là 1/25. Và nếu con bạn sinh sau khi bạn 25 tuổi, nguy cơ con bị tiểu đường type 1 sẽ là 1/100.
 

- Nếu người mẹ mắc bệnh trước 11 tuổi thì nguy cơ con bị tiểu đường type 1 sẽ tăng gấp đôi, tức là 2/25. 
 

- Nếu cả 2 bố mẹ đều mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, nguy cơ con bị bệnh sẽ dao động từ 1/10 đến 1/4.
 

- Có 1 trường hợp ngoại lệ. Trong 7 bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có 1 người mắc hội chứng tự miễn đa tuyến tuýp 2. Ngoài bệnh tiểu đường, nhóm đối tượng này còn mắc kèm một số bệnh lý khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận hoạt động kém, rối loạn miễn dịch. Những người này sinh con thì nguy cơ người con bị tiểu đường tuýp 1 là 50%. 
 

2. Nguy cơ di truyền của tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường loại 2 có mối liên hệ chặt chẽ với tiền sử gia đình hơn tuýp 1. Các nghiên cứu về các cặp song sinh đã chỉ ra rằng di truyền đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Các cặp song sinh cùng trứng có gen giống hệt nhau. Tuy nhiên, khi một người mắc bệnh tiểu đường loại 1, thì nguy cơ người còn lại mắc bệnh tối đa là 1/2. Trong khi đó, nếu một người trong cặp song sinh mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì nguy cơ của người kia cao nhất là 3/4.

 

Tuy nhiên, nó cũng phụ thuộc vào các yếu tố môi trường, lối sống. Ví dụ như các thành viên trong cùng 1 gia đình có cùng thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ thì sẽ có cùng nguy cơ phát triển thừa cân, béo phì và kéo theo tiểu đường tuýp 2. 

Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2, rất khó xác định liệu bệnh tiểu đường của bạn là do lối sống hay di truyền. Nhiều khả năng là do cả hai. Theo báo cáo từ hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiểu đường type 2 nếu bố mẹ bị mắc là:
 

- 75% nếu cả bố và mẹ đều mắc tiểu đường type 2. 
 

- Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường type 2, tỷ lệ bố mẹ di truyền sang con là 14% nếu thời điểm sinh con dưới 50 tuổi
 

- Nếu bố hoặc mẹ mắc tiểu đường type 2 sau 50 tuổi thì nguy cơ con bị bệnh gần 8%. 
 

II. Yếu tố nào là nguyên nhân khiến tiểu đường có tính di truyền?
 

Hàng trăm nghiên cứu lớn nhỏ trên thế giới về tiểu đường đã cho thấy mối liên hệ của gen di truyền tới khả năng mắc bệnh. Bên cạnh đó, người ta cũng chỉ ra, môi trường cũng có tác động không nhỏ tới nguy cơ một người mắc tiểu đường tuýp 2.
 

  • Đột biến gen
     

Tình trạng đột biến gen có ảnh hưởng không nhỏ tới nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Điều đó xảy ra khi có sự đột biến ở các gen có liên quan tới điều hòa glucose. Đó là các gen kiểm soát quá trình sản xuất glucose, sản xuất insulin, kiểm soát mức độ nhạy cảm của cơ thể với nồng độ glucose hay sự điều hòa nồng độ insulin trong cơ thể.
 

  • Lối sống
     

Song hành cùng yếu tố di truyền thì lối sống thiếu khoa học cũng là một nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Cụ thể:
 

- Nếu bố mẹ lười vận động thể dục thể thao, chế độ ăn uống thiếu khoa học thì thế hệ sau có khả năng cao bị ảnh hưởng thói quen và chế độ ăn đó. Hút thuốc cũng được chỉ ra là yếu tố rủi ro lớn với người bị tiểu đường. Bên cạnh đó, người béo phì cũng đã được chỉ ra khả năng mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn.

