Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4 nguy hiểm như thế nào?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4 rất nguy hiểm và và khó điều trị. Lúc này, các triệu chứng trở nên rất nặng nề và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Cùng tìm hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở giai đoạn này nguy hiểm như thế nào và cách kiểm soát hiệu quả bạn nhé.
 
 
1.Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4 có triệu chứng gì?

Giai đoạn 4 của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là giai đoạn cuối với mức độ nghiêm trọng nhất. Lúc này, những tổn thương ở phổi khó có thể phục hồi. Phổi không còn khả năng cung cấp oxy đầy đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim hay động mạch phổi.

Các triệu chứng trong giai đoạn này biểu hiện rõ nét và thường xuyên hơn, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh, thậm chí có thể cảnh báo những biến chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng chính của COPD ở giai đoạn 4 bao gồm:

1.1 Khó thở

Nếu như ở các giai đoạn trước, tình trạng khó thở không xảy ra hoặc chỉ xảy ra khi bệnh nhân gắng sức thì ở giai đoạn này, người bệnh khó thở thường xuyên, liên tục. Thậm chí họ có cảm giác khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi.

1.2 Mức oxy trong máu thấp

Phổi hoạt động kém do tắc nghẽn có thể khiến bệnh nhân bị thiếu oxy trong máu. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược.

1.3 Sụt cân

Do khó thở liên tục và giảm hoạt động trong thời gian dài, người bệnh có thể bị sụt cân không mong muốn.

1.4 Đau nhức đầu

Triệu chứng nhức đầu xảy ra do giảm nồng độ oxy ở dòng máu nuôi não. Tình trạng này thường xuyên xuất hiện, đặc biệt vào buổi sáng.

1.5 Hạn chế sinh hoạt

Chức năng phổi bị suy giảm nghiêm trọng khiến các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Cùng bởi vậy mà khả năng tham gia các hoạt động hàng ngày của người bệnh bị hạn chế do khó thở và mệt mỏi.

Ngoài ra, người mắc bệnh COPD cũng có nguy cơ cao mắc các vấn đề khác như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, nhiễm trùng nặng. Trong nhiều trường hợp, các cơn khó thở cấp có thể gây nguy hiểm và dẫn đến tử vong.
 
2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4 nguy hiểm như thế nào?
 

Giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất của bệnh, chức năng phổi suy giảm nghiêm trọng và không thể phục hồi. Do đó, phổi không còn khả năng cung cấp oxy cho cơ thể khiến các cơ quan khác như tim, động mạch… bị ảnh hưởng. Đây cũng là giai đoạn người bệnh cần can thiệp nhiều các phương pháp điều trị.

Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 có tỷ lệ tử vong cao. Theo nhiều nghiên cứu, có đến 24% bệnh nhân tử vong nếu trở nặng. Nếu người bệnh là người cao tuổi thì tỷ lệ tử vong càng cao.

Bên cạnh đó, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 còn tiềm ẩn nguy cơ cao gây các biến chứng như cao huyết áp, suy tim, tràn khí màng phổi, loãng xương, thậm chí là ung thư phổi. Những biến chứng này có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

3. Phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4

Cho đến nay, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vẫn chưa có thuốc đặc trị hay có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Mục tiêu của việc điều trị đa phần là nâng cao thể trạng và cải thiện hoạt động của phổi, từ đó giảm các biến chứng mà bệnh có thể gây ra. Với các bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn 4, việc điều trị chủ yếu mang tính chất duy trì với các biện pháp:

3. 1 Dùng thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4

– Thuốc giãn phế quản: Đây là loại thuốc mà các bệnh nhân mắc bệnh COPD ít nhiều đều sử dụng. Thuốc có công dụng mở rộng đường thở, giúp người bệnh hô hấp đỡ khó khăn. Thuốc này thường được sử dụng dưới dạng hít để người bệnh có thể dùng hàng ngày, liều lượng thường là 1-2 lần/ngày tùy từng trường hợp. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn. Trong trường hợp khẩn cấp, thuốc giãn phế quản hàng ngày không có tác dụng, các bác sĩ sẽ có thuốc giãn phế quản cấp để kịp thời cứu sống người bệnh.

– Corticosteroid: Đây là dạng thuốc chống viêm có steroid phổ biến và có tác dụng mạnh. Các bác sĩ thường sẽ chỉ định corticosteroid dạng hít đi kèm với các thuốc giãn phế quản cho những người mắc bệnh COPD.

– Methylxanthines: Thuốc này được dùng kết hợp với thuốc giãn phế quản trong điều trị COPD giai đoạn 4 để chống viêm và làm giãn cơ trong đường thở.

– Thuốc long đờm: Các thuốc này giúp người bệnh giảm, loãng đờm, dịch trong phổi, nhờ đó người bệnh khạc nhổ dễ dàng hơn. Thuốc thường được chỉ định trong các đợt viêm cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
 
3.2.Bỏ thuốc lá

Thuốc là, thuốc lào chiếm phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và làm cho tình trạng bệnh nặng thêm. Nếu người bệnh đang ở giai đoạn 1, 2, hoặc 3 của bệnh mà không từ bỏ thói quen này, khả năng phổi và phế quản bị tổn thương và chuyển sang giai đoạn 4 là rất cao.

3.3. Ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp tăng thể trạng cho người bệnh, tăng sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật.
 
3.4. Tiêm vắc xin
 

 
Việc chủ động tiêm vắc xin giúp làm giảm triệu chứng, giảm thiệu tần suất các đợt cấp nặng và giảm nguy cơ biến chứng cũng như giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4.

3.5. Phẫu thuật

Với những bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 nặng, không đáp ứng các biện pháp điều trị khác thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị. Các phẫu thuật có thể thực hiện gồm: phẫu thuật giảm thể tích phổi, phẫu thuật cắt phổi, phẫu thuật ghép phổi.

3.6. Tập thể dục thường xuyên giúp người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 sống khỏe hơn

Đây cũng là một biện pháp quan trọng giúp người bệnh nâng cao thể trạng, tăng khả năng tuần hoàn, điều hòa nhịp thở, nhờ đó giảm các biến chứng của bệnh COPD.
 
Trong thời tiết mùa lạnh, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần chú ý giữ ấm đầy đủ, nhất là phần cổ và ngực, vệ sinh mũi, họng thường xuyên, tránh uống nước lạnh, ăn đồ lạnh… để giúp bảo vệ đường hô hấp.
 
Như vậy, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi đã bước sang giai đoạn 4 sẽ rất nguy hiểm, có khả năng lớn đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Hãy tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của bác sĩ, thăm khám định kỳ, đồng thời xây dựng lại chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp với tình trạng sức khỏe bạn nhé!
 
Giới thiệu đến bạn : BL Care Max Tăng cường sức khỏe & bảo vệ phổi toàn diện

BLCare Max là gì?

BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...
 
 
BLCare Max có tác dụng gì ?

- Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ gốc tự do cơ thể

- Phòng chống giảm nguy cơ ung thư phổi, giúp bảo vệ phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...

- Giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở, giúp hô hấp dễ dàng hơn

- Hỗ trợ giải độc phổi do ô nhiễm không khí, bụi, khói các hóa chất độc hại từ môi trường..
 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận