Chuyên đề: Bệnh lý tim mạch người cao tuổi
MC: Xin kính chào quý vị khán giả đang theo dõi chương trình Hãy chia sẻ cùng chúng tôi. Thưa quý vị, bệnh lý tim mạch luôn là nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sinh hoạt của mọi người, nhất là đối với người cao tuổi. Trong đó nhồi máu cơ tim là nguy cơ tử vong cao, ai cũng hiểu được rằng đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Đúng như vậy, thưa quý vị! Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm. Nó có thể gây đột tử và là kẻ thù số 1 đối với quả tim của bạn. Vậy làm thế nào để phòng chống bệnh tim mạch và để ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người già? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi mời đến chương trình hai chuyên gia rất giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi xin được giới thiệu:
Để mở đầu chương trình cho ngày hôm nay, chúng tôi xin phép được mời 2 Bs và các quý vị khán giả theo dõi một đoạn phóng sự ngắn mà chúng tôi đã chuẩn bị.
Tim mạch là một trong những nhóm bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi. Mỗi năm các bệnh lý về tim mạch cướp đi khoảng 200,000 người, chiếm ¼ tổng số trường hợp tử vong tại Việt Nam. Sự suy giảm chức năng hoạt động của hệ tim mạch và hệ miễn dịch là nguyên nhân làm gia tăng bệnh tật ở người cao tuổi nói chung và bệnh tim mạch nói riêng.
Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam, bệnh tim mạch và THA là hai bệnh lý phổ biến nhất và tỷ lệ mắc hiện đang có chiều hướng gia tăng nhanh ở người cao tuổi.
Bệnh về tim mạch gồm nhiều loại khác nhau như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh các van của tim, tai biến mạch máu não, thấp tim, suy tim, bệnh tim bẩm sinh, loạn nhịp tim, phình động mạch, tắc nghẽn động mạch, bệnh động mạch cảnh,... trong đó nhồi máu cơ tim và đột quỵ thường xảy ra đột ngột và là những trường hợp cấp cứu tối khẩn, có tỷ lệ tử vong và để lại di chứng rất cao. Do đó, các bác sỹ khuyến cáo, việc chẩn đoán chính xác, phát hiện và điều trị sớm là cách kiểm soát hiệu quả nhất đối với các bệnh lý tim mạch.
Bác Nguyễn Thị Lan là một người nhiều năm sống chung với bệnh tim đi kèm với huyết áp cao, trong suốt những năm qua bác A luôn canh cánh một nỗi lo nhồi máu cơ tim mỗi khi huyết áp giao động thất thường. Bác A chia sẻ "Tôi sống chung với bệnh đã 5 năm nay, tuy nhiên càng ngày tôi thấy càng mệt hơn vì còn xuất hiện thêm cả bệnh huyết áp cao nữa, nhiều khi chỉ leo mấy bậc tam cấp thôi mà đã thở không được, phải ngồi xuống và xoa vào tim".
Cũng giống như rất nhiều bệnh nhân khác của bệnh lý tim mạch, bác A luôn hoang mang và lo lắng một ngày nhồi mái cơ tim ấp tới mà không được báo trước.
"Mệt tí thì nghỉ không sao, rồi dùng thuốc đâu lại vào đấy. Chỉ sợ không có dấu hiệu báo trước mà lăn đùng ra thuốc men không kịp uống thì đúng là trở tay không kịp"
Những điều mà bác A lo lắng là không hề quá đối với người cao tuổi phải sống chung với bệnh tim mạch. Làm thế nào để hạn chế những nguy cơ đáng tiếc từ bệnh lý tim mạch cho người cao tuổi đó đang là một dấu hỏi lớn chờ đợi những tư vấn từ chuyên gia
MC: Chúng ta đều biết cơ thể người già bị rất dễ bị bệnh tật tấn công do sự suy giảm các chức năng trong cơ thể, và là bệnh lý rất phổ biến cho những người độ tuổi trên 50 hay còn gọi là người cao tuổi. Vậy trước tiên xin bác sỹ kể tên một số bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi?
Bệnh về tim mạch gồm nhiều loại khác nhau như tăng huyết áp (THA), bệnh động mạch vành, bệnh các van của tim, tai biến mạch máu não, thấp tim, suy tim, bệnh tim bẩm sinh, loạn nhịp tim, phình động mạch, tắc nghẽn động mạch, bệnh động mạch cảnh,... trong đó nhồi máu cơ tim và đột quỵ thường xảy ra đột ngột và là những trường hợp cấp cứu tối khẩn, có tỷ lệ tử vong và để lại di chứng rất cao.
MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ, bác sỹ có thể giải thích một cách rõ ràng hơn nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch ở người cao tuổi là gì? Và cơ chế bệnh sinh thường xảy ra như thế nào?
Một số nguyên nhân gây ra bệnh lý tim mạch có thể kể đến:
- Hút thuốc: hút thuốc lá hoặc hút thuốc lào đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên…
- Ít hoạt động thể lực: lười hoạt động thể lức làm tăng khả năng xuất hiện bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành…
- Thừa cân: thừa cân là yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành. Bạn cần duy trì cân năng ở mức hợp lý.
- Căng thẳng (stress): các căng thẳng trong cuộc sống, các stress tâm lý đều được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
- Tăng cholesterol máu: tăng cholesterol máu làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, nó là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh lý động mạch cảnh, động mạch chủ, động mạch vành, động mạch chi dưới.
- Tăng huyết áp: tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng, nó là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và tiến triển bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên… Bạn cần điều trị tăng huyết áp theo phác đồ của bác sỹ tim mạch để làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh lý tim mạch.
- Đái tháo đường: bệnh lý này là yếu tố nguy cơ rất mạnh mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch chủ và bệnh động mạch ngoại biên… Nếu bạn bị đái tháo đường, bạn cần tuân thủ điều trị bệnh này nghiêm ngặt để tránh biến chứng tim mạch.
- Yếu tố gia đình: một số bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh lý cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, hội chứng Brugada có tính chất gia đình.
- Tuổi: nam giới trên 55 tuổi hoặc nữ giới trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Những biến đổi ở hệ tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch là nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi. Tình trạng rối loạn chuyển hóa và mỡ máu cao là nguyên nhân gây ra tình trạng xơ vữa động mạch và các bệnh về tim mạch khác.
MC: Là bệnh nguy hiểm đối với người già, vậy có dễ nhận biết những dấu hiệu của bệnh lý tim mạch hay không? Và phương pháp chuẩn đoán bệnh như thế nào thưa bác sỹ?
Những dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch cho người già như:
- Đau thắt ngực
- Suy tim
- Loạn nhịp tim
- Buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng hoặc đau dạ dày.
- Cơn đau lan đến cánh tay.
- Chóng mặt.
- Đau họng và đau quai hàm.
- Dễ dàng kiệt sức.
- Ngủ ngáy.
- Đổ nhiều mồ hôi.
Phương pháp chẩn đoán bệnh tim mạch:
Điện tâm đồ (ECG);
Máy theo dõi Holter;
Siêu âm tim;
Đặt ống thông tim;
Chụp cắt lớp vi tính tim (CT scan);
Chụp cộng hưởng từ tim (MRI).
MC: Đau thắt ngực là biểu hiện thường gặp nhất ở những người có bệnh lý về tim mạch, làm thế nào để nhận biết được mức độ tăng nặng cũng như lường trước được những nguy hại từ những biểu hiện này thưa BS?
Có thể phân ra đau thắt ngực thành 2 dạng:
+ Đau thắt ngực ổn định
+ Đau thắt ngực không ổn định
Để quý vị nắm rõ hơn thì xin mời theo dõi những hình ảnh trực quan sau đây.
