Chủ đề: Bệnh mạch vành và cục máu đông – Nguy cơ gây ra nhồi máu cơ tim và đột quỵ
Theo thống kê, cứ 45 giây, toàn cầu có 1 người bị tai biến mạch máu não và 3 phút có 1 ca tử vong do bệnh này gây ra. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị tai biến mạch máu não, làm gần 100.000 người tử vong.
Cuộc sống công nghiệp đang làm “trẻ hóa” bệnh Tai biến mạch máu não, không còn chỉ những cụ ông, cụ bà 50 - 60 tuổi phải nhập viện, mà ngày nay, bệnh nhân bị tai biến mạch máu não đã trẻ hóa hơn rất nhiều.Theo thống kê của Bộ Y tế, số bệnh nhân nội trú vì bệnh Tai biến mạch máu não tăng 1.7 – 2.5% mỗi năm trong 3 năm trở lại đây.Theo hội tim mạch học Việt Nam, tai biến mạch máu não có thể xảy ra bất cứ lúc nào và 80% trường hợp tai biến mạch máu não gây nên bởi cục máu đông.
Bên cạnh tai biến mạch máu não thì tình trạng nhồi máu cơ tim cũng đang là nỗi đe dọa sức khỏe và tính mạng của con người mỗi ngày. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc nhồi máu cơ tim ngày càng có khuynh hướng tăng lên rõ rệt. Theo thống kê của viện tim mạch quốc gia Việt Nam, trong 10 năm (1980- 1990), có 108 trường hợp nhồi máu cơ tim nhập viện. Nhưng chỉ trong vòng 5 năm ( 1/ 1991- 10/ 1995) đã có 82 trường hợp nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp. Hay chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2000 và 6 tháng đầu năm 2001 có tời 1505 bệnh nhân vào viện vì nhồi máu cơ tim cấp và tử vong 261 bệnh nhân. Theo các chuyên gia Y tế một trong những thủ phạm chính gây nên nên nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não chính bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch và cục máu đông. Không chỉ ở những người cao tuổi mà ngay ở những người trẻ tuổi cũng đang có nguy cơ cao phải đối diện với những bệnh lý này. Cuộc sống công nghiệp khiến cho thói quen, lối sống của đa số dân cư thành thị có thay đổi đáng kể nhất là vài năm trở lại đây. Bia, rượu cộng với thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ như phô-mai, lòng đỏ trứng, thịt, lạp xường và các chất béo khác được sử dụng quá nhiều và những cơn stress do công việc căng thẳng, bệnh tiểu đường và các thuốc ngừa thai... cũng chính là những yếu tố gây tăng nguy cơ bị mắc các bệnh về tim mạch, mỡ máu và huyết áp.
MC: Xin kính chào quý vị khán giả đang theo dõi chương trình Hiểu đúng bệnh – chữa đúng cách. Qua phóng sự mở đầu chương trình có thể thấy những được những con số đáng báo động về tình trạng tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim đang đe dọa lớn đối với sức khỏe và tính mạng của con người. Theo các nguyên cứu cho thấy một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ đó là bệnh mạch vành và cục máu đông.
Bệnh mạch vành và cục máu đông thực chất là gì và tại sao chúng có thể là nguyên nhân khiến con người có thể phải đối diện với nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Ngày hôm nay chúng tôi mời đến đây chuyên gia của chương trình để cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
MC: Xin cảm ơn bác sỹ đã dành thời gian cho chương trình, như phóng sự chúng ta vừa xem, theo Hội tim mạch học Việt Nam, tai biến mạch máu não có thể xảy ra bất cứ lúc nào và 80% trường hợp tai biến mạch máu não gây nên bởi cục máu đông. Có thể thấy cục máu đông là thủ phạm vô cùng nguy hiểm. Vậy bác sỹ đánh giá như thế nào về mức độ nguy hiểm của hiện tượng cục máu đông?
Cục máu đông đóng góp vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể bởi các chấn thương. Đương nhiên là cục máu đông sẽ phát triển thành nguy hiểm nếu như nó hình thành không “đúng lúc”, “đúng chỗ và nguyên nhân chủ yếu chính là tình trạng gây xơ vữa động mạch.
Khi các mảng xơ vữa phát triển quá dày, chúng có thể nứt vỡ ra ngay lập tức được hình thành. Cục máu đông này có thể làm tắc nghẽn mạch máu tại chỗ hoặc trôi theo dòng máu đến “gây họa” tại vị trí khác làm xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Nhồi máu cơ tim: Sẽ xảy ra khi cục máu đông làm gây tắc nghẽn các động mạch vành tim. các triệu chứng kéo theo bao gồm các cơn đau thắt ngực dữ dội, đè nặng ở ngực, cảm giác khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp, vã mồ hôi hột và kèm theo buồn nôn…
- Tai biến mạch máu não: Cục máu đông làm cho bít tắc các mạch máu nuôi dưỡng não khiến cho người bệnh đột ngột bị tê yếu một phần thân thể như tay, chân, mặt, đi đứng khó khăn, giảm thị lực, đau đầu…
MC: Vậy với bệnh mạch vành thì sao ạ? Tại sao lại được gọi là bệnh mạch vành và bản chất của bệnh lý này là như thế nào mà nó lại gây nguy hiểm đến sức khỏe và tình mạng người bệnh như vậy ạ?
