Chủ đề: Bệnh cao huyết áp - Cách phòng và điều trị
MC: Xin chào quý vị khán giả đang theo dõi Chương trình Hiểu đúng bệnh – chữa đúng cách. Và như thường lệ mời quý vị đến với Đường tin.
Bệnh tăng huyết áp là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe doạ rất lớn đối với sức khỏe của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu đối với những người lớn tuổi. Chính vì vậy mà cao huyết áp đang trở thành một vấn đề thời sự vì sự gia tăng nhanh chóng của căn bệnh này trong cộng đồng.
Theo thống kê tại Hoa Kỳ, có khoảng trên 50 triệu người Mỹ bị cao huyết áp (năm 1991) chiếm tỷ lệ 20% dân số nói chung và chiếm trên 30% trong số người lớn trên 18 tuổi. Nhưng tới năm 2006, đã có khoảng 74,5 triệu người Mỹ bị cao huyết áp, tức là cứ khoảng 3 người lớn lại có 1 người bị cao huyết áp.
Nhưng một điều đáng lưu tâm hơn là tỷ lệ những người bị cao huyết áp còn đang gia tăng một cách nhanh chóng ở cả các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi. Và hiện nay ở Việt Nam, theo một điều tra gần đây nhất của Viện Tim mạch Quốc gia tại 8 tỉnh, thành phố của nước ta thì tỷ lệ cao huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên đã là 27,4%!
Trong báo cáo về sức khoẻ hằng năm của WHO năm 2002 nhấn mạnh, cao huyết áp là kẻ giết người số 1. Một nghiên cứu tại nước Đức vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước đã cho thấy những nguy cơ gây tử vong trong một năm tại Đức là: Đi máy bay thì nguy cơ là 1/1.000.000; lái xe ôtô là 1/5.000; hút thuốc lá là 1/250, nhưng cao huyết áp thì nguy cơ là 1/50.
Vì vậy cao huyết áp đang thực sự là vấn đề thời sự, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có những yếu tố nguy cơ về tim mạch, là hết sức cần thiết và quan trọng.
MC: Vâng, qua vấn đề mà phóng sự vừa nêu ra, có thể thấy cao huyết áp đang là vấn đề thực sự đáng báo động bởi số người mắc bệnh ngày càng tăng và ngày càng trẻ hóa, đây lại là căn bệnh được coi là “kẻ giết người thầm lặng” số 1 trong các bệnh lý tim mạch. Để tìm hiểu thêm về cách phòng và điều trị bệnh cao huyết áp, mời quý vị và các bạn đến với phần hai của chương trình.
Chúng tôi đã sẵn sàng để mang đến những kiến thức cần thiết cho quý vị khán giả. Và bên cạnh tôi là chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi xin được giới thiệu:
MC: Xin cảm ơn 2 bác sỹ đã dành thời gian cho chương trình, như phóng sự chúng ta vừa xem, có thể thấy cao huyết áp đang ngày càng trở thành bệnh phổ biến, đe dọa rất nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi. Vậy để hiểu thêm về bệnh này, trước tiên xin được hỏi bác sỹ 1: Bệnh cao huyết áp là bệnh như thế nào?
Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,...
Một số loại cao huyết áp chủ yếu, bao gồm:
Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp;
Tăng huyết áp thứ phát(Tăng huyết áp là triệu chứng của một só bệnh khác): liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết;
Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường;
Tăng huyết áp khi mang thai: Bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.
Khi mắc bệnh cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép hơn đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.
MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ, theo MC được biết, bệnh cao huyết áp là bệnh rất phổ biến và thường gặp nhất ở người cao tuổi, tuy nhiên vẫn có người trẻ tuổi bị cao huyết áp. Vậy xin bác sỹ cho biết nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp là gì? Cơ chế bệnh sinh của cao huyết áp?
Phần lớn tăng huyết áp ở người trưởng thành đều không rõ nguyên nhân (tăng huyết áp nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát). Nguyên nhân của tăng huyết áp có thể được phát hiện thông qua khai thác tiền sử, khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng thường quy. Một số trường hợp tăng huyết áp cần lưu ý tìm kiếm nguyên nhân bao gồm: tăng huyết áp ở tuổi trẻ (<30 tuổi), tăng huyết áp kháng trị, tăng huyết áp tiến triển hoặc ác tính.