Đau thắt ngực là một thuật ngữ y học, dùng để chỉ triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Nguyên nhân gây bệnh là một nhánh nhỏ của động mạch vành bị hẹp, làm cho một vùng cơ tim không được cấp máu đầy đủ nên không đảm bảo nuôi dưỡng cơ tim. Tuy nhiên, nhiều người bệnh cho rằng đau thắt ngực là cơn đau có cảm giác như thắt lại ở vùng ngực. Thực tế có rất nhiều cơn đau như vậy nhưng lại không phải do thiếu máu cơ tim cục bộ nên không được gọi là cơn đau thắt ngực. Ví dụ như, đau do các bệnh lý khác ở tim, ở phổi, ở thực quản, ở dạ dày, ở xương sườn, ở thần kinh, và ở cơ...Cơn đau thắt ngực thường tái diễn nhiều lần, mỗi cơn đau thường kéo dài từ 2 đến 10 phút.
Cơn đau quá ngắn dưới 1 phút hoặc quá dài trên 15 phút, thường không phải là đau thắt ngực. Đau thắt ngực xuất hiện sau một hoạt động gắng sức như, làm việc nặng, chạy, leo dốc, leo cầu thang, quan hệ tình dục... Nếu cơn đau xuất hiện khi nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ... thường không phải là đau thắt ngực.
Yếu tố tâm lý như, xúc động mạnh, bực tức, cáu giận, lo sợ... cũng có thể là nguyên nhân xuất hiện cơn đau.
Ngưỡng đau là mức độ gắng sức của người bệnh để xuất hiện cơn đau. Ví dụ như đau xuất hiện sau mỗi lần đi bộ được đúng 1km. Động mạch vành càng hẹp thì ngưỡng đau càng thấp, có những bệnh nhân chỉ vận động tăng lên một chút là đã xuất hiện cơn đau.
Đa số bệnh nhân có ngưỡng đau ổn định hay còn gọi là cơn đau thắt ngực ổn định. Ví dụ như khi leo cầu thang lên đến tầng 3 là xuất hiện cơn đau, sáng chạy thể dục đến đúng một địa điểm là thấy đau, xách đến xô nước thứ 2 là thấy đau.
Một số bệnh nhân có cơn đau thắt ngực không ổn định. Đó là biểu hiện của bệnh càng ngày càng nặng lên, các cơn đau xuất hiện dày lên, đau dữ dội hơn. Đau thắt ngực không ổn định rất nguy hiểm vì khó phân biệt với nhồi máu cơ tim.
MC: Vâng xin cảm ơn những tư vấn của Bs. Và trước khi đi đến với những tư vấn tiếp theo của chuyên gia ngay bây giờ xin mời quí vị theo dõi một đoạn phim khoa học để hình dung rõ hơn về cấu tạo của hệ tim mạch mà cụ thể là tim ở con người.
Tim là bộ phận chính trong hệ tim mạch. Đó là cơ đập có chức năng bơm máu liên tục cho toàn bộ cơ thể. Động mạch vành cung cấp dinh dưỡng cần thiết và oxy để tim hoạt động tốt. Hồng cầu, bạch cầu và các chất khác chảy vào tim và các bộ phận khác trong cơ thể.
Thông thường, khi bạn còn trẻ các mạch máu trên cơ thể bạn sẽ có tính đàn hồi và co giãn, khi đó, tim co bóp sẽ đẩy máu vào mạch máu dễ dàng hơn cả. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, điều này lại hoàn toàn ngược lại, càng lớn tuổi, mạch máu lại càng trở nên cứng, kém đàn hồi, chính vì thế mà tim co bóp bơm máu vào động mạch nhưng luôn gặp sức cản nên phải hoạt động nhiều hơn.
Điều này khiến nảy sinh ra tình trạng xơ vữa động mạch làm cho thành mạch dày lên và lòng mạch hẹp lại khiến huyết áp của người cao tuổi thường có huyết áp tâm thu (số trên) cao nhưng huyết áp tâm trương (số dưới) lại thấp, 2 con số này chênh lệch nhau nhiều dễ gây các bệnh tim mạch.