- Bệnh mạch vành là một bệnh rất thường gặp trong số các bệnh tim ở các nước phát triển. Thông thường bệnh sinh của suy mạch vành là do lắng đọng mỡ ở lớp dưới nội mạc các động mạch vành. Tình trạng xơ vữa tiến triển dần dần làm hình thành cục máu đông gây thuyên tắc trong lòng mạch. Biến chứng chủ yếu của bệnh mạch vành là gây cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và chết đột tử.
- Dịch tễ học của bệnh mạch vành: bao gồm đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim chiếm khoảng chừng 6% đàn ông > 50 tuổi. Ở châu Âu hàng năm có thêm khoảng chừng 0,3-0,6% người mắc bệnh. Về tỉ lệ tử vong thì mỗi năm chiếm khoảng 120-250 người chết /100.000 người dân ở các nước công nghiệp phát triển. Tỉ lệ này tăng lên với tuổi:800 - 1000 người chết /100.000 ở lứa tuổi 65 - 74 đối với nam giới, 300/100.000 đối với phụ nữ ở cùng lứa tuổi (Vademecum clinique 1988).
Ở Việt nam chưa có thống kê toàn dân nhưng các thống kê tại các bệnh viện lớn cho thấy bệnh nhân bị bệnh mạch vành hầu hết ở tuổi 50 trở lên. Năm 1996 ở thành phố Hà nội có khoảng 200 bệnh nhân bệnh mạch vành nhập viện còn ở thành phố Hồ chí Minh có khoảng 400 bệnh nhân.
MC: Có thể thấy rằng 2 căn bệnh này tiềm ẩn những nguy cơ vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng người bệnh đúng không thưa BS. Vậy nguyên nhân hay yếu tố nào gây nên những tình trạng này thưa BS?
Trước tiên tôi xin giới thiệu về cơ chế hình thành nên những hiện tượng này bằng hình ảnh để quý vị có cái nhìn rõ nét hơn.
Tiến trình thành lập cục máu đông sẽ được khởi phát khi dòng chảy của máu tiếp xúc với những chất hóa học khác nhau được gọi là yếu tố mô. Máu là một chất lỏng chảy trong lòng mạch. Tim có chức năng bơm máu qua động mạch đến các cơ quan và các tế bào khác nhau của cơ thể, sau đó máu được đưa trở lại tim bằng đường tĩnh mạch. Máu chưa rất nhiều thành phần, bao gồm:
- Các tế bào hồng cầu có chứa hemoglobin mang oxy đến các tế bào và loại bỏ carbon dioxide (chất thải của quá trình trao đổi chất)
- Bạch cầu chống nhiễm trùng, và các yếu tố lạ khi vào cơ thể
- Tiểu cầu là một phần của quá trình đông máu trong cơ thể
- Huyết tương
Khi lớp niêm mạc của các mạch máu bị tổn thương, tiểu cầu sẽ tập trung vào các vùng bị thương đó để tạo thành nút tiểu cầu. Các yếu tố đông máu trong cơ thể được kích hoạt, mạng lưới fibrin được hình thành và tạo nên cục máu đông (cục huyết khối).
Còn với bệnh động mạch vành (còn gọi thiếu máu cơ tim) là một bệnh lý do tích tụ mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành. Mảng xơ vữa gây hẹp lòng động mạch vành và làm giảm lượng máu đến nuôi cơ tim.
Ngoài ra có những yếu tố không phải do xơ vữa: Co thắt mạch vành, viêm mạch (viêm nhiều động mạch dạng nút, lupus ban đỏ, bất thường bẩm sinh).
Bệnh van tim: Bệnh van động mạch chủ: hẹp, hở van động mạch chủ, giang mai.
Bệnh cơ tim phì đại: Hai nhóm nguyên nhân sau này có thể gây suy vành cơ năng trong đó mạch vành không có hẹp.
MC: Vâng, Với những bệnh lý này thì chúng ta có thể nhận biết được thông qua những biểu hiện hay những phương pháp chẩn đoán như thế nào thưa BS?
1/ Bệnh lý mạch vành:
Các triệu chứng hay biểu hiện của bệnh tim thường không rõ ràng nên rất khó để nhận biết. Tiềm phát đôi khi chỉ là những cơn đau tức ngực nhẹ, hoặc khó thở, chóng mặt, rất dễ nhầm lẫn sang các bệnh khác.
- Bệnh mạch vành là những cơn đau thắt ngực với đặc điểm sau:
- Vị trí: Sau xương ức.