Các nguyên nhân thường gặp ở tăng huyết áp thứ phát bao gồm:
Bệnh thận cấp hoặc mạn tính: viêm cầu thận cấp/mạn, viêm thận kẽ, sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thận
Hẹp động mạch thận
U tuỷ thượng thận
Cường Aldosteron tiên phát (Hội chứng Conn)
Hội chứng Cushing
Bệnh lý tuyến giáp/cận giáp, tuyến yên
Do thuốc, liên quan đến thuốc (kháng viêm Non-steroid, thuốc tránh thai, corticoid, ...)
Nhiễm độc thai nghén
Yếu tố tâm thần
Cơ chế bệnh sinh của cao huyết áp:
Tăng huyết áp động mạch thường kèm theo những biến đổi về sinh lý bệnh liên quan đến hệ thần kinh giao cảm, thận, renin-angiotensin và các cơ chế huyết động, dịch thể khác.
Biến đổi về huyết đông: Tần số tim tăng, lưu lượng tim tăng dần, thời kỳ đầu có hiện tượng co mạch để phân bổ lại máu lưu thông từ ngoại vi về tim phổi do đó sức cản mạch máu cũng tăng dần. Tim có những biểu hiện tăng hoạt động bù trừ và dẫn đến dày thất trái. Huyết áp và sức cản ngoại biên toàn bộ tăng dần. Lưu lượng tim và lưu lượng tâm thu càng giảm, cuối cùng đưa đến suy tim.
Trong các biến đổi về huyết đông, hệ thống động mạch thường bị tổn thương sớm cả toàn bộ. Trước kia người ta nghĩ chỉ có các tiểu động mạch bị biến đổi co mạch làm gia tăng sức cản ngoại biên. Hiện nay, người ta thấy các mạch máu lớn cũng có vai trò về huyết động học trong tăng huyết áp. Chức năng ít được biết đến của các động mạch lớn là làm giảm đi các xung động và lưu lượng máu do tim bóp ra.
Do đó thông số về độ dãn động mạch (compliance artérielle) biểu thị tốt khả năng của các động mạch. Sự giảm thông số này cho thấy độ cứng của các động mạch lớn, là diễn biến của tăng huyết áp lên các động mạch và về lâu dài sẽ làm tăng công tim dẫn đến phì đại thất trái. Đồng thời việc gia tăng nhịp đập (hyperpulsatilité) động mạch đưa đến sự hư hỏng các cấu trúc đàn hồi sinh học (bioelastomeres) của vách động mạch.
Tại thận, tăng sức cản mạch thận, giảm lưu lượng máu tại thận chức năng thận suy giảm tuy trong thời gian đầu tốc độ lọc cầu thận và hoạt động chung của thận vẫn còn duy trì.
Tại não, lưu lượng vẫn giữ được thăng bằng trong một giới hạn nhất định ở thời kỳ có tăng huyết áp rõ.
Khi huyết áp tăng, sức cản ngoại biên tăng thể tích huyết tương có xu hướng giảm cho đến khi thận suy thể tích dịch trong máu tăng có thể tăng đưa đến phù.
Biến đổi về thần kinh: Ở thời kỳ đầu ảnh hưởng của hệ giao cảm biểu hiện ở sự tăng tần số tim và sự tăng lưu lượng tim. Sự hoạt động của hệ thần kinh giao cảm còn biểu hiện ở lượng Catecholamine trong huyết tương và dịch não tủy như adrenaline, no- adrenaline, tuy vậy nồng độ các chất này cũng rất thay đổi trong bệnh tăng huyết áp.
Hệ thần kinh tự động giao cảm được điều khiển bới hệ thần kinh trung ương hành não-tủy sống và cả hai hệ này liên hệ nhau qua trung gian các thụ cảm áp lực.
Trong tăng huyết áp các thụ cảm áp lực được điều chỉnh đến mức cao nhất và với ngưỡng nhạy cảm cao nhất.
Biến đổi về dịch thể: Hệ Renin-Angiotensine Aldosterone (RAA): Hiện nay đã được chứng minh có vai trò quan trọng do ngoài tác dụng ngoại vi còn có tác dụng trung uơng ở não gây tăng huyết áp qua các thụ thể angiotensine II (UNGER-1981, M. PINT, 1982). Có tác giả chia tăng huyết áp nguyên phát dựa vào nồng độ renine cao, thấp trong huyết tương, có sự tỷ lệ nghịch giữa nồng độ renine-angiotensine II trong huyết tương và tuổi.