Mạch máu bị xơ cứng, giảm tính đàn hồi làm tim phải hoạt động nhiều hơn, về lâu dài sẽ dẫn đến hậu quả là thành tim ngày càng dày lên. Tim càng dày thì càng cần có nhiều máu đến nuôi. Trong khi đó, các mạch máu bị xơ vữa lại hẹp, lượng máu lưu thông ít gây thiếu máu cơ tim, sau tim, nặng hơn nữa là nhồi máu cơ tim.
MC: Vâng thưa quý vị và các bạn, qua đoạn phim khoa học vừa rồi, có thể thấy bệnh lý tim mạch là bệnh phổ biến ở người cao tuổi, và cũng là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể gây nhồi máu cơ tim, nguyên nhân gây tử vong ở rất nhiều người. Với khoa học hiện đại ngày nay có những phương pháp nào để điều trị cũng như can thiệp đối với bệnh lý này thưa BS.
Chi tiết tham khảo thêm tại: >>> Một số tiến bộ trong điều trị bệnh lý tim mạch - BNC medipharm
MC: Bác sỹ vừa nhắc tớihoạt chất Coenzym Q10và có thể thấy đó là một hoạt chất rất tốt cho hệ tim mạch. Theo ý kiến chuyên môn của bác sỹ thì hiệu quả phòng chống bệnh tim mạch của hoạt chất này như thế nào? Có phù hợp với người già hay không thưa BS
Coenzyme Q-10 có tác dụng bảo vệ tế bào cơ tim. Việc bổ sung Coenzyme Q-10 ở các bệnh nhân đau thắt ngực được ổn định và các bệnh nhân suy tuần hoàn sẽ làm tăng tác dụng của các thuốc tim khác, nghĩa là tăng dung nạp thuốc và giảm tần suất các cơn đau thắt ngực. Ở các bệnh nhân tăng huyết áp động mạch điều trị bằng các thuốc giảm huyết áp, sử dụng thêm Coenzyme Q-10 sẽ làm giảm huyết áp động mạch tốt hơn khi sử dụng các thuốc hạ huyết áp đơn thuần. Ở các bệnh nhân bị bệnh nha chu và giảm nồng độ coenzym Q, sử dụng Coenzyme Q-10 với liều từ 60-120mg mỗi ngày, trong 3 đến 8 tuần sẽ có tác dụng giảm phù và chảy máu nướu răng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bi – Q10 với các thành phần Coenzyme Q10, DHA/EPA, dầu lanh, Soy-lecithin, Vitamin E, Gelatin được nhập khẩu từ Mỹ. Giúp duy trì và khôi phục lại mức độ CoQ10, tăng sức co bóp cơ tim giúp đẩy máu lên não và lưu thông máu trong cơ thể chống mệt mỏi, mất ngủ, đau nửa đầu, giúp tăng cường sức khoẻ tim mạch, khắc phục tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim như thiểu năng mạch vành, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim, giảm mỡ máu, xơ vữa động mạch. Sử dụng Bi-Q10 hàng ngày xua tan nỗi lo bệnh lý tim mạch, huyết áp.
Chi tiết xem thêm tại: >>> TPCN Bi-Q10 bổ tim mạch, tăng cường sức khỏe tim mạch
Vâng có thể thấy rằng, sức khỏe của hệ tim mạch ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của toàn cơ thể cũng như tính mạng của con người vì thế việc chăm sóc một trái tim và hệ tim mạch khỏe mạnh là điều hết sức nên làm mỗi ngày đúng không ạ. Và thưa Bs, lối sống và chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tim mạch đúng không ạ?
Thay đổi lối sống theo hướng tích cực, lành mạnh là cách phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả nhất. Dưới đây là những lưu ý trong sinh hoạt giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tim mạch:
- Nói không với thuốc lá: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh lao, ung thư phổi, ung thư vòm họng, bệnh tim mạch cao hơn rất nhiều so với những người không hút.
