Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Nhiều người nhận thấy ông bà, cha mẹ mắc bệnh tiểu đường liền lo lắng không biết bản thân mình có nguy cơ gặp phải bệnh lý này không? Vậy bệnh tiểu đường có di truyền không? Bệnh tiểu đường di truyền như thế nào? Hãy yên tâm vì bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ cho bạn.
 

 

1.Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tiểu đường?


Bệnh tiểu đường type 1 và type 2 có nguyên nhân khác nhau. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng bệnh tiểu đường có di truyền, tuy nhiên chỉ có mỗi yếu tố di truyền thì có thể chưa mắc bệnh tiểu đường.

Có hai yếu tố đóng vai trò quan trọng hình thành 2 bệnh này gồm:

•    Bạn thừa hưởng gen di truyền mắc bệnh tiểu đường

•   Yếu tố môi trường kích hoạt gen mắc bệnh tiểu đường

Có các bằng chứng cho thấy ở cặp song sinh cùng trứng có kiểu gen giống hệt nhau. Tuy nhiên, chỉ có một người mắc bệnh tiểu đường type 1, trong khi người kia không mắc bệnh. Khi một người sinh đôi mắc bệnh tiểu đường type 2 thì nguy cơ của người kia nhiều nhất là gấp 3 đến 4 lần.
 

2. Bệnh tiểu đường có di truyền không?


Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa Glucose do thiếu hụt hormone Insulin (tiểu đường type 1) hoặc suy giảm chức năng của hormone Insulin (tiểu đường type 2). Nguyên nhân của các nhóm bệnh tiểu đường này khác nhau. Các nhà khoa học đã chứng minh Tiểu đường có tính di truyền, tuy nhiên đây không phải là yếu tố duy nhất và quyết định một đứa trẻ có mắc bệnh hay không.


2.1. Tỉ lệ mắc tiểu đường di truyền type 1

Nếu đứa trẻ có bố mắc bệnh tiểu đường type 1 thì tỉ lệ mắc bệnh do di truyền từ bố là 1/17.

Nếu đứa trẻ có mẹ mắc bệnh tiểu đường type 1 và mẹ sinh trẻ trước 25 tuổi thì tỉ lệ mắc bệnh do di truyền từ mẹ là 1/25. Nếu mẹ sinh con sau 25 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh là 1/100.

Nếu đứa trẻ có cả bố và mẹ cùng mắc tiểu đường type 1 thì nguy cơ mắc bệnh là từ 1/10 - 1/4.

Người mắc tiểu đường type 1 có nguy cơ cao mắc hội chứng tự miễn nhiều tuyến nội tiết type 2, các bệnh lý rối loạn miễn dịch, tuyến thượng thận hoạt động kém, bệnh tuyến giáp,… Nếu bố mẹ cũng mắc các bệnh lý, hội chứng này và bệnh tiểu đường type 1 thì nguy cơ trẻ mắc bệnh là ½.

Các nhà khoa học đã phát triển 1 loại xét nghiệm đặc biệt kiểm tra phản ứng cơ thể với glucose để biết độ tuổi trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.


2.2. Tỉ lệ mắc tiểu đường di truyền type 2


Tiểu đường type 2 là bệnh di truyền theo gia đình, một phần là di truyền gen và 1 phần là do trẻ được chăm sóc với thói quen ăn uống, tập luyện không hợp lý từ bố mẹ. Theo số liệu công bố của Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, nguy cơ trẻ mắc tiểu đường type là:

- 1/7 nếu bố hoặc mẹ phát hiện mắc bệnh trước 50 tuổi.

- 1/2 nếu cả hai cha mẹ cùng mắc bệnh.

- 1/13 nếu cha hoặc mẹ phát hiện mắc bệnh sau 50 tuổi.

Bên cạnh đó, yếu tố dinh dưỡng và vận động cơ thể cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc một đứa trẻ có mắc bệnh tiểu đường type 2 hay không. Có một số đột biến gen gắn liền với căn bệnh này nhưng không có gen nào độc lập gây bệnh. Cần hiểu rằng yếu tố gen tương tác với yếu tố môi trường (thực phẩm, virus, chất độc) làm kích hoạt và khiến bạn mắc bệnh.
 

3. Xét nghiệm di truyền và sàng lọc bệnh tiểu đường thế nào?

 


 

Tiểu đường có nguy cơ di truyền sang thế hệ con cháu nên các bậc cha mẹ ít nhiều lo lắng khi bản thân mình mắc bệnh hoặc người bạn đời, người thân trong gia đình. Đáp ứng nỗi lo này và tăng chất lượng cuộc sống chung, khoa học cũng phát triển một số xét nghiệm đột biến gen liên quan đến bệnh tiểu đường type 2.


