Bệnh hay quên của người lớn tuổi là chứng bệnh phổ biến hiện nay. Chúng ta cần nhận biết sớm các triệu chứng sớm nhằm giảm thiểu bệnh hiệu quả. Bệnh hay quên của người lớn tuổi là gì và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Hay quên chính là bệnh suy giảm trí nhớ với các biểu hiện hay quên, thậm chí cả những đồ vật sử dụng thường xuyên, khó tiếp nhận các thông tin mới, nói đi nói lại một vấn đề trong cuộc nói chuyện... Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về bệnh.
Bệnh hay quên của người lớn tuổi là gì và cách phòng bệnh ra sao
* Bệnh hay quên của người lớn tuổi là gì?
Bệnh hay quên của người lớn tuổi hay còn gọi là bệnh đãng trí, chỉ hiện tượng con người bỗng dưng không thể nhớ lại một số sự kiện trong quá khứ ở một mức độ đáng kể. Nó có thể được gây ra bởi tổn thương các khu vực của não nơi quan trọng để xử lý bộ nhớ dẫn đến hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do suy thoái không ngừng của não bộ.
Theo thống kê của WHO (tổ chức y tế trên thế giới), mỗi năm có thêm 7,7 triệu ca mắc chứng bệnh đãng trí, chủ yếu tập trung vào những đối tượng trên 50 tuổi là nhiều. Chứng bệnh này không phải là căn bệnh hiếm, ngược lại cực kỳ phổ biến ở người ở người cao tuổi. Thậm chí gần đây, bệnh được đưa ra cảnh báo lần nữa do xu hướng trẻ hóa ở người bệnh.
* Cách nhận biết bệnh hay quên của người lớn tuổi
Mức độ nhẹ của chứng bệnh hay quên của người lớn tuổi được thể hiện qua việc suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi. Người già không nhớ đã cất đồ đạc ở đâu hoặc hỏi câu trước câu sau đã quên.
Tại mức độ này người bệnh vẫn hoạt động và nhận thức cuộc sống được bình thường dù trí nhớ giảm sút. Chính vì vậy người người cao tuổi đã chủ quan, bỏ qua dấu hiệu xấu về sức khỏe của mình.
Những dấu hiệu của bệnh đãng trí ban đầu thường là quên đồ đạc, quên tên, quên lịch làm việc… Ở giai đoạn nặng hơn, bệnh có thể gây ra những biểu hiện sau:
+ Rối loạn về hành vi như hay đi lang thang, lạc đường, quên cách nấu ăn, khó thực hiện các động tác phối hợp…
+ Tư duy của người mang dấu hiệu bệnh hay quên cũng có vấn đề như tính toán sai, phản ứng chậm, kém sáng tạo…
+ Gặp khó khăn về ngôn nhữ như: khó tìm từ ngữ để diễn đạt, nói lặp, hay nhắc lại chuyện đã nói, kể chuyện không có trình tự.
+ Hay gây gổ, dễ kích động, lo lắng: Người bệnh gây gổ khi được cho uống thuốc, ăn cơm hay yêu cầu đi tắm; hay nổi cáu, la hét, đôi lúc lại rất nghe lời.
+ Có những hoang tưởng, ảo giác như nhận diện nhầm người nhà, bạn bè, hay nghi ngờ, tin rằng mọi người nói về mình hay lấy trộm đồ vật; nghe âm thanh. Ít ngủ ban đêm, sợ bóng tối, cảm thấy đói bụng, mót tiểu tiện, buồn rầu, hay than phiền, mệt mỏi và ngủ ngày.
* Nguyên nhân gây ra bệnh hay quên của người lớn tuổi
+ Tuổi tác: Trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên ở người già thì có lẽ sự lão hóa của hệ thần kinh trung ương là đóng vai trò quan trọng nhất gây nên. Bắt đầu từ độ tuổi 20, trọng lượng của não giảm dần, có thể thấy rõ nhất tại các vùng trán, đỉnh và thái dương. Khối lượng não bị giảm đi phản ánh số lượng tế bào thần kinh ngày càng ít và teo đi, có thể giảm tới 50% ở một số khu vực của não, đặc biệt ở vỏ não. Đồng thời, sự co bóp của tim cũng không mạnh như trước khiến cho lưu lượng máu đến nuôi não giảm, oxy đến não cũng kém hơn trước. Đây là nguyên nhân chính của sự suy yếu chức năng hệ thần kinh nói chung và hoạt động nhận thức của người già nói riêng.
+ Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn: Bộ não con người chỉ hoạt động hiệu quả khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cụ thể ở đây là các loại đạm và chất béo. Sự thiếu hụt vitamin B1 và B12 cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ. Bởi vitamin B1 đảm bảo cho hệ thần kinh hoạt động bình thường, giúp duy trì việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người. Khi chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B1 có thể gây ra hội chứng Wernike - Korsakoff - một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn, thậm chí dài hạn.