- Hướng lan: Xuống mặt trong cánh tay ngón tay trái, tuy nhiên nó có thể lan lên vai ra sau lưng, lên xương hàm, răng, lên cổ.
- Tính chất đau: Có thể mơ hồ kiểu như có gì chẹn ngực, co thắt hoặc là như là có vật gì nặng đè ép lên ngực. Người bệnh hay không có cảm giác như là đau. Lưu ý là những người bệnh mô tả điểm đau chính xác ở vùng mỏm tim, đau nhói nóng thoáng qua thì thường không phải là đau thắt ngực do suy vành.
- Thời gian: Đau ngắn và kéo dài không quá vài phút. Đau thường khởi phát sau gắng sức, giảm và mất khi nghỉ ngơi hoặc là dùng thuốc giãn vành. Lạnh cũng là yếu tố dễ gây khởi phát cơn đau.
- Trong cơn có thể chẳng có gì tuy nhiên có thể có tăng tần số tim và trị số huyết áp, nghe có thể có thổi tâm thu giữa và cuối tâm thu do loạn chức năng cơ nhú vì thiếu máu cục bộ.
2/ Cục máu đông
+ Sưng một bên chi: Một bên chân hoặc cánh tay sưng là một trong những dấu hiệu phổ biến của chứng nghẽn mạch máu. "Cục máu đông có thể làm nghẽn dòng lưu thông máu ở chân và máu đổ về phía sau cục máu đông, gây tình trạng sưng tấy". Thế nhưng, chúng ta lại chủ quan, phớt lờ dấu hiệu này, đặc biệt là khi thấy chân sưng to hoặc cứng đờ khi ngồi trên máy bay hoặc trong thời gian bất động lâu. Hãy cẩn thận nếu một bên chi sưng lên một cách nhanh chóng, nhất là đi kèm với tình trạng đau đớn.
+ Đau chân hoặc tay: Thông thường, đau do bị tắc nghẽn mạch máu thường có thêm các dấu hiệu khác như sưng tấy, đỏ; tuy nhiên đôi khi chỉ xuất hiện triệu chứng này. "Không may mắn là cảm giác đau đớn do một cục máu đông gây ra dễ bị nhầm lẫn với đau như khi bị căng cơ hoặc chuột rút. Cơn đau do cục máu đông có xu hướng xảy ra khi bạn đi hoặc nhấc chân lên. Nếu bạn bị chuột rút, chân thường không thể cử động được, nhất là khi da ở gần khu vực đó trở nên ấm hoặc đổi màu. Hãy đi khám bác sĩ ngay.
+ Vết đỏ xuất hiện trên da: Thực tế, một vết bầm tím là một dạng cục máu đông và bạn không cần phải quá lo lắng. Bạn không thể nhìn thấy một huyết khối tĩnh mạch sâu. Bạn chỉ có thể nhìn thấy sự thay đổi màu sắc như vết bầm tím nhưng thường là những vệt đỏ. Chứng nghẽn tĩnh mạch gây ra đỏ ở chân, tay bị tổn thương khiến bạn có thể cảm thấy ấm khi chạm vào tay hoặc chân.
+ Đau ngực: Một con đau ở ngực có thể khiến bạn nghĩ tới cơn đau tim nhưng thật ra nó cũng có thể là dấu hiệu của chứng thuyên tắc phổi. "Cả chứng thuyên tắc phổi và cơn đau tim đều có triệu chứng giống nhau", bác sĩ Navarro nhấn mạnh. Tuy nhiên, cơn đau do chứng thuyên tắc phổi gây ra có xu hướng dữ dội hơn, đặc biệt kinh khủng khi bạn hít thở sâu. Cơn đau do đau tim thường xuất hiện ở vùng thân trên như vai, hàm hay cổ. Dù trường hợp nào thì bạn cũng cần gọi 911 ngay.
+ Khó thở hoặc tim đập nhanh: Một cục máu đông ở trong phổi có thể làm chậm dòng oxy trong cơ thể. Khi lượng oxy xuống ở mức thấp, tim sẽ đập nhanh hơn để bù đắp cho sự thiếu hụt này. Khi cảm nhận được sự rung động trong lồng ngực và gặp khó khăn khi hít thở sâu thì đó là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị thuyên tắc phổi. Không những thế, bạn cũng có thể cảm thấy chóng mặt hoặc thậm chí buồn nôn. Hãy gọi cấp cứu nếu bạn thấy những triệu chứng này đột ngột xuất hiện.
+ Ho không rõ nguyên nhân: Nếu bạn ho liên tục, kèm theo đó là triệu chứng khó thở, tim đập nhanh hoặc đau ngực, đó có thể là dấu hiệu của chứng thuyên tắc phổi. "Bạn thường sẽ bị ho khan nhưng thỉnh thoảng, có người có thể ho ra chất nhầy hoặc máu".
MC: Thưa bác sỹ, vậy hiện tượng cục máu đông có khả năng gây ra những hậu quả gì? Bác sỹ có thể cho biết thêm về cơ chế bệnh sinh của cục máu đông là như thế nào?