 

- Một người thường xuyên ăn thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào hoặc bia rượu cũng là những đối tượng dễ dẫn đến mắc tiểu đường.
 

- Hàng trăm nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp với bệnh tiểu đường. Tức người bị cao huyết áp và mỡ máu sẽ có tỉ lệ mắc tiểu đường cao hơn so với người bình thường.
 

III. Gen có liên quan trực tiếp đến tính di truyền của tiểu đường?
 

Bệnh tiểu đường có liên quan đến cách cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Hormone insulin có vai trò làm giảm mức đường huyết, còn glucagon giúp tăng mức đường huyết. Ở người không bị tiểu đường, insulin và glucagon phối hợp với nhau để giữ cho mức đường huyết cân bằng.
 

Khi bị bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng đúng với insulin, gây ra sự mất cân bằng giữa tác dụng của insulin và glucagon.
 

- Bệnh tiểu đường tuýp 1, cơ thể không sản xuất đủ insulin do đó mức đường huyết trở nên quá cao, trừ khi người bệnh tiêm thêm insulin.


- Còn bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể không đáp ứng hiệu quả với insulin, điều này cũng sẽ dẫn tới mức đường huyết cao hơn bình thường
 

  • Đối với tiểu đường tuýp 1
     

Trong cơ thể con người, không có gen nào gọi là gen của bệnh tiểu đường để là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1. Thay vào đó, chỉ một nhóm trong số gen là nguyên nhân gây ra bệnh, trong đó các gen HLA là nguyên nhân lớn nhất. Gen HLA tạo ra protein mà hệ thống miễn dịch của bạn sử dụng để giữ cho bạn khỏe mạnh. Vì bệnh tiểu đường loại 1 là một bệnh tự miễn – cơ thể bạn phá hủy các tế bào tạo ra insulin – điều đó có ý nghĩa rằng với những ai các gen HLA sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.
 

Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu làm thế nào để dự đoán tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của một người. Ví dụ, hầu hết những người da trắng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 đều có gen gọi là HLA-DR3 hoặc HLA-DR4. Vì thế, đứa trẻ thừa hưởng gen này, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ cao hơn. Đối với người Mỹ gốc Phi, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là gen HLA-DR7 người Nhật là gen HLA-DR9, tuy nhiên, các gen nghi ngờ ở các nhóm dân tộc khác ít được nghiên cứu.
 

  • Đối với tiểu đường tuýp 2
     

Các gen có liên quan với nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 bao gồm:
 

- TCF7L2, gen ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin và sản xuất glucose.
 

- Thụ thể urê sulfonylurea (ABCC8), giúp điều tiết insulin.
 

- Calpain 10, liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người Mỹ gốc Mexico.
 

- Gen vận chuyển glucose 2 (GLUT2), giúp glucose di chuyển vào tuyến tụy.
 

- Thụ thể glucagon (GCGR), hormone glucagon tham gia vào điều hòa glucose.
 

Các đột biến ở bất kỳ gen nào  liên quan đến điều hòa glucose đều có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Bao gồm các gen kiểm soát:
 

- Sự sản xuất glucose
 

- Sự sản xuất insulin
 

- Độ nhạy cảm của cơ thể với nồng độ glucose
 

- Sự điều hòa nồng độ insulin

IV. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường

 

  • Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1
     

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1. Chỉ biết rằng các tế bào của hệ miễn dịch của cơ thể bình thường chỉ chống lại các tác nhân lạ gây hại vì lý do nào đó đã phá hủy cả tế bào tiết insulin. 

 

  • Nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường type 2
     

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là do chức năng hormone insulin bị suy giảm. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh, cụ thể thuộc những nhóm đối tượng sau:
 

- Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường.
 

- Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ
 

- Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
 

- Ít hoạt động thể chất.
 

- Tuổi tác cao.
 

- Tăng huyết áp.
 

- Thừa cân, béo phì.
 

- Rối loạn lipid máu.
 

- Rối loạn dung nạp glucose: Tình trạng đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa phải là bệnh đái tháo đường.

