Bệnh mất trí nhớ ở người trẻ và cách khắc phục

Bệnh mất trí nhớ thường xảy ra ở nguời già nhưng hiện nay đang trẻ hóa. Vậy bệnh mất trí nhớ ở người trẻ và cách khắc phục là câu hỏi của nhiều người. Mất trí nhớ là sự giảm hụt đột ngột trí nhớ gây ra bởi tổn thương não, bệnh tật hoặc chấn thương tâm lý. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về bệnh mất trí nhớ ở người trẻ.

Bệnh mất trí nhớ ở người trẻ và cách khắc phục

Bệnh mất trí nhớ ở người trẻ và cách khắc phục

* Bệnh mất trí nhớ ở người trẻ

1. Hiện trạng chung về bệnh mất trí nhớ ở người trẻ

Trước đây bệnh mất trí nhớ được xem là bệnh ở người già, phổ biến trong độ tuổi trên 65. Tuy nhiên ngày nay độ tuổi thoái hóa thần kinh đang dần trẻ hóa. Những người trẻ dưới 30 tuổi có các biểu hiện mất trí nhớ ngày càng nhiều. Mất trí nhớ ở người trẻ thường bắt đầu từ việc suy giảm trí nhớ liên quan nhiều đến quá trình ghi nhận. Họ có hàng ngàn việc để nhớ, kèm theo áp lực học tập gây ra nhức đầu, đau vai cổ, mất ngủ, stress… Hậu quả của một hoặc tất cả nguyên nhân trên làm cho độ tập trung kém đi và bệnh nhân mất dần khả năng ghi nhớ đầy đủ những sự kiện xảy ra xung quanh. Các chuyên gia cảnh báo, ngoài tác động xấu tới sức khỏe, công việc và cuộc sống, mất trí nhớ còn khiến người trẻ dần mất khả năng chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong sớm rất cao. Do vậy, cần theo dõi các biểu hiện ban đầu của bệnh mất trí nhớ ở người trẻ để có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời.

2. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ ở người trẻ

+ Rối loạn thần kinh: Môi trường sống của chúng ta càng ngày càng ô nhiễm, khói bụi nhiều, nguồn nước bị ô nhiễm,.. bởi vậy các chất độc có thể xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau vào trong cơ thể và tác động lên hệ thần kinh TW gây ra rối loạn thần kinh, tổn thương thần kinh dẫn tới suy giảm chức năng não bộ.

+ Tiền sử bệnh lý tâm thần: Những người có các bệnh như rối loạn, hay lo âu, suy nghĩ quá mức, rối loạn trầm cảm,.. làm giảm tập trung trong công việc, cảm xúc ngày càng bị khô lạnh, tư duy ý tưởng nghèo nàn, ý chí quyết tâm giảm đi, không muốn làm việc gì. Dẫn tới suy giảm chức năng não bộ, làm não bộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không vực được lên thì sẽ có nguy cơ trầm cảm, mất trí nhớ.

Bệnh mất trí nhớ ở người trẻ và cách khắc phục

+ Stress cấp tính - gây ra bệnh mất trí nhớ tạm thời ở người trẻ: Áp lực công việc, áp lực trong cuộc sống gia đình, áp lực từ xã hội lâu ngày dẫn tới tình trạng stress, ảnh hưởng tới chức năng não bộ đặc biệt là vùng ghi nhớ. Có thể bạn không biết, vào những năm gần đây thì mỗi năm ở Hàn Quốc có 40 người tự tử do áp lực từ cuộc sống , công việc và học tập đè nén lên.

+ Do rối loạn phân ly: Các rối loạn phân ly là một nhóm các rối loạn thường gặp. Các rối loạn phân ly hay phát sinh ở tuổi trẻ, nữ nhiều hơn nam. Trong các điều kiện không thuận lợi về tinh thần cũng như thể chất, các rối loạn có thể phát thành “dịch” trong một tập thể. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của các rối loạn phân ly rất đa dạng và hầu hết có rối loạn trí nhớ.

+ Chậm phát triển tâm thần và động kinh: Chậm phát triển tâm thần (CPTTT) là một nhóm bệnh lý có biểu hiện sự sa sút tâm thần bẩm sinh hay mắc phải trong những năm đầu thời kỳ thơ ấu. CPTTT không phải là một bệnh mà là một trạng thái rối loạn của một bệnh nào đó để lại sự thiếu sót trong các hoạt động trí tuệ và khả năng thích ứng.

+ Động kinh: Động kinh là một bệnh mạn tính, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng là sự lặp đi lặp lại của các cơn do sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh não bộ, dù cho triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng có thể khác nhau. Trong cơn, người bệnh có thể có những rối loạn vận động. Những hành vi đó có tính chất tự động, không mục đích và người bệnh sau đó không nhớ những gì xảy ra.

3. Triệu chứng của bệnh mất trí nhớ ở người trẻ

+ Giảm trí nhớ: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh mất trí nhớ. Người mắc chứng hay quên thông thường có thể quên tên một người hàng xóm nhưng vẫn nhận ra người đang nói chuyện với mình là hàng xóm. Trong khi đó, người bị mất trí nhớ sẽ quên cả tên hàng xóm lẫn bối cảnh xung quanh.

Bệnh mất trí nhớ ở người trẻ và cách khắc phục

+ Gặp khó khăn về ngôn ngữ: Thỉnh thoảng chúng ta có thể khó tìm ra từ thích hợp khi nói chuyện, nhưng người bị mất trí nhớ thường quên những từ đơn giản hoặc sử dụng từ thay thế khác thường, khiến lời nói hoặc câu viết của họ trở nên khó hiểu.

+ Mất phương hướng thời gian và địa điểm: Chúng ta đôi khi quên ngày trong tuần hoặc địa chỉ đang ở, nhưng những người bị mất trí nhớ có thể quên luôn những nơi quen thuộc như con đường nhà mình, nơi họ đi đến hoặc đã đến đó bằng cách nào và không biết về nhà bằng cách nào. Ngoài ra, họ cũng có thể nhầm lẫn giữa ngày và đêm.

+ Khả năng đánh giá kém: Bệnh nhân mất trí nhớ có thể ăn mặc khác thường, ví dụ, mặc nhiều áo quần vào những ngày ấm nhưng lại mặc ít quần áo vào những ngày giá lạnh.

+ Không thể tập trung: Người bệnh thường cảm thấy rất khó khăn để dõi theo một cuộc trò chuyện; hoặc không hề chú tâm vào việc thanh toán hóa đơn.

+ Đặt vật dụng sai chỗ: Ai cũng có thể tạm thời để ví hoặc chìa khóa không đúng chỗ, nhưng người mắc chứng mất trí nhớ có thể đặt các vật dụng ở những nơi bất thường, như đặt bàn ủi trong tủ lạnh hoặc để đồng hồ đeo tay trong chén đường.

+ Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi: Mọi người thỉnh thoảng có thể thay đổi từ buồn bã sang ủ dột, nhưng một người mắc chứng mất trí nhớ có thể thay đổi tâm trạng thất thường mà không có lý do rõ ràng. Ngoài ra, họ cũng ít biểu lộ cảm xúc hơn trước.

+ Thay đổi tính cách: Người bị chứng mất trí nhớ có vẻ khác thường trong cách cư xử so với chính mình như mọi khi. Họ có thể trở nên hay nghi ngờ, khó chịu, chán nản, thờ ơ, lo lắng hoặc kích động đặc biệt trong các tình huống mà các vấn đề về bộ nhớ gặp trở ngại.

+ Thụ động: Đôi lúc chúng ta bị mỏi mệt vì việc nhà, hoạt động kinh doanh hoặc các nghĩa vụ xã hội. Nhưng người bị mất trí nhớ có thể trở nên rất thụ động, xem ti vi hàng giờ, ngủ nhiều hơn bình thường hoặc không thực hiện những hoạt động bình thường của mình.

