Rối loạn tiền đình là căn bệnh ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Rối loạn tiền đình thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam. Bệnh rối loạn tiền đình gây nên trạng thái mất thăng bằng khi thay đổi tư thế làm cho người bị bệnh chóng mặt, đầu óc quay cuồng, mắt hoa, ù tai, buồn nôn, đi đứng không vững, dễ bị ngã. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không và cách phòng bệnh.
* Rối loạn tiền đình là gì?
iền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Đây là hệ thống giữ vai trò điều chỉnh thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình. Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra rạng thái mất cân bằng về tư thế khiến người bệnh rơi vào trạng thái quay cuồng, chóng mặt, mất thăng bằng, đi đứng lảo đảo, hoa mắt, ù tai, buồn nôn. Bệnh rối loạn tiền đình rất dễ tái phát, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, công việc. Những người mắt chứng huyết áp cao, thiếu máu khi bị rối loạn tiền đình vô cùng nguy hiểm, tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não.
* Biến chứng của bệnh rối loạn tiền đình
Tuy bệnh tiền đình không gây ra những hậu quả quá nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài và không điều trị dứt điểm thì có thể gây ra những biến chứng đối với cơ thể như:
Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, đi đứng mất thăng bằng, thậm chí là bị ngất, gây cản trở cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu không may những biểu hiện của căn bệnh xuất hiện khi đang đi trên đường thì sẽ vô cùng nguy hiểm..
Rối loạn tiền đình là gì - một trong những nguyên nhân chủ yếu gây những cơn đau đầu cho bạn. Khi bị đau đầu, sẽ rất khó để bạn tập trung vào công việc, bên cạnh đó là cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ nổi cáu với những người xung quanh.
Thậm chí, rối loạn tiền đình còn có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực gây ù tai, nặng còn gây điếc đặc.
Ngoài những biến chứng nói trên, người bệnh còn có thể bị ảnh hưởng đến tầm nhìn, hay nhạy cảm với ánh sáng, thay đổi tâm lý như mất tự chủ, tự ti, lo âu,hoảng loạn, trầm cảm,…
* Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Nhìn vào những biến chứng của bệnh ta có thể thấy được. Bệnh rối loạn tiền đình mặc dù chưa gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Bệnh có thể xuất hiện trong vài ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng như: mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người bị bệnh. Nếu để lâu ngày có thể gây ra những chứng bệnh khác như: thần kinh, bệnh nhồi máu cơ tim hoặc huyết áp thấp… Nếu phát hiện người nhà bị rối loạn tiền đình thì chúng ta nên cho đi khám chữa bệnh kịp thời. Chớ để lâu ngày gây ra những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
* Cách phòng bệnh rối loạn tiền đình
+ Tránh thay đổi tư thế đột ngột.
+ Hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá.
+ Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính.
+ Không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh.
+ Cần thường xuyên tập thể dục thể thao. Đặc biệt là các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy.
+ Uống đủ nước 2 lít/ngày, nên tập thói quen uống nước thường xuyên, tránh để quá khát mới uống nước.
+ Giảm thiểu căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt...
Khi có những triệu chứng nghi ngờ như: chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững, nghi ngờ bệnh lý rối loạn tiền đình, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và xác định chính xác nguyên nhân để từ đó có hướng chữa trị thích hợp càng sớm càng tốt.
* Cách xử trí khẩn cấp khi người bệnh có các triệu chứng rối loạn tiền đình
+ Sau cơn có thể cho dùng thêm ít nước đường hay khoáng chất.
+ Có thể dùng thuốc chống nôn, thuốc chống say tàu xe hay cắt cơn.
+ Loại bỏ ngay các dụng cụ để chứa chất nôn của bệnh nhân vì đây có thể là yếu tố gây kích thích làm bệnh nhân nôn tiếp.
+ Khi bệnh nhân đang điều khiển phương tiện thì ngưng điều khiển các phương tiện có động cơ hoặc ngưng ngay những công việc nguy hiểm.
+ Cho bệnh nhân ngồi ở vị trí thoáng gió, thoáng khí, chỗ ngồi chắc chắn, tránh di chuyển vì rất dễ ngã gây chấn thương khác cho bệnh nhân.
+ Khi cơn nặng kéo dài, nhất là những trường hợp có nguyên nhân bệnh của tai mũi họng hay não cần nhập viện để được điều trị tích cực hơn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Nếu những người đang bị rối loạn tiền đình nên bổ sung sản phẩm TPCN viên nén Super Power Neuro Max giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả. Mỗi thành phần trong TPCN Super Power Neuro Max có 1 chức năng khác nhau giúp cải thiện trí nhớ. Super Power Neuro Max được sản xuất bởi hãng Jarrow Formulas, Inc, Hoa Kỳ sẽ là lựa chọn cho bạn. Sự thành công của Super Power Neuro Max là do có sự kết hợp nhiêu thành phần giúp tăng cường trao đổi chất của các tế bào não, hạn chế quá trình lão hóa, được chiết suất từ thiên nhiên như Cytidine 5’-diphosphocholine, Phosphatidylserine (PS), Acetyl L-carnitine, Alpha lipoic acid, Taurine, Phosphatidylcholine và các thành phần khác: Silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), xenluloza, gelatin đều có mặt trong sản phẩm này. Super Power Neuro Max giúp tăng cường trao đổi chất của các tế bào não, hỗ trợ hạn chế quá trình lão hóa tốt hơn.
Cách dùng: Dùng cho người lớn, uống 2 đến 4 viên/ngày, uống cùng với nước trái cây hoặc nước uống giữa các bữa ăn hoặc uống theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Thực phẩm chức năng bổ não của Mỹ Super Power Neuro Max
Viết bình luận