Bệnh nhồi máu cơ tim không nên ăn gì? - BNC medipharm

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm và thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy bệnh nhồi máu cơ tim không nên ăn gì là câu hỏi của nhiều người. Nhồi máu cơ tim là tình trạng một cục huyết khối đột ngột làm tắc động mạch vành. Hiện tượng này làm cho máu không chảy đến nuôi được phần cơ tim và làm một phần cơ tim bị chết đi. Tắc những mạch máu lớn có thể làm cho quả tim của bạn ngừng đập hoặc nó có thể gây ra một rối loạn nhịp chết người. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem bệnh nhồi máu cơ tim không nên ăn gì.

Bệnh nhồi máu cơ tim không nên ăn gì

1. Bệnh nhồi máu cơ tim không nên ăn gì?

Ngoài các thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng cần chú ý tới các thực phẩm cần tránh trong bữa ăn hàng ngày. Dưới đây là danh sách chi tiết.

+ Không nên ăn thực phẩm quá nhiều đường, muối:

Để nhanh chóng phục hồi và hạn chế tái phát nhồi máu cơ tim, người bệnh nên ăn ít đường và muối. Điều này góp phần duy trì mức huyết áp, đường huyết và cân nặng phù hợp. Tổng lượng muối hấp thụ mỗi ngày cần ít hơn 1.500mg. Vì vậy, người bệnh nên ăn nhạt, không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế ăn thức ăn ngoài hàng vì không kiểm soát được lượng muối. Các món bánh kẹo ngọt cũng không nên xuất hiện thường xuyên trên bàn ăn của người bệnh. Bởi nó sẽ góp phần duy trì lượng đường huyết ở giới hạn cho phép – một trong những yếu tố quan trọng cho quá trình phục hồi cơ thể sau cơn đau tim.

+ Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ:

Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa chính là một trong những nguyên nhân gây mỡ máu, hình thành các mảng xơ vữa động mạch vành. Vì vậy người bệnh nên hạn chế tối đa đồ đóng hộp, thức ăn nhanh như: Xúc xích, pizza, khoai tây chiên… Theo khuyến cáo, lượng chất béo không được vượt quá 7% tổng lượng calo nạp vào cơ thể.

+ Tránh nội tạng động vật:

Nội tạng động vật là món “khoái khẩu” của không ít người, đặc biệt là đấng mày râu. Tuy nhiên đây lại là “thủ phạm” làm gia tăng nguy cơ hình thành mảng bám thành mạch, gây vỡ mảng xơ vữa. Từ đó dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim. Vì vậy, nếu có thể người bệnh tránh để nội tạng động vật xuất hiện trong thực đơn.

+ Nhồi máu cơ tim nên hạn chế thịt đỏ:

Theo webmd.com, một nghiên cứu trên hơn 84.000 phụ nữ cho thấy những người ăn 2 khẩu phần thịt đỏ/ngày có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 30% so với những người ăn nửa khẩu phần/ngày. Ăn nhiều thịt bò, thịt cừu, thịt dê… sẽ làm tăng cholesterol máu, làm trầm trọng thêm tình trạng xơ vữa động mạch vành.

+ Nhồi máu cơ tim kiêng uống gì:

Bên cạnh đồ ăn cần tránh, người bệnh cũng cần lưu ý tới các loại đồ uống. Những thức uống có thể gây ảnh hưởng tới tình trạng bệnh là rượu bia, nước ngọt có ga. Uống nhiều rượu bia luôn được coi là có hại cho sức khỏe nói chung và tim mạch nói riêng. Nó đẩy nhanh quá trình hình thành mảng xơ vữa, gây tắc mạch máu dẫn tới nhồi máu cơ tim. Vì vậy, người bệnh không nên uống rượu bia. Bên cạnh đó nước ngọt có ga là thức uống chứa nhiều đường gây ảnh hưởng không tốt tới tình trạng bệnh.

2. Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn như thế nào?

+ Sử dụng chất béo một cách có chọn lọc:

- Không phải tất cả các loại chất béo đều có hại cho sức khỏe. Một số thông tin sau đây sẽ giúp cho người bị nhồi máu cơ tim biết cách sử dụng chất béo có chọn lọc:

- Hạn chế chất béo bão hòa (chất béo có nguồn gốc từ động vật).

- Tránh xa các loại chất béo nhân tạo dạng trans (trans fat). Trên danh sách các thành phần có trong loại dầu mà bạn sử dụng, trans fat chính là chất béo kèm theo đặc tính "được hydro hóa một phần".