Angiotensine II được tổng hợp từ angiotesinegène ở gan và dưới tác dụng renine sẽ tạo thành angiotesine I rồi chuyển thành angiotesine II là một chất co mạch rất mạnh và làm tăng tiết aldosterone. Sự phóng thích renine được điều khiển qua ba yếu tố:
-Áp lực tưới máu thận
- lượng Na+ đến từ ống lượn xa và hệ thần kinh giao cảm. Sự thăm dò hệ R.A.A, dựa vào sự định lượng renine trực tiếp huyết tương hay gián tiếp phản ứng miễn dịch và angiotensine II, nhưng tốt nhất là qua tác dụng của các ức chế men chuyển.
Vasopressin (ADH): có vai trò khá rõ ràng trong cơ chế sinh bệnh tăng huyết áp có tác dụng trung ương giảm huyết áp (qua trung gian sự tăng tính nhạy cảm thần kinh trung ương đối với phản xạ áp từ xoang động mạch cảnh và quai động mạch chủ) tác dụng ngoại vi co mạch (trực tiếp và qua hoạt hóa các sợi Adrenergic) (J.F. Liard, 1982. B.Bohns,1982).
Chất Prostaglandin: tác dụng trung ương làm tăng huyết áp, tác dụng ngoại vi làm giảm huyết áp (F.H. UNGER, 1981; MA Petty, 1982).
Ngoài ra còn có vai trò của hệ Kalli-Krein Kinin (K.K.K) trong bệnh tăng huyết áp và một số hệ có vai trò chưa rõ như: hệ Angiotensine trong não và các encephaline, hệ cường dopamine biến đổi hoạt động thụ cảm áp lực. Một cơ chế điều hòa liên quan đến các thụ thể Imidazolique ở trung ương và ngoại biên đã được ghi nhận từ những năm 80 với sự xuất hiện thuốc huyết áp tác dụng lên thụ cảm Imidazole gây dãn mạch.
MC: Vâng thưa bác sỹ, vậy có cách nào để nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh cao huyết áp không?
- Đo huyết áp thường xuyên là cách duy nhất…
- Nếu không phát hiện sớm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
Vâng thưa quý vị và các bạn, như vậy, để phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh cao huyết áp chúng ta không có cách nào khác đó là thường xuyên kiểm tra huyết áp bằng cách đến các cơ sở y tế khám sức khỏe định kỳ, hoặc mỗi gia đình nên trang bị một chiếc máy đo huyết áp đơn giản để có thể tự đo huyết áp ở nhà. Nếu không phát hiện sớm, bệnh cao huyết áp có thể mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Thưa bác sỹ bệnh cao huyết áp với tỷ lệ cao và phổ biến như vậy, nếu không điều trị thì hậu quả sẽ như thế nào?
Cao huyết áp yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh mạch vành và tai biến mạch máu não. Đây là các biến chứng hay gặp và có tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề như mất ý thức, liệt nửa người… làm mất khả năng lao động, thậm chí cần được chăm sóc và phục vụ lâu dài.
Cao huyết áp còn gây các biến chứng như suy tim, bệnh mạch máu ngoại vi, suy thận, xuất huyết võng mạc và tổn thương thị giác…
Vâng xin cảm ơn bác sỹ, thưa quý vị và các bạn, để có thể hình dung 1 cách rõ hơn về bệnh lý cao huyết áp, và để hiểu được lý do vì sao bệnh này lại được coi là kẻ giết người thầm lặng, cũng như tìm hiểu về phương pháp điều trị và phòng tránh, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi phần 2 của chương trình: “ Hiểu đúng bệnh – chữa đúng cách ”
Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch.
Huyết áp thường được đo bằng hai chỉ số là: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương), dựa trên 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ tim, tương ứng với áp lực cao nhất và áp lực thấp nhất của dòng máu trong động mạch. Huyết áp lúc nghỉ thông thường nằm trong khoảng 100-140mmHg huyết áp tâm thu và 60-90mmHg huyết áp tâm trương. Bệnh nhân bị cao huyết áp khi đo huyết áp của bệnh nhân thường xuyên thấy cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.
Tăng huyết áp gây nhiều áp lực cho tim, có khả năng dẫn đến bệnh tim do tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ chính trong: tai biến mạch máu não, suy tim, phình động mạch, bệnh thận mạn, và bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh mới phát không có biểu hiện rõ ràng, người bệnh thường chỉ phát hiện ra khi cơ thể đã có những biểu hiện và triệu chứng nặng, biến chứng nhanh, chính vì thế, cao huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” số 1 trong các bệnh lý về tim mạch.