Tuy nhiên sự tăng nguy cơ với đột biến gen nhất định là khá nhỏ nên việc xét nghiệm đánh giá chính xác còn gặp nhiều khó khăn.


Theo Healthline, các yếu tố có thể giúp dự đoán chính xác nguy cơ bạn có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 hay không gồm:


- Huyết áp cao.


- Tiền sử gia đình.


- Chỉ số khối cơ thể.


- Tiền sử tiểu đường thai kỳ.


- Tăng cholesterol và nồng độ triglyceride máu.


Tuy nhiên, xét nghiệm và chẩn đoán sàng lọc nguy cơ mắc tiểu đường di truyền nói chung còn nhiều khó khăn do khó đánh giá sự tương tác giữa môi trường và di truyền. Điều này cũng cho biết, mỗi người đều có thể thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh để giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 dù cơ thể mang gen đột biến làm tăng nguy cơ gây bệnh.


Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, muốn ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường type 2 tái phát thì việc giảm cân, duy trì cân nặng bình thường, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể chất giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường.


4. Vậy để hạn chế yếu tố di truyền gây ảnh hưởng tới sự khởi phát bệnh tiểu đường chúng ta cần phải làm gì?


4.1. Hoạt động thể chất nhiều hơn


Tập thể dục,thể thao thường xuyên có thể giúp bạn:

-    Giảm cân

-    Hạ đường huyết

-    Tăng cường độ nhạy cảm của bạn với insulin-giúp giữ lượng trong máu của bạn trong một phạm vi bình thường hay ở mức độ cho phép.


4.2. Cung cấp nhiều chất xơ

 


 
Việc bạn bổ sung chất xơ vào các bữa ăn hàng ngày nó có thể giúp bạn:

- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.

- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

- Thúc đẩy giảm cân bằng cách giúp bạn cảm thấy no.

- Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau, đậu, ngũ cốc và các loại hạt.


4.3. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt


Ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giúp duy trì lượng đường trong máu. Cố gắng cung cấp ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn của bạn.

Nhiều loại thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt đã sẵn sàng để ăn, bao gồm nhiều loại bánh mì, sản phẩm mì ống và ngũ cốc.


4.4. Giảm cân


Nếu bạn thừa cân, phòng ngừa bệnh tiểu đường có thể giúp giảm cân. Mỗi cân nặng bạn mất có thể cải thiện sức khỏe của bạn và bạn  có thể ngạc nhiên bởi kết quả mà nó mang lại. Những người thâm gia trong một nghiên cứu lớn đã giảm được một lượng cân nặng khiêm tốn khoảng 7% trong lượng cơ thể ban đầu, và tập thể dục thường xuyên giúp giẩm gần 60% nguy  cơ mắc bệnh tiểu đường.


4.5. Bỏ qua chế độ ăn kiêng khắc khổ và chỉ đưa ra lựa chọn lành mạnh.


Chế độ ăn kiêng low-carb, chế độ ăn có chỉ số đường huyết hoặc chế độ ăn khắc khổ khác có thể giúp bạn giảm cân lúc đầu.Nhưng hiệu quả của chúng trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường không được biết đến, cũng không phải là tác dụng lau dài của chúng. Và bằng cách loại trừ hoặc hạn chế nghiêm ngặt một nhóm thực phẩm cụ thể, bạn có thể đang từ bỏ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Thay vào đó hãy tạo ra sự kiểm soát đa dạng và một phần trong kế hoạch ăn uống lành mạnh của bạn.
 
Mách bạn: Punsemin -  ổn định đường huyết phòng biến chứng bệnh tiểu đường. 

 


 
Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.

Công dụng của Punsemin:


>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên.


>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2.


>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.


>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp.


>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.


>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường.


>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch.


>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì.


>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá.


>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch.


Đối tượng sử dụng: 


Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.

 Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

 

Trên đây chúng tôi đã tìm hiểu và giải đáp cho bạn đọc về bệnh tiểu đường có di truyền không? Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên giúp ích cho bạn đọc về bệnh tiểu đường. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.

 

Có thể bạn quan tâm

>>> Bài tập thể dục giúp ổn định đường huyết hiệu quả cho người tiểu đường

 

>>> 13 cách phòng bệnh tiểu đường trước khi quá muộn

 

>> Mách bạn 10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường hiệu quả tại nhà

Viết bình luận