- Khi sử dụng dầu béo trong nấu nướng, hãy ưu tiên chọn các loại dầu có hàm lượng cao chất béo không bão hòa (ví dụ, dầu ô liu, dầu lạc, dầu đậu tương, dầu hướng dương).

+ Đa dạng hóa các loại thực phẩm giàu protein:

Đây là một trong những lời khuyên tốt nhất dành cho câu hỏi “nhồi máu cơ tim nên ăn gì?”. Theo đó, hãy cân bằng những bữa ăn trong tuần với thịt nạc, cá và các nguồn thực vật giàu protein. Dưới đây là các loại thực vật chứa nhiều protein mà bạn có thể lựa chọn sử dụng, bao gồm:

- Quinoa: 4.4 g protein (được tính trong 100 g)

- Đậu lăng: 9 g protein

- Đậu gà: 19 g protein

- Mì căn: 21.2 g protein

- Tảo xoắn: 57 g protein

- Hạt Chia: 17 g protein

- Kiều mạch: 13.2 g protein

- Yến mạch: 17 g protein

- Đậu nành: 34.5 g protein

- Pho mát: 35 g protein

- Bơ đậu phộng: 25 g protein

- Hạt bí ngô: 19 g protein

- Hạt gai dầu: 36.7 g protein

Bệnh nhồi máu cơ tim không nên ăn gì

+ Loại carbohydrate dành cho người bị nhồi máu cơ tim:

Các loại thực phẩm như gạo lứt, bột yến mạch và khoai lang cung cấp nhiều chất xơ và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đây chính là loại carbohydrate mà chúng ta nên bổ sung hàng ngày. Bên cạnh đó, tránh tiêu thụ các thức ăn ngọt chứa nhiều đường, bởi vì chúng sẽ làm cho đường huyết tăng lên nhanh chóng, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

+ Ăn uống đều đặn:

Một điều đơn giản như vậy thôi nhưng có thể giúp cho người bị bệnh nhồi máu cơ tim kiểm soát lượng đường trong máu, đốt cháy chất béo hiệu quả hơn và điều chỉnh mức cholesterol luôn ở mức vừa phải.

+ Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và rau đậu:

Những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho tất cả mọi người, đặc biệt là những ai đang có vấn đề về tim mạch. Với vị thanh đạm tự nhiên và nguồn chất xơ dồi dào, các loại rau củ này có thể chế biến thành vô vàn món ngon, như salad, món ăn phụ, hoặc món khai vị. Đặc biệt lưu ý đối với người bị nhồi máu cơ tim thì không nên sử dụng quá nhiều chất béo dạng dầu mỡ hoặc phô mai trong quá trình chuẩn bị các món ăn này nhé.

+ Hạn chế cholesterol:

Cholesterol được tìm thấy trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao. Các sản phẩm này có thể làm tăng mức cholesterol trong máu, đặc biệt là ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, bệnh tim mạch.

+ Ăn nhạt và hạn chế sử dụng nhiều muối:

Muối có lẽ là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, thậm chí đối với nhiều người, thịt có thể không có chứ không thể thiếu muối trong mỗi bữa ăn. Chế độ ăn mặn, dùng quá nhiều muối đã được chứng minh là có hại đối với sức khỏe tim mạch và huyết áp.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng tại Vinmec, đối với người bình thường khỏe mạnh, không bị tăng huyết áp, không béo phì, chỉ nên ăn từ 6 - 8g muối trong một ngày (bao gồm muối trong muối ăn, nước mắm, hạt nêm canh,...). Đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim giai đoạn bán cấp tính và sau khi đặt stent, chỉ cho phép sử dụng muối không quá 5g một ngày. Thay vì dùng muối, hãy sử dụng các loại thảo mộc, gia vị tự nhiên để tạo hương vị cho món ăn.

+ Điều chỉnh mức năng lượng trong mỗi khẩu phần ăn:

Mỗi bữa ăn khác nhau sẽ cung cấp mức năng lượng khác nhau. Đặc biệt đối với người bị nhồi máu cơ tim, cần phải tính toán và điều chỉnh mức năng lượng bổ sung hàng ngày để lên kế hoạch phù hợp cho mỗi khẩu phần ăn.