V. Triệu chứng của bệnh tiểu đường

 

  • Triệu chứng của tiểu đường tuýp 1

 

Các triệu chứng của thể tiểu đường tuýp 1 thường diễn tiến nhanh, có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần với các biểu hiện điển hình gồm:
 

- Cảm thấy đói và mệt: Thông thường, cơ thể sẽ chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành glucose để các tế bào lấy năng lượng. Các tế bào sẽ cần đến insulin để có thể hấp thụ glucose, tuy nhiên, khi cơ thể không tạo ra đủ lượng insulin cần thiết, hoặc các tế bào của cơ thể kháng lại insulin được tạo ra sẽ khiến glucose không thể hấp thu và lấy năng lượng. Chính điều này khiến bệnh nhân sẽ cảm thấy đói và mệt mỏi hơn so với bình thường.


- Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều: Người bình thường sẽ mất khoảng 4 – 7 lần đi tiểu trong vòng 24 giờ, nhưng ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 sẽ đi tiểu nhiều lần hơn. Lý do xuất phát từ việc ở cơ chế bình thường, cơ thể sẽ tái hấp thu glucose khi đi qua thận, còn ở bệnh nhân tiểu đường, lượng glucose trong máu bị đẩy lên cao khiến thận không thể hấp thu tất cả trở lại. Kết quả là glucose sẽ được thải qua đường tiểu kéo theo thải nước, khiến cơ thể tạo nhiều nước tiểu, bệnh nhân đi tiểu thường xuyên hơn. Khi đi tiểu nhiều gây ra tình tình trạng mất nước, bệnh nhân sẽ rất khát do đó sẽ cần uống nước, nhưng chính vì vậy lại càng đi tiểu nhiều hơn.
 

- Khô miệng, ngứa da: Bệnh nhân sẽ đi tiểu nhiều hơn khiến cơ thể bị mất nước, làm cho vùng miệng cảm thấy bị khô. Đồng thời, da khô có thể khiến bệnh nhân bị ngứa.
 

- Sụt cân: Một số trường hợp bệnh nhân ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân sau vài tuần lễ do mất nước, do ly giải mô mỡ, mô cơ.
 

  • Triệu chứng của tiểu đường tuýp 2
     

Ở thể tiểu đường tuýp 2, các triệu chứng tiến triển âm thầm và phát triển trong nhiều năm, hầu hết bệnh nhân không gặp những triệu chứng rõ ràng như thể tiểu đường tuýp 1 nên khó phát hiện. Bệnh có thể vô tình được phát hiện qua xét nghiệm glucose máu hoặc có những biến chứng như vết thương nhiễm trùng lâu lành. Một số dấu hiệu nghi ngờ cần thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường gồm: 
 

- Nhiễm trùng nấm men: Cả hai giới đều có thể gặp phải tình trạng này nếu mắc bệnh tiểu đường. Nấm men sẽ ăn glucose, do đó sự tập trung nhiều glucose sẽ khiến nấm phát triển mạnh. Bệnh nhân có thể thấy nhiễm trùng ở bất kỳ nếp gấp ẩm của da, ở giữa ngón tay, ngón chân, vùng dưới ngực, thậm chí xung quanh hoặc trong cơ quan sinh dục.
 

- Vết thương chậm lành: Lượng đường trong máu quá cao có thể sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu của toàn bộ cơ thể, gây tổn thương hệ thần kinh, khiến khó chữa lành các vết thương. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể thấy đau hoặc tê ở chân. Đó cũng chính là biểu hiện của tổn thương thần kinh.

 

VI. Vậy để hạn chế yếu tố di truyền gây ảnh hưởng tới sự khởi phát bệnh tiểu đường, chúng ta cần phải làm gì?

 

Đến với cách người ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trước hết các yếu tố rủi ro trên cần phải được kiểm tra. Tối thiểu 10000 bước mỗi ngày là tất cả những gì bạn cần đi bộ để giữ cho việc sử dụng glucose trong cơ thể ở mức tối ưu. Hoặc rèn luyện sức đề kháng 150 phút mỗi tuần là đủ. Bạn có thể phân phối nó trong khoảng thời gian 4 – 5 ngày.
 