Diễn biến phức tạp: Thường khoảng 60% bệnh nhân có cục máu đông kéo dài mà không làm nghẹt lòng tĩnh mạch. Những bệnh nhân này có thể bị thuyên tắc phổi dẫn đến tử vong mà không có dấu hiệu hay triệu chứng tại vị trí khởi phát. Thay vào đó, thường có những yếu tố khác xuất hiện như sốc, nhiễm trùng, chấn thương, suy tim xung huyết; già, béo phì, có thai, bệnh ác tính… Ở 40% bệnh nhân còn lại thì huyết khối làm nghẹt lòng tĩnh mạch, gây đau chi và phù nề…
Cục máu đông được định nghĩa là một quá trình bệnh lý do sự phát động và lan rộng bất hợp lý của các phản ứng đông cầm máu trong cơ thể dẫn đến hình thành cục máu đông trong lòng mạch máu. Tuỳ theo kích thước của huyết khối, đường kính mạch máu mà huyết khối có thể gây tắc mạch hoàn toàn hay bán tắc hoặc nghẽn mạch…
Các giai đoạn hình thành cục máu đông: Quá trình hình thành cục máu đông (huyết khối) chính là quá trình đông máu với trên 30 yếu tố tham gia vào quá trình này, trải qua các giai đoạn:
Giai đoạn thành mạch: Khi mạch bị tổn thương thành mạch co lại theo cơ chế phản xạ. Tiểu cầu đang di chuyển tự do trong lòng mạch sẽ tụ lại chỗ tổn thương hình thành một nút gọi là cục máu trắng hay đinh Hayem, các tiểu cầu sẽ bám dính lại với nhau và chế tiết ra một số yếu tố khởi động cho quá trình đông máu và đây được gọi là giai đoạn tự cầm máu.
Giai đoạn huyết tương: Giai đoạn này khá phức tạp. Trong các mạch máu với sự tham gia của rất nhiều các yếu tố; hình thành thromboplastin, hình thành thrombin tác động lên fibrinogen cuối cùng tạo nên các sợi tơ huyết (fibrin).
Giai đoạn huyết khối đông: gồm giai đoạn co cục máu và tiêu cục máu đông. Sự tiêu cục máu đông nhờ khả năng phân hủy của men plasmin được điều hòa bởi một số chất kích thích và ức chế.
MC: Vâng, có thể thấy những nguy cơ từ cục máu đông là rất lớn và với bệnh lý mạch vành thì sao ạ, xin bác sỹ cho biết những nguy cơ mà bệnh mạch vành có thể mang lại cho người bệnh là gì? Và phương pháp chuẩn đoán như thế nào?
Để tim có thể hoạt động bình thường, cơ tim cần phải được cung cấp đủ năng lượng và oxy thông qua động mạch vành. Khi mắc bệnh động mạch vành có nghĩa là một hoặc nhiều nhánh của động mạch này bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn dẫn tới việc giảm lượng máu nuôi dưỡng cơ tim. Thường khi động mạch vành bị hẹp trên 50% khẩu kính lòng mạch thì có thể xuất hiện cơn đau thắt ngực.
Khi bạn hoạt động thể lực, cơ thể sẽ cần nhiều oxy hơn, do đó tim phải làm việc nhiều hơn bằng cách tăng co bóp, tăng tần số tim, huyết áp tăng,... đồng nghĩa với việc nhu cầu năng lượng của cơ tim cũng tăng lên. Và khi động mạch vành bị hẹp, làm giảm cung cấp máu cho vùng cơ tim tương ứng, cơ tim bị thiếu máu gây ra cơn đau thắt ngực.
Cơn đau thắt ngực thường xảy ra khi người bệnh gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi, nên được gọi là cơn đau thắt ngực ổn định hay mạn tính. Tình trạng này gây ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang hội chứng động mạch vành cấp.
Trong trường hợp mảng xơ vữa ở động mạch vành bị vỡ ra, cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi, bởi vậy được gọi là cơn đau thắt ngực không ổn định. Đây chính là một tình trạng của hội chứng động mạch vành cấp. Ngoài ra nhồi máu cơ tim cũng là biểu hiện của hội chứng động mạch vành cấp, khi này một nhánh động mạch vành bị tắc hoàn toàn khiến cho vùng cơ tim tương ứng bị hoại tử nhanh chóng, rất nguy hiểm.
Hội chứng động mạch vành cấp có thể dẫn đến đột tử hoặc những biến chứng cấp tính nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao như:
+ Sốc tim.
+ Suy tim trái cấp.
+ Loạn nhịp thấp.
Như vậy có thể thấy bệnh mạch vành rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Chính vì vậy mọi người đặc biệt là những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ nếu trên cần phải đề phòng căn bệnh này, kiểm tra sức khỏe định kỳ, để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Tầm soát và khám sàng lọc bệnh mạch vành là việc nên làm đặc biệt đối với người cao tuổi và những người có tiền sử bệnh tim mạch. Thực hiện các xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang ngực thẳng... giúp khách hàng theo dõi được tình trạng sức khỏe, tầm soát bệnh lý.