MC: Vâng thưa quý vị và các bạn, thưa 2 bác sỹ, chúng ta vừa xem qua một đoạn phim khoa học về bệnh cao huyết áp, có lẽ khán giả cũng đã phần nào ý thức được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Điều mà chắc hẳn hầu hết khán giả đang quan tâm, đó là bệnh này hiện tại đang được điều trị ra sao và hiệu quả như thế nào? Thưa bác sỹ 1, hiện nay đối với bệnh cao huyết áp, Việt Nam đang có những phương pháp điều trị như thế nào? Phương pháp nào hiện đang là phương pháp hiện đại và tiên tiến nhất?
Huyết áp cao có thể điều trị bằng thuốc, bằng cách thay đổi lối sống hoặc kết hợp cả hai. Việc thay đổi lối sống như là giảm cân, bỏ hút thuốc lá, ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe, giảm lượng muối ăn vào, tập thể dục thường xuyên, giới hạn lượng rượu uống vào.
Thuốc điều trị tăng huyếp áp bao gồm: thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc ức chế alpha, thuốc dãn mạch ngoại biên, thuốc ức chế chuyển canxi. Đây là các thuốc đầu tay trong điều trị tăng huyết áp. Các thuốc này có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với nhau tùy thuộc từng bệnh nhân.
- Ngoài việc điều trị bằng thuốc Tây y, hiện nay y học cũng có rất nhiều thực phẩm chức năng dùng để phòng và hỗ trợ điều trị cao huyết áp, ngăn ngừa các tai biến do cao huyết áp gây ra. Điển hình là những sản phẩm có chứa Nattoenzym tự nhiên chiết xuất từ đậu tương lên men.
- Các nghiên cứu thuộc trường đại học Y Miyazaki và đại học Khoa học Kurashiki ở Nhật đã khảo sát ảnh hưởng của Nattokinase đến huyết áp và chứng minh Nattokinase có tác dụng hạ huyết áp. Hơn nữa, những nghiên cứu cũng khẳng định rằng sự có mặt của chất ức chế ACE là nguyên nhân gây ra làm hẹp thành mạch và làm áp suất máu tăng lên. Bằng việc ức chế ACE, Nattokinase có ảnh hưởng đến làm giảm áp suất máu.
MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ. Dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu và học tập thì phương pháp điều trị đối với bệnh cao huyết áp tại Mỹ có gì khác so với phương pháp điều trị tại VN mà bác sỹ 1 vừa chia sẻ không?
Ở Mỹ người ta thường điều trị bằng các biện pháp dự phòng từ khi bệnh còn đang nhẹ. Về chế độ ăn uống và bổ sung thêm một số hoạt chất chiết xuất từ tự nhiên có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Giúp phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não như: Bromelain tinh lọc từ quả dứa, Papain từ đu đủ, white willow extract từ vỏ cây liễu trắng và phức hợp rutin bioflavonoid từ kiều mạch, bạch đàn, lá chanh, táo gai, ginkgo biloba và nhiều rau quả khác…
MC: Thưa bác sỹ, có một tình trạng vô cùng phổ biến ở các bệnh nhân, đó là thay vì thăm khám bác sỹ thường xuyên để bác sỹ tư vấn theo phác đồ điều trị, có rất nhiều người tự ý dùng đơn thuốc cũ để mua thuốc, hoặc thậm chí dùng đơn thuốc của người khác để điều trị triệu chứng mà không biết đến những tác hại mà thuốc có thể mang lại. Đối với những bệnh nhân bệnh nhẹ không cần điều trị tại bệnh viện, và những người muốn phòng tránh bệnh, bác sỹ có gợi ý gì về phương pháp tự phòng và điều trị những biến chứng do cao huyết áp gây ra tại nhà mà vẫn an toàn và hiệu quả không?
+ Tập thể dục thường xuyên: Nguy cơ tai biến mạch máu não sẽ giảm nếu bạn tập thể dục thường xuyên. Vì vậy, hãy duy trì các bài tập thể dục tốt cho sức khỏe như đi bộ, dưỡng sinh, đạp xe… ít nhất 30 phút mỗi ngày nhé. Đừng ép buộc bản thân tập luyện quá sức hay quá nhiều, thay vào đó, hãy chọn những bài tập phù hợp và chia thành những bài nhỏ. Ban đầu chỉ nên tập cường độ ít, đợi cơ thể quen thì mới tiếp tục nâng cao dần. Bạn biết không, đi bộ 15 phút vào buổi sáng trước khi ăn sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe đáng kể đấy.