Chỉ số BMI phải nằm trong khoảng 18. 1825. Khi chỉ số này ở trên hoặc dưới đều khiến bạn mắc nhiều bệnh khác nhau.
 

Mặc dù, thật khó để ngăn mình khỏi bệnh tiểu đường khi nó di truyền trong gia đình bạn, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm cơ hội bị bệnh này.
 

1. Hoạt động thể chất nhiều hơn:
 

Có nhiều lợi ích cho hoạt động thể chất thường xuyên. Tập thể dục có thể giúp bạn:
 

- Giảm cân
 

- Hạ đường huyết
 

- Tăng cường độ nhạy cảm của bạn với insulin - giúp giữ lượng đường trong máu của bạn trong một phạm vi bình thường hay ở mức độ cho phép
 

Nghiên cứu cho thấy tập thể dục nhịp điệu và rèn luyện sức đề kháng có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Lợi ích lớn nhất đến từ một chương trình thể dục bao gồm cả hai.
 

2. Cung cấp nhiều chất xơ:
 

Việc bạn bổ sung chất xơ vào các bữa ăn hàng ngày, nó có thể giúp bạn:
 

- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu của bạn

 

- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
 

- Thúc đẩy giảm cân bằng cách giúp bạn cảm thấy no
 

- Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau, đậu, ngũ cốc và các loại hạt.
 

3. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt:
 

Không rõ tại sao, nhưng ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giúp duy trì lượng đường trong máu. Cố gắng cung cấp ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn của bạn.
 

Nhiều loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt đã sẵn sàng để ăn, bao gồm nhiều loại bánh mì, sản phẩm mì ống và ngũ cốc.
 

4. Giảm cân:
 

Nếu bạn thừa cân, phòng ngừa bệnh tiểu đường có thể giúp giảm cân. Mỗi cân nặng bạn mất có thể cải thiện sức khỏe của bạn, và bạn có thể ngạc nhiên bởi kết quả mà nó mang lại. Những người tham gia trong một nghiên cứu lớn đã giảm được một lượng cân nặng khiêm tốn - khoảng 7% trọng lượng cơ thể ban đầu - và tập thể dục thường xuyên giúp giảm gần 60% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
 

5. Bỏ qua chế độ ăn kiêng khắc khổ và chỉ đưa ra lựa chọn lành mạnh:
 

Chế độ ăn kiêng low-carb, chế độ ăn có chỉ số đường huyết hoặc chế độ ăn khắc khổ khác có thể giúp bạn giảm cân lúc đầu. Nhưng hiệu quả của chúng trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường không được biết đến, cũng không phải là tác dụng lâu dài của chúng. Và bằng cách loại trừ hoặc hạn chế nghiêm ngặt một nhóm thực phẩm cụ thể, bạn có thể đang từ bỏ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Thay vào đó, hãy tạo ra sự kiểm soát đa dạng và một phần trong kế hoạch ăn uống lành mạnh của bạn.


Trên đây chúng tôi đã tìm hiểu và giải đáp cho ban đọc về bệnh tiểu đường có di truyền không? Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên giúp ích cho bạn đọc về bệnh tiểu đường. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !

Mách Bạn :  Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường
Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

 

 

 

Punsemin có tác dụng gì ?

Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.

Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch

 


>>> Chi Tiết Sản Phẩm Xem Tại  : Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

___________________
 

Có thể bạn quan tâm

>>> Bài tập thể dục giúp ổn định đường huyết hiệu quả cho người tiểu đường

 

>>> Phân Biệt Tiểu Đường Type 1 Và Tiểu Đường Type 2


>>> Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường mà bạn cần biết

Viết bình luận