- Duy trì trọng lượng cơ thể: Thừa cân – béo phì là một trong những nguyên nhân gây bệnh tim mạch thường gặp. Do đó, để phòng ngừa bệnh tim mạch nên duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý. Có thể duy trì trọng lượng cơ thể bằng chế độ tập luyện và ăn uống hợp lí.
- Tập thể dục điều độ: Một chế độ tập luyện khoa học sẽ giúp bạn có độ bền và sự dẻo dai, làm giảm huyết áp và giảm cholesterol đem lại một trái tim khỏe mạnh.
- Giảm ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo, mỡ động vật: Những đồ ăn chứa nhiều chất béo và mỡ động vật khiến cơ thể tăng cholesterol trong cơ thể, dẫn đến các bệnh về tim. Không nên ăn các thức ăn có nhiều bơ sữa, chất béo như các đồ chiên rán…
- Ăn nhiều chất xơ: Các chất xơ có trong rau, củ, quả sẽ giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể, duy trì sức khỏe và sống lâu hơn.
- Sử dụng các loại hạt: Nên ăn nhiều các loại hạt như hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt bí…Chúng cung cấp cho cơ thể những loại dầu tốt có lợi cho sức khỏe.
Vâng, những kiến thức hữu ích vừa rồi đã giúp chúng ta phần nào hiểu hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ trái tim, phòng tránh được những bệnh lý tim mạch nguy hiểm cho cơ thể, nhất là những người cao tuổi. Và ngay sau đây sẽ là phần tư vấn trực tiếp của BS dành cho các khán giả của chương trình thông qua đường dây nóng. Xin mời câu hỏi đầu tiên.
Câu hỏi 1: Xin chào BS, tôi năm nay 60 tuổi, hiện đã về hưu nhưng thời gian gần đây mỗi khi lên xuống cầu thang tôi cảm thấy rất khó thở, tim đập nhanh và hơi thở nông. Vốn là người bị huyết áp cao do vậy những biểu hiện tôi đang gặp là do biến chứng huyết áp cao ảnh hưởng đến tim mạch của tôi không ạ. Mong BS tư vấn.
Huyết áp cao được biết đến với cái tên “kẻ giết người thầm lặng” do bệnh tiến triển âm thầm và nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:
Đau tim, đột quỵ: tăng huyết áp làm xơ cứng và dày thành mạch ( xơ vữa động mạch), có thể dẫn đến cơn đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác.
Chứng phình động mạch: huyết áp tăng khiến thành mạch yếu đi và phình ra, hình thành chứng phình động mạch. nếu mạch máu bị vỡ có thể đe dọa đến tính mạng.
Suy tim: Để bơm máu chống lại áp lực cao ở thành mạch, tim của bạn phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến phì đại thất trái. Khi cơ tim dày lên sẽ khó bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, điều này có thể dẫn đến suy tim
Suy thận do nguy cơ thu hẹp động mạch thận khi tăng huyết áp.
Xuất huyết võng mạc
Hội chứng chuyển hoá: Hội chứng này bao gồm một nhóm các rối loạn chuyển hoá của cơ thể bạn, bao gồm: tăng vòng eo, tăng triglycerides, giảm HDL-C ( cholesterol tốt), nồng độ insulin cao. Những rối loạn này khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ
Biến chứng não: Các động mạch bị thu hẹp khiến máu khó lưu thông đến não, dẫn đến đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu não, chứng mất trí nhớ.
Vì vậy các biểu hiện khó thở, tim đập nhanh và hơi thở nông là ảnh hưởng của tim mạch bị yếu. Nó cũng là một trong các biến chứng của bệnh cao huyết áp nhé. Bạn nên nhanh chóng cho mẹ bạn đi khám sức khỏe để được điều trị tốt nhất.
