Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không và cách phòng bệnh ra sao?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không là câu hỏi của nhiều người. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là căn bệnh phát triển liên tục, tấn công vào tất cả các cơ quan thuộc hệ hô hấp của con người. Đây là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi nhưng có thể điều trị kiểm soát triệu chứng được. Nếu được điều trị đúng thì vẫn sẽ có được một cuộc sống gần như người bình thường. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không là câu hỏi luôn được nhiều bệnh nhân quan tâm trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay đã có phương pháp điều trị tuy nhiên không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn mà chỉ có thể duy trì ở trạng thái ổn định nhất và hạn chế tối đa những biến chứng khác cho cơ thể.

Điều này được giải thích rằng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong thời gian dài khiến phổi tổn thương và khó có thể hồi phục hoàn toàn. Và phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị nhanh hơn cũng như tránh chuyển sang các biến chứng bệnh trầm trọng hơn.

Thay đổi thói quen sinh hoạt luôn là phương pháp điều trị được khuyến cáo hàng đầu trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như:

+ Cai thuốc lá hoàn toàn kể cả thuốc lá điện tử.

+ Tập thể dục thường xuyên để tăng cường chức năng trao đổi của phổi.

+ Chế độ ăn uống lành mạnh hạn chế rượu bia, dầu mỡ,… tăng cường chất xơ.

+ Khi mắc các chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì một số phương pháp điều trị sẽ được thực hiện như:

+ Sử dụng thuốc giãn phế quản.

+ Can thiệp điều trị oxy dài hạn đối với các tình trạng tắc nghẽn nặng.

+ Thực hiện thủ thuật thông khí phế quản.

+ Phẫu thuật can thiệp giảm thể tích phổi.

2. Vây làm thế nào để sàng lọc và phát hiện sớm COPD?

Các triệu chứng thường gặp ở người bệnh COPD là ho, khạc đàm và khó thở. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường nhẹ. Bệnh nhân thường bỏ qua và nghĩ rằng đây là triệu chứng bình thường do hút thuốc lá. Trong khi đó, hút thuốc là nguyên nhân quan trọng nhất gây COPD, 80%-90% người mắc COPD liên quan đến hút thuốc lá. Ngay cả khi khó thở khi gắng sức (xuất hiện khi đi lên cầu thang, khi đi bộ nhanh trên đường bằng ….), nhiều khi bệnh nhân cũng chủ quan, không để ý và cho rằng đây là biểu hiện thông thường do tuổi già.

Người bệnh COPD thường kèm theo các bệnh kết hợp như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, do đó có thể chồng lấp với triệu chứng các bệnh này, và có thể là lý do bỏ sót chẩn đoán.

Hiện nay chẩn đoán COPD cần dựa vào đo chức năng hô hấp, khi chỉ số FEV1/FVC sau thuốc giãn phế quản < 0,7 thì được chẩn đoán xác định1. Tuy nhiên, xét về lợi ích thì sàng lọc COPD bằng đo chức năng hô hấp không được ghi nhận. Chức năng hô hấp chỉ nên thực hiện những trường hợp có triệu chứng lâm sàng hoặc tiếp xúc với tố nguy cơ. Như vậy, việc áp dụng bộ câu hỏi sàng lọc những người nguy cơ mắc bệnh cao, sau đó thực hiện đo chức năng hô hấp để chẩn đoán xác định. Có các công cụ, bộ câu hỏi giúp nhận diện sớm nguy cơ COPD. Dưới đây là 2 bộ câu hỏi thường được sử dụng để sàng lọc phát hiện sớm COPD:

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không

3. Cách phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng chúng ta đều có thể phòng ngừa và tránh được các bệnh tắc nghẽn của phổi. Dưới đây là một số cách phòng cách bệnh phổi tắc nghẽn bạn có thể tham khảo và áp dụng để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình nhé.

+ Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe:

Vận động thường xuyên sẽ giúp tăng cường khả năng trao đổi không khí của phổi để hạn chế các tình trạng tắc nghẽn khí. Một số các hoạt động thể thao giúp bạn nâng cao sức khoẻ như: bơi lội, chạy xe đạp, chạy bộ, đi bộ, tập yoga,…

Cùng với đó các bài tập về điều hoà nhịp thở cũng sẽ giúp ích cho quá trình hoạt động của phổi. Nếu bạn không có thời gian tập luyện thường xuyên, hàng ngày thì có thể duy trì chế độ tập luyện từ 2 - 3 lần/ tuần nhằm tạo thói quen cho cơ thể.

+ Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh:

Chế độ sinh hoạt lành mạnh luôn là những yếu tố quyết định giúp bạn có thể tránh được các bệnh hô hấp đồng thời nhiều chứng bệnh khác trong cơ thể. Cai thuốc lá hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày, nếu bạn đang nghiện thuốc lá thì có thể xây dựng lịch trình cai thuốc giảm dần để thích ứng.

Đặc biệt, trong quá trình điều trị hoặc sau khi ổn định tình trạng bệnh thì việc duy trì cai thuốc là điều quan trọng để tránh tái phát hoặc bệnh nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hạn chế các chất kích thích như rượu bia, hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, tăng cường chất xơ, vitamin bằng rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày. 

+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát sớm bệnh:

Để phòng tránh hoặc tầm soát sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn nắm được trạng thái sức khỏe cũng như phát hiện và điều trị kịp thời sớm các bệnh lý. Hiện nay, các cơ sở y tế cũng như trung tâm xét nghiệm y khoa đều có các dịch vụ kiểm tra sức khỏe tổng quát bao gồm cả các kỹ thuật xét nghiệm liên quan đến phổi. Vì thế bạn có thể dễ dàng kiểm tra thường xuyên từ 1 - 2 lần/ năm để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn.

+ Sử dụng thực phẩm chức năng bổ phổi phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...

BLCare Max

https://bizweb.dktcdn.net/100/164/964/files/hotline-dat-hang.jpg?v=1498880799513

BLCare Max là một sản phẩm chuyên biệt cho phổi được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý phổi, trong đó dược chất chính là N-Acetyl Cystein là tiền chất của dược chất Glutathione kết hợp các dược chất chiết xuất thiết yếu có hoạt tính sinh học cao, với sinh khả dụng mạnh tác dụng hợp đồng cộng hưởng thúc đẩy sức khỏe của phổi, giãn phế quản và kiểm soát các tế bào viêm, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, từ đó làm giảm chất nhầy trong đường hô hấp và tống đẩy đờm ra ngoài.

BLCare Max là phức hợp độc quyền giữa các dược chất sinh học chiết xuất từ cây xương cựa thương hiệu MPC, giống nho (Muscadine) trồng ở Georgia, Nấm Linh Chi và mô tuyến ức. Tất cả các thành phần dược liệu đều có nguồn gốc tự nhiên này được định hướng chuyên sâu bằng các nghiên cứu khoa học tập trung để cải thiện sức khỏe đường hô hấp giúp dễ thở, thông khí tối ưu, an toàn và hiệu quả. BLCare Max giúp giảm ho, long đờm, giải độc và làm sạch phổi, loại bỏ tắc nghẽn, giảm co thắt, tăng cường sức khỏe các mô phế nang phổi, cải thiện khả năng hấp thụ và tiêu thụ oxy của phổi, giữ lưu thông đường thở thông thoáng và cân bằng lượng chất nhầy, giảm tiết chất nhầy trong bệnh rối loạn chức năng nhầy, bệnh nhầy nhớt.

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: BLcare Max - Giải pháp cho người bệnh phổi

4. Một số câu hỏi liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

+ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nguy hiểm thế nào?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một trong những bệnh hô hấp phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta và có xu hướng ngày càng gia tăng. Hiện nay, COPD là một trong 3 nguyên nhân tử vong hàng đầu trên Thế giới và 90% số ca tử vong này nằm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc COPD đứng hàng đầu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đây là bệnh tiến triển nặng dần, không hồi phục do có những đợt cấp và xuất hiện các biến chứng trầm trọng gây tàn phế và đưa đến tử vong như suy hô hấp mạn tính, suy tim phải.