+ Bệnh nhồi máu cơ tim nên uống đủ nước:

Cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiều căn bệnh khác nhau. 2 lít nước mỗi ngày là vừa đủ cho mọi hoạt động thể chất và tinh thần, trừ khi bác sĩ yêu cầu hạn chế bổ sung chất lỏng. Ngoài ra, chất lượng nước cũng là điều mà chúng ta cần phải quan tâm. Các loại nước đạt chất lượng có thể kể đến như nước khoáng, nước đun sôi để nguội, nước ion hóa.

3. Nhồi máu cơ tim nguy hiểm như thế nào?

Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý về tim mạch. Cơn nhồi máu xảy đến khi trong lòng động mạch vành, dòng máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào cơ tim đột ngột bị chặn lại hoàn toàn. Vùng cơ tim khi không còn được cấp đủ máu sẽ bị hoại tử. Đây là một tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời, những trường hợp may mắn sống sót thì nguy cơ suy tim trong tương lai cũng rất cao.

Các biến chứng nhồi máu cơ tim:

+ Biến chứng sớm:

- Rối loạn nhịp tim: 90% số người bệnh gặp tình trạng rối loạn nhịp tim. Khi thiếu máu cơ tim trong 48 giờ kể từ khi phát bệnh thì dễ gặp tình trạng này. Nếu sau 48 tiếng, sẽ là vấn đề cấp bách nếu nhịp tim vẫn còn bị rối loạn như vậy.

- Đột tử: Có đến 10% các ca nhồi máu cơ tim dẫn đến tình trạng đột tử. Đột tử là biến chứng nặng nhất có thể xảy ra bất thường trong tuần đầu sau phát bệnh. Nguyên nhân bởi thất tim rung, nhịp thất tim nhanh, vỡ tim, mạch phổi nghẽn, trụy mạch cấp.

- Tim suy cấp: Di chứng này dễ xảy ra vào thời điểm 2 tuần kể từ khi phát bệnh, dễ gặp trong trường hợp bệnh tái phát, hoặc xuất hiện đau thắt vùng ngực trước đó. Bệnh nhân có nguy cơ trụy mạch, cùng các biểu hiện như huyết áp tụt, mạch yếu đập nhanh, cơ thể vã nhiều mồ hôi. Nếu là tim trái suy cấp, bệnh nhân sẽ cảm thấy thở khó kịch phát, nhịp mạch đập nhanh, phổi có hiện tượng phù cấp...

- Vỡ tim: Có đến 10% số ca vỡ tim xảy ra vào tuần 2 sau khi phát bệnh. Thường thì thất trái hay làm máu tràn ra khỏi màng tim gây trụy tim dẫn tới tử vong.

- Tắc mạch gây tai biến: Máu đông gây nên nhồi máu cơ tim, nếu di chuyển sang những bộ phận khác sẽ làm mạch máu nghẽn, nguy cơ đột quỵ, tắc phổi...

- Thiếu máu tới cơ tim: Tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu thứ phát trở lại lên tới ngưỡng 30%. Biểu hiện thứ phát là đau thắt vùng ngực phải và được cấp cứu giống nhồi máu cấp. Đây là biến chứng dễ gặp ở người mắc đái tháo đường lâu năm.

+ Biến chứng muộn:

- Nhịp thất rối loạn: Cần đặt máy chỉ số chỉ phân suất máu EF nhỏ hơn 35% với trường hợp nhịp thất rối loạn kết hợp vách thất phình.

- Vách tim phình to: Có đến 30% số trường hợp xảy ra với biểu hiện suy tim hay tắc mạch chủ.

- Hội chứng bả vai - bàn tay: Chỉ xuất hiện tuần từ 6 - 8 sau phát bệnh. Hội chứng bả vai - bàn tay thường gặp bên vai trái - tay trái, khiến vai lẫn cổ tay đau nhức, nguyên nhân chủ yếu bởi viêm thoái hoá và xơ hóa vùng khớp. Càng cố gắng vận động sớm sau tai biến càng ít khả năng gặp biến chứng trên.

- Suy tim: Chức năng hoạt động của tim suy yếu rõ rệt sau khi mắc bệnh nhồi máu vùng cơ tim, dần phát triển nhanh chóng thành chứng suy tim nguy hiểm.

- Đau dây thần kinh: Xuất hiện những cơn đau vùng ngực dần lan rộng, mức trung bình đi kèm cảm giác ê ẩm, nặng nề vùng tim. Dễ gặp ở người stress, lo lắng, suy nhược thể chất lẫn tinh thần. Được giải quyết bằng liệu pháp trấn an tâm lý cùng các bài thuốc giúp an thần.