Bệnh mất trí nhớ ở người trẻ và cách khắc phục

4. Cách khắc phục bệnh mất trí nhớ ở người trẻ

Từ 25 tuổi trở đi, bộ não con người mỗi ngày có tới 3.000 tế bào chết đi mà không sản sinh thêm. Trong khi đó, mỗi tế bào ở lại phải hứng chịu sự tấn công của 10.000 gốc tự do sinh ra từ quá trình chuyển hóa của cơ thể và các tác động bên ngoài như căng thẳng tâm lý, thức ăn nhanh, rượu bia và chất kích thích, béo phì, ô nhiễm môi trường. Chúng gây chết tế bào, khiến chức năng não dần rối loạn, mất trí nhớ. Do đó, để cải thiện và điều trị bệnh mất trí nhớ ở người trẻ, chúng ta hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau:

+ Rèn luyện trí óc: Cách rèn luyện trí óc là luôn học tập những kỹ năng mới, như chơi nhạc cụ, chơi cờ tướng, sudoku, ô chữ, học ngoại ngữ hoặc các môn học yêu thích.

+ Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn từ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp máu lưu thông lên não tốt hơn, cơ thể và các giác quan trở nên nhanh nhạy hơn, tinh thần sảng khoái hơn. Đồng thời giúp chống lại stress và các triệu chứng giảm sút trí nhớ.

+ Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Ăn những chất tốt cho bộ não như: cá, trái cây, rau xanh, những thức ăn có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Hạn chế chất béo, thực phẩm ăn liền và tránh ăn khuya.

+ Không dùng các chất kích thích: như rượu bia, thuốc lá… Người nghiện rượu lâu năm sẽ bị tổn thương não do thiếu dinh dưỡng, có nguy cơ cao bị mắc bệnh teo tiểu não và sa sút trí tuệ.

Bệnh mất trí nhớ ở người trẻ và cách khắc phục

+ Tham gia các hoạt động xã hội: Tích cực tham gia các hoạt động xã hội như đoàn thể, thiện nguyện… sẽ khiến đầu óc trở lên năng động, thông suốt và thoải mái hơn.

+ Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể và trí óc được phục hồi lại, các sóng não tạo ra khi ngủ giúp đưa những kí ức và sự kiện đến lưu trữ lại ở vỏ não trước trán, từ đó sự kiện được lưu lại thời gian dài và trí nhớ sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh mất trí nhớ ở người trẻ và cách khắc phục. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Mách bạn:

TPCN viên nén Super Power Neuro Max giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả. Mỗi thành phần trong TPCN Super Power Neuro Max có 1 chức năng khác nhau giúp cải thiện trí nhớ. Super Power Neuro Max được sản xuất bởi hãng Jarrow Formulas, Inc, Hoa Kỳ sẽ là lựa chọn cho bạn. Sự thành công của Super Power Neuro Max là do có sự kết hợp nhiêu thành phần giúp tăng cường trao đổi chất của các tế bào não, hạn chế quá trình lão hóa, được chiết suất từ thiên nhiên như Cytidine 5’-diphosphocholine, Phosphatidylserine (PS), Acetyl L-carnitine, Alpha lipoic acid, Taurine, Phosphatidylcholine và các thành phần khác: Silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), xenluloza, gelatin đều có mặt trong sản phẩm này. Super Power Neuro Max giúp tăng cường trao đổi chất của các tế bào não, hỗ trợ hạn chế quá trình lão hóa tốt hơn.

Super Power Neuro Max

Cách dùng: Dùng cho người lớn, uống 2 đến 4 viên/ngày, uống cùng với nước trái cây hoặc nước uống giữa các bữa ăn hoặc uống theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chi tiết xem thêm tại: >>> Thực phẩm chức năng bổ não của Mỹ Super Power Neuro Max

Sản phẩm được BNC medipharm phân phối độc quyền tại VN, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Cam kết hoàn tiền lại 100% nếu sản phẩm chất lượng kém.

Viết bình luận