+ Ai có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến mắc COPD bao gồm cả các yếu tố thuộc về cơ địa người bệnh và các yếu tố do tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố nguy cơ gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Trong đó, những người hút thuốc lá, thuốc lào có nguy cơ mắc COPD cao nhất. Khói thuốc lá, thuốc lào kể cả hút chủ động hay thụ động là nguy cơ hàng đầu gây COPD. Nghiên cứu của PGS Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự tại Việt Nam đưa ra tỷ lệ COPD trong nhóm hút thuốc cao gấp 3,4 lần nhóm không hút thuốc đối với cả 2 giới. Các yếu tố nguy cơ khác như người làm việc trong môi trường có nhiều bụi và hóa chất nghề nghiệp với thời gian lâu, cường độ mạnh thì có thể dẫn đến COPD và khi có thêm khói thuốc lá thì tiến triển của bệnh càng nặng hơn. Cần chú ý cả những người sống ở nơi bị ô nhiễm không khí (kể cả không khí trong và ngoài nhà) cũng có nguy cơ mắc COPD: Nồng độ ô nhiễm không khí cao ở thành thị rất có hại cho người bệnh tim và phổi. Sự ô nhiễm không khí trong nhà như khói từ các chất đốt củi, rơm rạ, than…đặc biệt ở nơi thông gió kém là các nguy cơ cao gây COPD.

+ Khi nào tôi cần đi viện vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Tiến triển tự nhiên của COPD là một quá trình mạn tính và trên nền tảng này có các đợt nặng lên gọi là đợt bùng phát hay đợt cấp. Đặc trưng của đợt cấp COPD là sự thay đổi các triệu chứng của người bệnh như khó thở, ho kèm theo khạc đờm hoặc không, khác với diễn tiến hàng ngày, khởi phát cấp tính và có thể phải thay thuốc điều trị thường ngày.

Khi có các biểu hiện như khó thở tăng và/ hoặc ho khạc tăng, đờm đang màu trắng trong chuyển thành trắng đục hoặc đờm có màu xanh, màu vàng, thể tịch đờm tăng, có thể có sốt hoặc không sốt, có đau ngực hoặc không, đặc biệt là người bệnh có thay đổi về ý thức (nói nhảm, ngủ gà, lơ lơ), cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám, nhập viện điều trị hoặc có thể điều trị ngoại trú tùy theo mức độ đợt cấp.

Nhận biết sớm đợt cấp và điều trị kịp thời sẽ là giảm tỷ lệ tử vong, ngăn chặn tình trạng giảm chức năng hô hấp - một trong những nguyên nhân của sự tàn phế và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

+ Làm thế nào để tôi biết được mình bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Triệu chứng cơ năng nổi bật nhất của COPD là ho khạc đờm mạn tính và khó thở. Lúc đầu thường ho cách quãng, sau ho cả ngày vào đa số các ngày trong tuần, nếu điển hình có thểho kéo dài đến 3 tháng trong một năm và liên tục từ 2 năm trở lên. Khạc đờm vào buổi sáng, thường xuyên, đờm trong và nhày số lượng ít sau khi ho. Tuy nhiên một số trường hợp có thể không ho, hoặc rất ít ho mà triệu chứng chủ yếu là khó thở từ từ tăng dần, lúc dầu là khó thở khi gắng sức, về sau khó thở xuất hiện cả khi nghỉ.

Nếu bạn nằm trong số những người có các yếu tố nguy cơ của COPD và có các triệu chứng như trên, bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và làm thêm các xét nghiệm như chụp Xquang tim phổi, đo chức năng hô hấp với Test hồi phục phế quản để khẳng định chẩn đoán.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu và cách phòng bệnh như thế nào?

>>> Thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính an toàn hiệu quả

>>> Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không và cách phòng ra sao?

Viết bình luận