+ Stress, căng thẳng, mất ngủ kéo dài: Mọi người thường cho rằng stress chỉ xảy ra với người trẻ tuổi khi áp lực công việc và học hành ảnh hưởng tới họ. Tuy nhiên, ở người già căng thẳng, stress vẫn xảy ra bình thường. Nguyên nhân chính là do sự lão hoá sinh học, trong đó đáng kể là sự lão hoá của hệ thần kinh, kéo theo sự suy giảm trí nhớ và giảm khả năng ngôn ngữ. Khi không diễn đạt được trôi chảy ý nghĩ bằng lời nói, sự lo âu tăng lên do cảm thấy người khác không hiểu mình dẫn đến những biểu hiện tâm lý như buồn bực, cáu gắt…
+ Lạm dụng thuốc, rượu bia và chất kích thích: Một số thành phần trong thuốc có thể gây hiện tượng hay quên ở người uống như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, thuốc giãn cơ, thuốc ngủ…. Vì vậy, việc lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ ngày càng khiến trí nhớ bị suy giảm và dễ mắc chứng bệnh hay quên. Nếu uống quá nhiều, rượu có thể gây nguy hiểm như khiến đãng trí, hay quên, làm mất trí nhớ, căng thẳng, trầm cảm và các biến chứng khác về thần kinh.
+ Mắc các bệnh lý khác liên quan: Những người cao tuổi thường mắc một số bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch hoặc ảnh hưởng từ các di chứng để lại của các bệnh tai biến mạch máu não, đột quỵ, tiểu đường, chấn thương não… dẫn đến quá trình lão hóa hệ thần kinh sẽ nhanh, mạnh hơn so với những người bình thường. Và biểu hiện thường thấy đầu tiên là đãng trí, hay quên, phản ứng chậm, giao tiếp khó và dễ kích động…
* Cách phòng bệnh hay quên của người lớn tuổi
Trong nhiều cố gắng, y học đã khẳng định quên giai đoạn sớm có thể chữa được và ít ra cũng làm quá trình bệnh chậm lại, hoặc tạo cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn.
Vấn đề đặt ra là khi các bạn có biểu hiện quên thì nên đi khám bệnh để được xác định mức độ quên, tìm các yếu tố nguy cơ và kịp điều trị sớm.
Hiện nay có rất nhiều thuốc điều trị đặc hiệu cho chứng quên do bệnh sa sút trí tuệ, quên sau tai biến mạch máu não, quên thông thường ở người lớn tuổi, quên do các bệnh trầm cảm, stress, Alzheimer…
Alzheimer là bệnh đứng hàng đầu (chiếm 50-60%) trong các căn nguyên gây bệnh mất trí nhớ hiện nay. Một số thuốc có tác dụng duy trì trí nhớ và khả năng nhận thức dùng trong điều trị bệnh Alzheimer là các thuốc bổ thần kinh, các thuốc tăng cường chuyển hóa tuần hoàn não.
Tuy nhiên, chữa bệnh Alzheimer cần chú trọng đến vấn đề chăm sóc, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người già (giải quyết các yếu tố cô đơn tuổi già, mâu thuẫn giữa các thế hệ, rối loạn chức năng các giác quan, vấn đề nhà ở, thu nhập…).
Ngoài ra, cần giáo dục để thay đổi nhận thức và thái độ của mọi người trong cộng đồng về các rối loạn tâm thần ở người già.
Cần đào tạo các kỹ năng, kiến thức, phương pháp theo dõi, quản lý săn sóc người già bị rối loạn tâm thần trong bệnh viện, nhất là tại gia đình và cộng đồng… và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người già.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu bệnh hay quên của người lớn tuổi là gì và cách phòng bệnh ra sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0978.307.072 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Nếu những người đã bị mắc chứng bệnh hay quên thì nên bổ sung TPCN viên nén Super Power Neuro Max bổ não tăng cường trí nhớ. Mỗi thành phần trong TPCN Super Power Neuro Max có 1 chức năng khác nhau giúp cải thiện trí nhớ. Super Power Neuro Max được sản xuất bởi hãng Jarrow Formulas, Inc, Hoa Kỳ sẽ là lựa chọn cho bạn. Sự thành công của Super Power Neuro Max là do có sự kết hợp nhiêu thành phần giúp tăng cường trao đổi chất của các tế bào não, hạn chế quá trình lão hóa, được chiết suất từ thiên nhiên như Cytidine 5’-diphosphocholine, Phosphatidylserine (PS), Acetyl L-carnitine, Alpha lipoic acid, Taurine, Phosphatidylcholine và các thành phần khác: Silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), xenluloza, gelatin đều có mặt trong sản phẩm này. Super Power Neuro Max giúp tăng cường trao đổi chất của các tế bào não, hỗ trợ hạn chế quá trình lão hóa tốt hơn.
Cách dùng: Dùng cho người lớn, uống 2 đến 4 viên/ngày, uống cùng với nước trái cây hoặc nước uống giữa các bữa ăn hoặc uống theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Thực phẩm chức năng bổ não của Mỹ Super Power Neuro Max
Viết bình luận