Đồng thời có thể sử dụng thêm Coenzyme Q-10 có tác dụng bảo vệ tế bào cơ tim. Việc bổ sung Coenzyme Q-10 ở các bệnh nhân đau thắt ngực được ổn định và các bệnh nhân suy tuần hoàn sẽ làm tăng tác dụng của các thuốc tim khác, nghĩa là tăng dung nạp thuốc và giảm tần suất các cơn đau thắt ngực. Ở các bệnh nhân tăng huyết áp động mạch điều trị bằng các thuốc giảm huyết áp, sử dụng thêm Coenzyme Q-10 sẽ làm giảm huyết áp động mạch tốt hơn khi sử dụng các thuốc hạ huyết áp đơn thuần.
Câu hỏi 2: Mẹ tôi bị bệnh tim và tuổi càng cao bà lại càng lo lắng và suy nghĩ khiến người bà lúc nào cũng xanh xao, mệt mỏi. Mong Bs tư vấn cho tôi cách chăm sóc đúng với người bị bệnh tim mạch như mẹ tôi bớt lo lắng, Xin cảm ơn chương trình.
Về chế độ ăn:
- Ăn đủ dinh dưỡng và vitamin.
- Ngưng thuốc lá và các thực phẩm chứa cồn như rượu, bia.
- Hạn chế muối, nhất là suy tim nặng, thường giới hạn < 2g muối mỗi ngày. Do đó bệnh nhân suy tim cần tránh thực phẩm đã chế biến, thực phẩm đóng hộp hoặc thức ăn nhanh. Tập thói quen đọc hàm lượng natri (sodium) ghi trong thành phần trong thực phẩm đóng sẵn.
- Lượng nước uống tính theo nhu cầu của bệnh nhân và mức độ suy tim. Tránh truyền dịch nếu không có chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh nhân phù nhiều thì cần phải hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể và ăn nhạt hoàn toàn.
- Chế biến món ăn dưới dạng mềm, nhừ. Không nên ăn các loại thức ăn lên men như cải bắp, rau cải, đậu đỗ, dưa muối.
- Bữa ăn phải xa giờ ngủ ban đêm, sau khi ăn cần phải nghỉ ngơi 30-40 phút.
- Đối với bệnh nhân suy tim có sử dụng thuốc chống đông: Nên hạn chế ăn các loại rau quả có lá màu xanh sậm màu như cải bó xôi, bông cải xanh, đậu Hà Lan, đậu xanh, củ cải, mùi tây và rau diếp,…
Hoạt động thể lực:
- Lợi ích hoạt động thể lực:
+ Kiểm soát cân nặng.
+ Ổn định huyết áp và nhịp tim.
+ Ổn định đường huyết và mỡ máu.
+ Giúp thư giãn và cải thiện sức khỏe.
- Đặt ra mục tiêu tập luyện vừa phải, không quá sức. Khi mới tập cần tập nhẹ, tăng dần cường độ.
- Tránh những hoạt động nặng như chạy bộ, nâng tạ, tránh những bài tập làm căng, duỗi, co cơ liên tục.
- Nếu ngưng tập một vài ngày (do bị cảm, bận công việc, thời tiết xấu,...), khi tập lại cần tập nhẹ hơn mức bình thường, tăng dần cường độ về bằng mức trước đó vào những buổi tập sau.
- Tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt: Độ ẩm cao làm mau mệt, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây khó thở, đau ngực.
- Uống đủ nước: Nên uống nước ngay cả khi không khát, đặc biệt trong những ngày nóng.
- Nếu cảm thấy mệt mỏi ngay sau khi tập hoặc ngày hôm sau, thì cần giảm bớt cường độ tập luyện.
- Nếu cảm thấy có những triệu chứng như đau ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, nôn ói,... hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì cần ngưng tập. Nếu triệu chứng không giảm cần đến bác sĩ kiểm tra.
Câu hỏi 3: Stress và tâm lý ảnh hưởng tới sức khỏe của người bị bệnh tim mạch như thế nào ạ, thưa BS.