MC: Có thể thấy rằng những nguy cơ tiềm ẩn trong 2 bệnh lý này là rất lớn và diễn tiến cũng rất âm thầm nên những hậu quả nó mang lại là vô cùng nặng nề. Vậy hiện nay Việt Nam đang áp dụng phương pháp điều trị như thế nào là như thế nào thưa BS? Phương pháp nào hiện nay đang là phương pháp hiện đại nhất?
Khi gặp những triệu chứng kể trên người bệnh cần thăm khám tại cơ sở y tế đủ chuyên môn thăm khám và làm một số bước:
- Khi có dấu hiệu đau thắt ngực, bác sỹ sẽ chỉ định tiến hành một số thăm dò bổ xung cần thiết để xem có phải bị bệnh mạch vành hay không. Các xét nghiệm được chia ra 2 loại: không xâm nhập và có xâm nhập. Các xét nghiệm không xâm nhập gồm có
- Các thăm dò về điện tâm đồ, gồm: điện tâm đồ lúc nghỉ; điện tâm đồ gắng sức (hay còn gọi là nghiệm pháp gắng sức); điện tâm đồ ghi liên tục 24 giờ (thường gọi là Holter điện tim).
- Các thăm dò về siêu âm, gồm: Siêu âm Doppler tim và siêu âm tim gắng sức.
- Xạ hình tưới máu cơ tim.
- Chụp cắt lớp động mạch vành tốc độ cao (Multislices CT scanner).
- Xét nghiệm xâm nhập: chụp động mạch vành, đây là xét nghiệm giúp người tháy thuốc đánh giá được chính xác hình ảnh động mạch vành; nếu có tổn thương thì sẽ đánh giá được vị trí, kích thước và mức độ tổn thương để có biện pháp điều trị thích hợp.
Ngoài các biện pháp điều trị cơ bản cần bổ sung dưỡng chất hoặc các hợp chất cần thiết cho tim để tim phục hồi tốt hơn, với thành phần là các chất chiết xuất từ tự nhiên có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Giúp phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não như: Bromelain tinh lọc từ quả dứa, Papain từ đu đủ, white willow extract từ vỏ cây liễu trắng và phức hợp rutin bioflavonoid từ kiều mạch, bạch đàn, lá chanh, táo gai, ginkgo biloba và nhiều rau quả khác…
- Điều trị kháng đông đầy đủ là liệu pháp chính trong bệnh HKTMS, bắt đầu bằng thuốc Heparin và sau đó là dẫn xuất coumarine để chống tái phát huyết khối. Một phương pháp khác là điều trị tiêu sợi huyết, nghĩa là làm tiêu cục huyết khối và duy trì chức năng các van tĩnh mạch.
- Người ta làm một số thử nghiệm để so sánh cách điều trị tiêu sợi huyết và điều trị kháng đông tiêu chuẩn thì thấy rằng huyết khối mất hoàn toàn ở 45% bệnh nhân được điều trị với tác nhân tiêu sợi huyết, trong khi chỉ loại trừ được huyết khối ở 4% bệnh nhân dùng Heparin.
Trong trường hợp không sử dụng được thuốc kháng đông hoặc dùng kháng đông thất bại thì cần đến các phương pháp điều trị xâm lấn hơn, đó là phẫu thuật lấy huyết khối hay đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới.
MC: Vâng, có thể thấy những cục máu đông và bệnh mạch vành nó cũng có những mối liên hệ với nhau và đặc biệt là làm tăng nguy cơ xẩy ra tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim không chỉ ở người lớn tuổi mà ngay cả với những người đang độ tuổi sung sức. Vậy làm như thế nào để chúng ta có thể phòng ngừa cũng như hạn chế những bệnh lý này thưa BS?
Bên cạnh việc thực hiện lối sống, vận động khoa học, hợp lý, người bệnh nên sử dụng những thực phẩm hỗ trợ làm tan cục máu đông, tăng cường lưu thông máu, ổn định huyết áp để hạn chế một cách tối đa những yếu tố nguy cơ dẫn tới tai biến mạch máu não như sản phẩm chứa enzym nattokinase, chiết xuất từ đậu nành luộc lên men….
Cơ thể con người sản xuất một vài loại enzyme giúp hình thành cục máu đông nhưng chỉ sản xuất một enzyme duy nhất làm tan cục máu đông đó là plasmin. Nattokinase làm tan đặc hiệu Fibrin, Nattokinase có hoạt tính gần giống plasmin nhưng hoạt động mạnh gấp 4 lần plasmin nội sinh. Ngoài ra, Nattokinase cũng kích thích cơ thể sản xuất plasmin và một số tác nhân làm tan cục máu đông khác bao gồm cả urokinase (nội sinh) do đó Nattokinase thực sự mạnh hơn những thuốc làm tan máu đông thông thường chỉ hiệu quả khi dùng đường tiêm tĩnh mạch và thường không hiệu quả khi động mạch của bệnh nhân đột quỵ và đau tim đã chai cứng ở nhiều vị trí.