- Hội chứng viêm màng tim: Có 3 - 4 % số trường hợp xảy ra với những biểu hiện cảm thấy đau sau vùng xương ức; đau nhiều khi thở, vận động, ho; đau giảm khi ngồi hay cúi trước.

4. Giải pháp nào cho người bệnh nhồi máu cơ tim

4.1 BI-COZYME MAX - Giải pháp cho người bệnh nhồi máu cơ tim

Bi-Cozyme Max là công thức đặc biệt áp dụng liệu pháp trị Enzyme tiên tiến (bổ sung các enzymes, nguồn gốc: thực vật và động vật, nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa và cải thiện khả năng hấp thu, trao đổi chất, cân bằng chuyển hoá và duy trì các chức năng trong cơ thể) của các enzyme tiêu protein (Proteolytic Enzymes) đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng dược phẩm Vesta Pharmaceuticals, Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm.

Bi-Cozyme Max là phức hợp của 11 thành phần gồm Proteolytic Enzymes (với 5 enzymes: Nattokinase, Bromelain, Papain, Protease, Rutin Complex) kết hợp cùng Coenzyme Q10, Resveratrol, Quercetin, Ginkgo biloba, White Willow Bark và Horse Chestnut Seed (hạt dẻ ngựa).

buy

 

Bi-Cozyme Max dùng hiệu quả cho các trường hợp:

- Nam nữ từ 18 tuổi trở lên

- Người có các bệnh lý về tiểu đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, cholesterol cao

- Người có cục máu đông, mảng xơ vữa trong lòng mạch, người bệnh nhồi máu cơ tim.

- Người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, huyết áp thấp

- Người có nguy cơ tai biến, sau tai biến, sau đặt stent, can thiệp tim mạch,

- Người mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não.

- Người mắc bệnh các bệnh gout, hô hấp, xương khớp, tiêu hóa, căng thẳng, stress áp lực công việc, cuộc sống…

 

 

Bi-Cozyme Max đã được Bộ Y Tế cấp phép cho Công Ty TNHH TM DV Y Tế Bình Nghĩa nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam theo số giấy phép: 7080/2020/ĐKSP.

4.2 Bi-Q10 Max - Giải pháp cho người bệnh nhồi máu cơ tim

Bi-Q10 Max là một sản phẩm hỗ trợ toàn diện sức khỏe tim mạch, não, gan và thận... Bi-Q10 Max có thể sử dụng cho mọi đối tượng đặc biệt là người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: bệnh cơ tim, thiểu năng tuần hoàn, bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp động mạch, chứng loạn nhịp đi kèm thiểu năng tuần hoàn, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành...

bi-q10-max

https://bizweb.dktcdn.net/100/164/964/files/hotline-dat-hang.jpg?v=1498880799513

Công dụng của Bi-Q10 Max:

Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch đã vinh dự nhận được cúp vàng do hiệp hội thực phẩm trao tặng sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng:

>> Giúp giảm nguy cơ tai biến tim mạch và xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, giúp làm giảm cholesterol trong máu.

>> Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, nâng cao trí lực, dưỡng não.

>> Chống lão hóa, tăng cường miễn dịch miễn dịch, tốt cho mạch máu, da và mắt.

>> Hỗ trợ điều trị suy tim, thường dùng trong các triệu chứng liên quan đến suy tim có sung huyết nhẹ và vừa.

>> Giúp tăng cường hô hấp tế bào cơ tim, làm tim khỏe, ngăn cản virut gây viêm tim. Bi-Q10 Max làm chậm quá trình phát triển thành bệnh AIDS ở người nhiễm HIV.

>> Chỉ định điều trị Bi-Q10 Max cho bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị cao mỡ máu, giúp giảm cholesterol máu (trong rối loạn lipid máu) do thiếu hụt Coenzym Q10.

>> Bi-Q10 Max giúp ổn định và điều hòa huyết áp.

>> Phòng ngừa ngộ độc do tác động của các hóa chất trong môi trường sống.

>> Giải phóng  năng lượng thừa, ngăn ngừa béo phì và tích mỡ có hại cho phủ tạng

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Q10 Max - Tăng cường sức khỏe tim mạch

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu bệnh nhồi máu cơ tim không nên ăn gì. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Viết bình luận