+ Kiểm soát cân nặng hợp lí: Béo phì thừa cân sẽ khiến cơ thể mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng như tim mạch, đột quỵ Nên hãy có kế hoạch giảm cân để có trọng lượng phù hợp. Mỡ máu, huyết áp cùng lượng đường trong máu đều có thể được kiểm soát tốt hơn khi bạn giảm có cân nặng hợp lý. Mặt khác, bạn cần giảm cân khoa học, lành mạnh và từ từ vì việc giảm cân quá nhanh cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
+ Hạn chế uống rượu: Có thể bạn đã nghe rằng một lượng rượu nhỏ sẽ giúp tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng rượu sẽ làm tăng huyết áp, đau tim, đột quỵ… Do đó, bạn nên kiêng hoặc chỉ nên uống 1 – 2 ly nhỏ/ ngày để không tổn hại đến sức khỏe.
+ Nói không với thuốc lá: Dù là người hút thuốc trực tiếp hay thụ động, bạn đều có nguy cơ tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, cũng như các bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não. Trên thế giới mỗi năm, có khoảng 46000 người chết được cho là có liên quan với việc tiếp xúc với thuốc lá. Vậy nên vì sức khỏe của chính mình, bạn hãy từ bỏ và khuyên người thân xung quanh nói không với thuốc lá.
+ Kiểm tra răng miệng thường xuyên: Hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ và “hẹn hò” với bác sĩ nha khoa 6 tháng 1 lần nhé vì điều này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ tai biến mạch máu não. Do đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra và điều trị ngay nếu phát hiện các bệnh lý về răng miệng.
+ Ăn uống đủ dinh dưỡng: Bạn có biết nguy cơ tai biến mạch máu não có thể giảm thiểu bằng việc thực hiện và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh? Vì vậy, hãy bổ sung các loại trái cây, rau, cá, ngũ cốc và thịt nạc để cung cấp cho cơ thể chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất cần thiết. Đồng thời, bạn nên hạn chế thức ăn mặn để tránh nạp vào cơ thể lượng natri cao gây tăng huyết áp – một trong những nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não.
+ Sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như: Bromelain tinh lọc từ quả dứa, Papain từ đu đủ, white willow extract từ vỏ cây liễu trắng và phức hợp rutin bioflavonoid từ kiều mạch, bạch đàn, lá chanh, táo gai, ginkgo biloba và nhiều rau quả khác…
MC: Xin cảm ơn 2 bác sỹ, cuối cùng xin bác sỹ cho khán giả Hiểu đúng bệnh – Chữa đúng cách lời khuyên để có thể phòng tránh được nguy cơ bị cao huyết áp?
Có thể phòng ngừa tốt chứng tăng huyết áp bằng cách thay đổi lối sống, trong đó cơ bản là thay đổi chế độ ăn và tập thể dục. Điều quan trọng là phải giữ cân nặng vừa phải, giảm lượng muối ăn vào, giảm uống rượu và giảm căng thẳng.
Để phòng ngừa tổn thương các cơ quan và các bệnh lý có thể gây ra bởi tăng huyết áp như suy tim, tổn thương thận, điều quan trọng là phải được tầm soát, chẩn đoán, điều trị và kiểm soát huyết áp tốt trong giai đoạn đầu.
Kết hợp sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần thiên nhiên có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như Rutozym, Rutozym có chứa thành phần thiên nhiên như: Bromelain tinh lọc từ quả dứa, Papain từ đu đủ, white willow extract từ vỏ cây liễu trắng và phức hợp rutin bioflavonoid từ kiều mạch, bạch đàn, lá chanh, táo gai, ginkgo biloba và nhiều rau quả khác… Giúp phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN Rutozym phòng chống đột quy, ổn định huyết áp, tai biến mạch máu não
MC: Vâng, chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa là có rất nhiều phương pháp, cách thức cũng như những mẹo nhỏ trong cuộc sống cũng góp phần vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho mình cũng như những người thân. Nhưng chúng ta phải hiểu thật đúng thì mới có hiệu quả được. Đó cũng là lời nhắn nhủ của Hiểu đúng bệnh – chữa đúng cách. Một lần nữa xin cảm ơn chia sẻ của các bác sĩ đã tham gia chương trình hôm nay. Xin chào và hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình tuần sau.
Viết bình luận