Hiện nay các nghiên cứu đã chỉ ra các thành phần trong thiên nhiên được chiết xuất ra tạo thành các phức hợp các men (enzyme) có ở trong cơ thể như: Bromelain (quả dứa); Nattokinase (đậu nành); Papain (đu đủ); Rutin (các loại trái cây khác); Serrapeptase; Salicin; Aescin;Cranberryđược chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên làm tiêu và chống hình thành cục máu đông, đặc biệt tiêu các mảng xơ vữa, dọn sạch lòng mạch, trẻ hoá và mềm mại mạch máu, làm giảm độ nhớt của máu giúp lưu thông dễ dàng, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, chống xơ vữa động mạch, giúp giảm sức cản trong long mạch và điều hoà huyết áp, đồng thời cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu giúp cơ thể khỏe mạnh tận hưởng cuộc sống… Sử dụng sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần này còn giúp bệnh nhân hạn chế tối đa các tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn của thuốc cao HA, thuốc chống đông máu phải dùng suốt đời sau can thiệp tim mạch hoặc HA…tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Giúp phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não.
MC: Rất cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích và chi tiết của Bs trong chương trình ngày hôm nay. Và ngay bây giờ để tổng quát lại nội dung của chương trình ngày hôm nay xin mời quý vị và các bạn theo dõi một đoạn phim khoa học mà chúng tôi đã thực hiện.
Mảng xơ vữa làm mạch máu hẹp lại, cản trở sự lưu thông của máu, các thành phần của máu bị cản trở lưu thông sẽ gắn kết vào nhau tạo thành khối liên kết hay còn gọi là cục máu đông. Cục máu đông trong bệnh mạch vành được coi là tình trạng rất nguy hiểm, bởi vì nó có thể trực tiếp gây tắc hẹp hoàn toàn mạch vành dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim, đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Trong điều trị bệnh mạch vành và phòng ngừa đột quỵ nhồi máu cơ tim thì ngăn chặn việc xuất hiện cục máu đông là rất quan trọng, Khi mạch vành bị tắc nghẽn, hoặc nguy cơ tắc nghễn thì chỉ định phẫu thuật, đặt stent là bắt buộc. Để khắc phục những tác dụng phụ của sau khi đặt stent, bệnh nhân phải dùng thuốc chống đông suốt đời để chống tắc mạch vành tái phát và hạn chế các tác dụng phụ của thuốc chống đông.
- Với các thành phần chính là phức hợp các men (enzyme) có ở trong cơ thể như: Nattokinase (đậu nành); Papain (đu đủ); Bromelain (quả dứa); Serrapeptase (con tằm) là phức hợp các enzyme giúp tiêu các sợi fibrin giúp chống hình thành các cục huyết khối và tiêu các cục máu đông trong nhồi máu cơ tim và nhồi máu não, đột quỵ. Đặc biệt là các enzyme (trong đó enzyme Papain chiết xuất từ đu đủ giữ vai trò then chốt) này giúp làm mềm các mảng xơ vữa trong lòng mạch và dọn sạch các mảng xơ vữa giúp lòng mạch thông thoáng, giảm sức cản ngoại vi và giúp máu lưu thông đễ dàng.
Cùng với sự có mặt của phức hợp Rutin (chiết xuất từ các loại hoa qủa, hoa hoè) giúp làm trẻ hoá hệ thống mạch máu, làm giảm sự xơ cứng của mạch máu, giúp mạch máu mềm mại, co bóp nhịp nhàng có tác dụng điều hoà huyết áp. Hoạt chất Salicin: chiết xuất từ cây liễu trắng là một dạng Aspirin tự nhiên giúp làm giảm độ nhớt của máu, làm giảm hình thành cục máu đông và giảm ma sát của dòng máu lên thành mạch, không tác dụng lên cơ chế chống đông máu của cơ thể nên không có tác dụng phụ như thuốc aspirin tổng hợp. Nhờ hoạt chất này, bệnh nhân có thể giảm liều hoặc thay thế các thuốc chống đông như Plavix, aspirin, disgren… sau khi đặt Stent để phòng tránh tái tắc mạch và giảm tác dụng phụ của thuốc chống đông. Thành phần Horse Chestnut (hạt dẻ ngựa) và Cranberry (nam việt quất) giúp chống oxy hoá, làm bền vững thành động và tĩnh mạch, giảm cholesterol giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch.
- Với thành phần Co-enzym Q10 là chất chống oxy hoá nội sinh, đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong tổng hợp ATP cung cấp năng lượng cho cơ tim hoạt động ổn định và khoẻ mạnh giúp giảm mỡ máu và điều hoà ổn định HA. Các nhà Khoa Học của Mỹ đã nghiên cứu ra sản phẩm Bi-Cozyme, sản xuất tại Mỹ. Sử dụng Bi-Cozyme hàng ngày là giải pháp hữu hiệu và xua tan nỗi lo bệnh lý tim mạch, HA, nhồi máu cơ tim và giải quyết triệt để các di chứng của tai biến mạch máu não và đột quỵ giúp cơ thể khỏe mạnh tận hưởng chất lượng cuộc sống.
Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp
Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp
MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ, có một tình trạng rất thường gặp hiện nay đó là việc người dân tự ý mua thuốc để phòng và điều trị bệnh, việc này có nguy hiểm không? BS có lời khuyên hoặc hướng dẫn gì dành cho khán giả để sử dụng thuốc hợp lý không?
Là Bác sĩ, tôi xin có một vài ý kiến và lời khuyên với tất cả các bạn. Hy vọng, có thể giúp các bạn thay đổi suy nghĩ và thói quen cũng như trách nhiệm của bản thân đối với sức khỏe và tính mạng của mình.
+ Không được tự ý kê thuốc: Một số người khi có triệu chứng của cảm cúm đau đầu, ra hiệu thuốc bác sĩ kê đơn không theo lại thường thích lựa chọn thuốc ngoại vì nghĩ rằng thuốc đắt tiền, thuốc nhập khẩu mới là thuốc tốt. Hoặc thuốc quen,… Nguy hiểm hơn là rất nhiều trường hợp tự “bắt mạch kê đơn” theo kinh nghiệm bản thân. Đơn cử như đau bụng thì không đi khám bác sĩ tiêu hóa mà tự ý mua luôn thuốc giảm đau, men tiêu hóa.
+ Không tự ý dừng uống thuốc khi triệu chứng thuyên giảm hoặc không thấy thuyên giảm: Về câu chuyện không thuyên giảm, có những loại thuốc có thể giảm đau trong những lần uống thuốc đầu tiên tuy nhiên nhiều loại thuốc cần uống hết liều, đủ liều thì thuốc mới có tác dụng. Tuyệt đối không được chủ quan trong việc tự ý dừng uống thuốc. Thực tế, thuốc cần phải dùng đúng – đủ mới phát huy được tác dụng tốt nhất
+ Tự ý tăng liều dùng của thuốc: Một số người nghĩ rẳng tăng liều lượng có thể tăng hiệu quả điều trị, đây là một sai lầm lớn. Mỗi loại thuốc đều có thời kỳ bán rã của thuốc, nếu uống quá liều, không những không thể rút ngắn thời gian trị bệnh mà còn khiến dư thuốc tích lũy trong cơ thể, sinh ra độc tính. Do đó, phải uống đúng liều lượng theo chỉ định của bác sỹ, tránh hậu quả đáng tiếc sảy ra.
+ Tùy ý sử dụng các bài thuốc “dân truyền”: Một số người có bệnh nặng cấp tính, mãn tính thường tùy ý sử dụng những bài thuốc truyền miệng hay nghe đồn có nới bán thuốc này thuốc kia hiệu quả là tìm mua ngay mà không biết là mình đã mua “lầm”. Sử dụng thuốc dân gian không theo đơn, không có căn cứ, tiền thì mất, tật mang thêm thậm chí còn đe dọa tính mạng. Nên dựa theo tình hình thực tế của người bệnh để đưa ra những đánh giá khoa học, chuẩn đoán chính xác liều lượng thuốc, làm giảm rủi ro.
MC: Vâng xin được cảm ơn những tư vấn từ chuyên gia hy vọng rằng với những thay đổi trong thói quen sử dụng thuốc hay lối sống hàng ngày cũng là một phương pháp để chúng ta hạn chế được nguy cơ đột quỵ nhồi máu cơ tim. Và tiếp theo là thời gian dành cho các khán giả của chương trình gửi những câu hỏi về cho các chuyên gia của chúng tôi.
Câu hỏi 1: Chào Bs tôi năm nay 60 tuổi, tôi đã được chẩn đoán là hẹp mạch vành và đã được đặt 2 stent rồi. Sau khi đặt thì thấy dễ chịu, sau 1 năm uống thuốc theo đơn của BS, gần đây tôi thấy có nhiều tác dụng phụ của thuốc như đau dạ dày, ợ hơi ợ chưa, và có đi ngoài phân đen. Tôi đã đến khám lại và BS cho uống thêm thuốc dạ dày, và cũng chỉ đỡ được vài tháng. Hiện nay hiện tượng đau dạ dày trở lại và thấy rất khó chịu sau uống thuốc. Tôi hỏi BS có thể thay đổi thuốc khác nhưng BS nói là phải uống và không được bỏ thuốc, phải uống cả đời. Xin hỏi tôi đang mắc phải tình trạng gì? Qua đoạn phim KH vừa rồi, tôi có thể sử dụng các thành phần tan cục máu đông và làm loãng máu kết hợp với liều thuốc chống đông để giảm tác dụng phụ của thuốc sau đặt stent không?
