Suy giảm trí nhớ là căn bệnh phổ biến hiện nay và bệnh ngày càng trẻ hóa. Bệnh giảm trí nhớ ở người trẻ như thế nào và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Bệnh suy giảm trí nhớ là một trong những căn bệnh đáng sợ mọi thời đại. Nếu không muốn tình trạng suy giảm trí nhớ ngày càng tăng nặng bạn nên áp dụng những phương pháp tập luyện, ăn uống giúp tăng cường trí nhớ. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết bệnh giảm trí nhớ ở người trẻ như thế nào và cách phòng bệnh ra sao.
* Bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ như thế nào?
Sự tăng sinh gốc tự do khiến suy giảm trí nhớ có xu hướng ngày càng trẻ hóa, biểu hiện bằng triệu chứng mất tập trung ở nhóm tuổi dưới 18 và chứng hay quên ở người trước 45 tuổi.
+ Nguyên gây ra bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ
+ Dinh dưỡng không đầy đủ: Não bộ sẽ hoạt động tốt nhất nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thiếu máu hay thiếu sắt gây nên các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, xanh xao cùng với áp lực trong công việc và cuộc sống sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.
+ Làm quá nhiều việc cùng lúc: Khi phải làm quá nhiều việc cùng lúc sẽ khiến bộ não bị quá tải và đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng hay quên ở người trẻ. Để hạn chế tình trạng hay quên do nguyên nhân này thì bạn nên tập trung làm tốt một việc một lúc. Ghi các điều cần làm ra một quyển sổ để thực hiện công việc một cách tuần tự.
+ Lạm dụng chất gây nghiện: Rượu, bia, thuốc lá là những chất gây nghiện có tác dụng rất xấu lên vùng hippocampus ngăn cản việc chuyển đổi trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn. Thuốc lá làm suy giảm trí nhớ vì làm giảm lượng oxy lưu thông lên não. Lâu dần chúng sẽ làm co hẹp các mạch máu, khiến não bộ kém nhạy bén và chức năng ghi nhớ suy giảm. Không những thế nó còn là nguyên nhân gây nên các bệnh tai biến mạch máu não và các bệnh về gan.
+ Trầm cảm và Stress: Cuộc sống nhiều áp lực căng thẳng, công việc bề bộn, áp lực học hành, môi trường ô nhiễm, thiếu ngủ thường xuyên là nguyên nhân dễ dẫn đến stress và stress khiến cho người ta mất tập trung nhất. Stress tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức và ảnh hưởng đến khu vực nhận thức ở não làm giảm tốc độ phản ứng với sự vật, khiến con người khó tập trung suy nghĩ, dễ phân tán tư tưởng và giải quyết vấn đề chậm chạp. Do đó nếu cuộc sống của bạn có quá nhiều căng thẳng lo âu hay thiếu ngủ, áp lực thì bạn nên nghỉ ngơi thư giãn để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, mất tập trung này.
+ Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên: Ngủ đủ giấc có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, nó giúp cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng và đào thải độc tố. Khi ngủ sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ các thông tin và chuyển thông tin đó đến võ não trước trán (là nơi lưu trữ ký ức). Khi ngủ không đủ giấc thì những ký ức không di chuyển về phía vỏ não trước trán nên gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn, mau quên.Tùy theo nhu cầu mỗi người mà thời gian ngủ có thể ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường nhưng thời gian ngủ trung bình là 7-8 tiếng mỗi đêm.
* Trí nhớ kém ở người trẻ tuổi để lại hậu quả gì?
Trí nhớ kém ở người trẻ tưởng chừng đơn giản nhưng đang trở nên rất đáng báo động. Bệnh không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả công việc, dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu cực của bệnh trí nhớ kém ở người trẻ tuổi gây ra:
+ Giảm khả năng tư duy và sáng tạo.
+ Con người trở lên thụ động với môi trường xung quanh
+ Dễ bị kích động, cáu gắt, thay đổi tâm tính dẫn đến chức năng não bị rối loạn, hệ thống mạch máu bị suy yếu.
+ Việc bỏ sót các thông tin, dữ liệu lớn trong công việc dẫn tới tổn thất kinh tế cho bản thân và cả doanh nghiệp.
+ Stress kéo dài dẫn đến mất ngủ, ngủ không ngon, cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải và ảnh hưởng nhiều tới tất cả các hoạt động thường ngày.
+ Trí nhớ kém làm giảm khả năng tập trung, ghi nhớ bài dẫn đến chất lượng học tập không tốt, mất nhiều thời gian, công sức mà không đạt được mục tiêu như mong muốn.