Mối liên quan giữa căng thẳng stress và tâm lý với bệnh tim và đột tử đã được ghi nhân từ thời cổ đại. Người ta nhận thấy tỷ lệ nhồi máu cơ tim và đột tử tăng đáng kể sau những căng thẳng lớn cấp tính như sau các thảm họa bão, động đất và sóng thần.
Bệnh mạch vành cũng phổ biến hơn nhiều ở những người bị căng thẳng mãn tính và đặc biệt là căng thẳng trong công việc.
Căng thẳng tâm lý được cho là một yếu tố gây bệnh vữa xơ động mạch quan trọng. Những người hiểu biết về stress, có sức khỏe và tâm lý vững vàng sẽ dễ dàng vượt qua được những tác động của stress và vui tươi trong cuộc sống. Ngược lại, những người có cơ thể ốm yếu, suy sụp, không vượt qua và thích ứng nổi thì dễ phát sinh bệnh tật và có thể bị ảnh hưởng lớn bởi stress, dẫn đến đột tử khi gặp những cú sốc quá lớn trong cuộc đời.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1998, sức khỏe của những người có công ăn việc làm thì tốt hơn những người thất nghiệp. Tuy nhiên sự tổ chức công việc của xã hội, kiểu quản lý và những mối quan hệ xã hội tại nơi làm việc đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Kiểm soát công việc kém có liên quan trực tiếp, rõ ràng với đau thắt lưng, nghỉ ốm và bệnh tim mạch. Kiểm soát tốt công việc làm giảm 2,3 lần nguy cơ bị các bệnh tim mạch.
Bên cạnh 3 yếu tố nguy cơ chủ yếu gây vữa xơ động mạch là tăng cholesterol máu, tăng huyết áp và hút thuốc lá, căng thẳng tâm lý cũng được xác định là một yếu tố nguy cơ quan trọng.
Khi có một tình huống căng thẳng xảy ra sẽ khởi phát một chuỗi các sự kiện. Khi căng thẳng cơ thể bạn giải phóng adrenaline, một loại hormone tạm thời khiến nhịp thở và nhịp tim của bạn tăng lên và huyết áp tăng cao. Khi căng thẳng kéo dài, cơ thể bạn vẫn ở trạng thái kich kích thích này trong nhiều ngày hoặc vài tuần. Tình trạng tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thành mạch, làm rối loạn tuần hoàn và tăng nguy cơ gây tổn thương các tế bào nội mạc, làm tăng tính thấm của tế bào nội mạc và do vậy làm tăng nguy cơ lắng đọng LDL-C gây hình thành và phát triển vữa xơ động mạch.
Bên cạnh đó, căng thẳng mãn tính có thể khiến một số người có thói quen xấu như uống quá nhiều rượu, hay hút nhiều thuốc lá... điều này cũng có thể làm tăng huyết áp và có thể làm hỏng thành động mạch.
Cảm ơn những câu hỏi mà khán giả gửi về cho chương trình nhưng do thời lượng chương trình có hạn chúng tôi sẽ tư vấn trực tiếp tới từng khán giả thông qua hộp thư điện tử. Còn bây giờ sẽ là một số lưu ý dành cho chương trình ngày hôm nay.
Vâng thưa quý vị, sức khỏe của người già là niềm hạnh phúc của người trẻ vì vậy chúng ta cần dành nhiều thời gian và cập nhật thêm nhiều kiến thức để có thể chăm sóc tốt cho những người lớn tuổi trong gia đình trong đó có sức khỏe của hệ tim mạch, giúp họ sống vui, sống khỏe.
Một lần nữa xin cảm ơn những tư vấn của 2 chuyên gia trong chương trình ngày hôm nay đã dành thời gian để mang đến những tư vấn hết sức hữu ích cho quý khán giả. Xin cảm ơn rất nhiều ạ. Còn đối với quý vị khán giả xin được nói lời chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong chương trình tiếp theo.
Viết bình luận