Tình trạng của bạn đang mắc phải là bệnh mạch vành và phải đặt stent. Việc bác sĩ chỉ định cho bạn uống thuốc là đúng theo phác đồ của Bộ Y tế tôi không có ý kiến gì thêm. Còn đau dạ dày là do tác dụng phụ của các thuốc mỡ máu và chống đông máu thôi. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp với các sản phẩm có thành phần giúp tan cục máu đông để giảm tác dụng phụ của thuốc nhé. Đồng thời bạn nên giảm dần liều thuốc mà bác sĩ kê cho.
Câu hỏi 2: Chào BS tôi trước đây bị tai biến nhẹ, chụp não thì biết thấy có cục máu đông trong lòng mạch sau đó thì tôi đã uống thuốc và đã tan được cục máu đông đó. BS cho tôi hỏi với tình trạng của tôi thì có dễ bị hình thành cục máu đông trở lại không?. Và làm gì để tránh được tình trạng tai biến lặp lại. Xin chân thành cảm ơn.
Về tình trạng cục máu đông của bạn hoàn toàn có thể tái phát trở lại nếu bạn không có các biện pháp dự phòng như:
- Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ các thực phẩm giúp chống cục máu đông, hạn chế sử dụng thuốc khi không cần thiết là biện pháp phù hợp giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Bên cạnh đó bạn cần kết hợp với duy trì cân nặng, ổn định huyết áp, cholesterol và insulin trong cơ thể. Hạn chế các thực phẩm không lành mạnh, thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, trái cây.
- Tập thể dục mỗi ngày cũng là cách phòng chống cục máu đông hình thành. Bạn có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi dạo, chạy bộ giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Bỏ thuốc lá: Đây là thói quen nguy hại làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông và các bệnh nguy hiểm khác trong cơ thể như tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, sinh sản…
- Hạn chế sử dụng thuốc: Nhiều loại thuốc có thể gây tạo huyết khối như thuốc thay thế hormone, thuốc ngừa thai, thuốc kiểm soát huyết áp, điều trị ung thư…
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên bôi trên da để làm tan các cục máu đông tích tụ dưới bề mặt da. Tinh dầu còn giúp bạn giảm đau, thư giãn, cải thiện lưu thông máu. Các tinh dầu bạn có thể sử dụng như tinh dầu hoa cúc vạn thọ, tinh dầu thông đỏ, oải hương, cây phong…
- Uống nhiều nước cũng là cách hiệu quả để ngăn ngừa huyết khối và các bệnh tim mạch. Không cung cấp đủ nước cho cơ thể hoặc mất nước dễ hình thành cục máu đông. Theo khuyến cáo, trung bình mỗi ngày cần uống ít nhất khoảng 2.5 lít nước, nhất là đối với người cao tuổi. Các chuyên gia đều khuyên rằng, uống 1 ly nước trước khi đi ngủ trước 30 phút mỗi ngày sẽ có tác dụng phòng ngừa đột quỵ.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng các thảo dược có chứa các thành phần như: Nattokinase (đậu nành); Salicin; Papain (đu đủ); Bromelain (quả dứa); Serrapeptase,… giúp phòng ngừa hình thành cục máu đông.
Câu hỏi 3: Thưa BS, Bố tôi bị bệnh mạch vành, hiện nay đi chụp mạch vành và kết qủa cho thấy hẹp 20% nhánh phải. Các BS ở BV Tim mạch TW tư vấn là chưa cần đặt stent, vậy nếu chưa có chỉ định đặt stent thì tôi phải hướng dẫn bố tôi làm gì để phòng sau này không bị tắc như chế độ ăn ướng, tập luyện, nghỉ ngơi… đặc biệt là phải dùng loại TPCN nào phù hợp nhất để dự phòng cho bố tôi. Tôi rất lo lắng cho bố tôi, vì trong họ có hai bác cũng bị đột quỵ rôi. Mong BS tư vấn.
Về thực phẩm chức năng giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não và bệnh mạch vành. Tôi có lời khuyên cho bạn nên sử dụng thực phẩm chức năng Bi-Cozyme. Tôi thấy các thành phần hoạt chất trong sản phẩm này khá tốt và khá phù hợp với bố bạn. Đồng thời nó cũng khá an toàn không tác dụng phụ nên bạn hoàn toàn yên tâm.
MC: Thưa quý vị, do thời lượng của chương trình có hạn nên những câu hỏi còn lại của quý bị khán giả sẽ được chúng tôi trả lời trực tiếp vào hòm thư riêng của quý vị. Còn bây giờ là một số lưu ý của chương trình ngày hôm nay.
Một lần nữa cảm ơn sự có mặt của BS trong chương trình ngày hôm nay và đưa đến những thông tin hữu ích cho quý vị khán giả. Chúng tôi cũng xin cảm ơn sự đồng hành của quý vị khán giả trong suốt thời gian qua cùng với Hãy chia sẻ cùng chúng tôi. Xin được chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những số tiếp theo.
Viết bình luận