* Cách phòng bệnh giảm trí nhớ ở người trẻ
+ Ăn uống đầy đủ dưỡng chất: Một trong những nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người trẻ là do chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến não bộ không được cung cấp đầy đủ và trở lên hoạt động kém hiệu quả hơn. Cách khắc phục tình trạng này là xây dựng lại chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Một số nhóm dưỡng chất tốt cho não bộ là: Vitamin nhóm B, Vitamin C, Magiê, Axit, Kẽm, Omega 3 và Omega,…
+ Tập luyện thể dục: Tập luyện thể dục thể thao là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe. Việc tập thể dục không chỉ cải thiện lưu lượng máu và cung cấp oxy đến não, nó còn có các công dụng khác như: giúp ngủ ngon, chống các bệnh tim mạch, giữ gìn vóc dáng. Theo các nhà khoa học thì cơ thể khỏe sẽ giúp cho não phát ra nhiều sóng năng lượng hơn, tăng cường khả năng làm việc của não tốt, giúp chúng ta tiếp thu kiến thức nhanh và nhớ lâu hơn. Theo một nghiên cứu của nhóm các tác giả thuộc Đại học Hoàng gia London gần đây cũng cho thấy: khi so sánh mức độ tập luyện thể chất của hơn 9.000 người tham gia khi ở độ tuổi 11, 16, 33, 42, 46 và 50, kết quả nhận được: những người tập luyện thể chất từ khi còn trẻ (3-4 lần/tuần) có những cải thiện đáng kể về chức năng nhận thức khi ở độ tuổi 50 và có thể chống được các căn bệnh nguy hiểm như: bệnh teo não, bệnh alzheimer, sa sút trí tuệ khi về già…
+ Đọc các sách đòi hỏi tư duy: Trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay có rất nhiều thiết bị trợ giúp chúng ta đọc sách như: máy vi tính, máy tính bảng, smartphone… Nhưng tất cả đều không thể hiệu quả bằng đọc sách giấy. Bởi khi đọc sách trên các thiết bị đó, chúng ta thường bị gây nhiễu bởi rất nhiều ứng dụng, trò chơi, phần mềm khác. Khi cầm một cuốn sách đọc, không có những thứ gây nhiễu, chúng ta hoàn toàn có thể tập trung vào việc đọc. Nếu duy trì thói quen này thường xuyên, khả năng tập trung sẽ được nâng cao và điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong học tập cũng như trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Ngoài tác dụng mở mang kiến thức, nâng cao vốn từ hay giảm căng thẳng stress, việc đọc sách thường xuyên còn có thể giúp chúng ta tăng cường kỹ năng tư duy, phân tích, cải thiện trí nhớ và kích thích tinh thần. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kích thích tinh thần có thể làm chậm lại tiến độ (hoặc thậm chí có thể ngăn chặn) biến chứng nguy hiểm từ suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi sang căn bệnh Alzheimer và mất trí nhớ sau này.
+ Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài: Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan là một trong những phương pháp phòng tránh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi rất hiệu quả. Chất lượng của suy nghĩ tạo nên chất lượng của cảm xúc. Như vậy nếu như chúng ta không quản lý những suy nghĩ này, và việc suy nghĩ, căng thẳng, stress quá nhiều sẽ làm chúng ta cạn kiệt năng lượng. Và nếu chúng ta suy nghĩ tiêu cực thì nó sẽ còn tạo ra những cảm xúc xấu, hủy diệt cơ thể của chúng ta. Như vậy chúng ta phải học cách tạo nên những suy nghĩ tích cực về bản thân mình, về người khác, về cuộc sống để đem lại niềm vui, hạnh phúc, sức mạnh, sự tự tin cho chúng ta. Thật may mắn chúng ta là con người, chúng ta có suy nghĩ, chúng ta cũng có khả năng kiểm soát suy nghĩ, lựa chọn suy nghĩ để có kết quả tốt hơn. Vì vậy hãy luyện tập thường xuyên để giúp bộ não của chúng ta trở thành “bộ lọc” tốt, biết “chắt lọc tinh hoa” từ những người và sự vật xung quanh.
+ Đi ngủ sớm và đủ giấc: Thời điểm đi ngủ sẽ tác động nhất định đến tinh thần và sức khỏe của chúng ta. Những người đi ngủ lúc 2 giờ sáng và thức dậy lúc 10 giờ sẽ không thể có sức khỏe tốt như người ngủ từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Và với những người trẻ, để phòng tránh suy giảm trí nhớ thì thời điểm đi ngủ tốt nhất là khoảng 21-22h. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, việc ngủ đúng giờ và trước nửa đêm sẽ giúp cơ thể sản xuất và kiểm soát được chất serotonin – chất được sản sinh trong não và có khả năng điều tiết cảm xúc của mỗi người. Thiếu ngủ đồng nghĩa với việc lượng serotonin bị giảm xuống, tức là khả năng điều tiết cảm xúc của bạn bị kém đi. Chúng ta dễ bị trầm cảm, bực bội, lo âu… Còn ngược lại, khi ngủ đủ giấc, lượng serotonin được sản sinh đầy đủ sẽ giúp chúng ta làm chủ được mình và thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng những người bị mất ngủ sẽ phản xạ kém với những tín hiệu về hình ảnh và trình độ biểu đạt cảm xúc so với những người ngủ đúng giờ, đủ giấc.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu bệnh giảm trí nhớ ở người trẻ như thế nào và cách phòng bệnh ra sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Nếu những người đang bị suy giảm trí nhớ nên bổ sung sản phẩm TPCN viên nén Super Power Neuro Max giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả. Mỗi thành phần trong TPCN Super Power Neuro Max có 1 chức năng khác nhau giúp cải thiện trí nhớ. Super Power Neuro Max được sản xuất bởi hãng Jarrow Formulas, Inc, Hoa Kỳ sẽ là lựa chọn cho bạn. Sự thành công của Super Power Neuro Max là do có sự kết hợp nhiêu thành phần giúp tăng cường trao đổi chất của các tế bào não, hạn chế quá trình lão hóa, được chiết suất từ thiên nhiên như Cytidine 5’-diphosphocholine, Phosphatidylserine (PS), Acetyl L-carnitine, Alpha lipoic acid, Taurine, Phosphatidylcholine và các thành phần khác: Silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), xenluloza, gelatin đều có mặt trong sản phẩm này. Super Power Neuro Max giúp tăng cường trao đổi chất của các tế bào não, hỗ trợ hạn chế quá trình lão hóa tốt hơn.
Cách dùng: Dùng cho người lớn, uống 2 đến 4 viên/ngày, uống cùng với nước trái cây hoặc nước uống giữa các bữa ăn hoặc uống theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Thực phẩm chức năng bổ não của Mỹ Super Power Neuro Max
Viết bình luận