Bệnh alzheimer là căn bệnh về não tác động đến hành vi, trí nhớ và khả năng suy nghĩ của người bệnh. Bệnh alzheimer có chữa được không và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Alzheimer là một loại bệnh lý về não mà mất trí nhớ là triệu chứng thường gặp đầu tiên. Khi bệnh tiến triển, việc mất khả năng lý luận, ngôn ngữ, khả năng ra quyết định, phán đoán và các kỹ năng quan trọng khác khiến người bệnh không thể kiểm soát cuộc sống hàng ngày. Bệnh Alzheimer là căn bệnh hết sức nguy hiểm và không ai muốn mắc phải. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về bệnh Alzheimer và giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh alzheimer có chữa được không và cách phòng bệnh ra sao.
* Bệnh alzheimer là gì?
Là dạng phổ biến nhất của hội chứng suy giảm trí nhớ Hội chứng suy giảm trí nhớ là thuật ngữ tổng quát về việc mất trí nhớ và các khả năng tư duy nghiêm trọng đến nỗi gây trở ngại cho cuộc sống thường ngày. Bệnh Alzheimer chiếm khoảng 60% đến 80% trong những bệnh làm suy giảm trí nhớ.
Hơn 5 triệu người Mỹ đang chung sống với bệnh Alzheimer. Số lượng người Mỹ mắc bệnh Alzheimer’s và các chứng suy giảm trí nhớ khác sẽ tăng lên mỗi năm khi tỉ lệ dân số Mỹ ở độ tuổi trên 65 tiếp tục gia tăng. Với bệnh Alzheimer không chỉ người bệnh mà cả người chăm sóc người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Chăm sóc người bệnh Alzheimer thường rất khó khăn, và nhiều gia đình hoặc bạn bè giúp trông nom người bệnh đã phải trải qua những cảm xúc vô cùng căng thẳng và dẫn đến trầm cảm.
Bệnh Alzheimer trầm trọng hơn theo thời gian và cuối cùng gây tử vong. Mặc dù các triệu chứng có thể rất khác nhau, nhưng vấn đề đầu tiên mà nhiều người nhận thấy là tính hay quên nghiêm trọng đến nỗi ảnh hưởng đến khả năng hoạc động của người bệnh khi họ ở nhà, tại nơi làm việc hay lúc tận hưởng sở thích riêng.
* Bệnh Alzheimer có chữa được không?
Bệnh mất trí nhớ Alzheimer không thể chữa khỏi hoàn toàn. Alzheimer là căn bệnh gây sa sút trí tuệ dẫn đến mất trí, đây là căn bệnh nguy hiểm rất dễ gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh ngày càng tăng cao và ngày càng trẻ hóa. Chứng bệnh này gây thoái hóa não bộ vĩnh viễn, gây tổn thương không nhỏ lên tế bào thần kinh ở vỏ não, và các vùng xung quanh là cho trí nhớ bị sa sút nghiêm trọng, đồng thời kéo theo việc suy giảm các chức năng vận động, cảm giác, nhận thức… Điều nguy hiểm nhất là mất trí nhớ không hồi phục. Hiện tại, y học vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh Alzheimer, nhưng có thể điều trị triệu chứng và chăm sóc hiệu quả cho người bệnh khi sớm phát hiện những dấu hiệu bệnh. Bên cạnh đó chúng ta cần phải chú ý phòng ngừa bệnh hiệu quả.
* Cách phòng ngừa bệnh Alzheimer
+ Uống trà xanh hàng ngày: Chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể ngăn chặn sự phát triển của sợi amyloid – loại protein bất lợi đối với cả bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.
+ Chế độ ăn ít chất béo, đường: Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều đường, chất béo có nguy cơ mắc Alzheimer cao hơn hẳn. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy một trong những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh Alzheimer - biến thể ApoE4 điều khiển sự sản xuất ra Apolipo protein E - bị tác động bởi chế độ ăn nhiều đường, béo. Vì thế, hãy lựa chọn thịt ít mỡ, thịt gia cầm, đặc biệt là cá, nhiều rau xanh, trái cây cho bữa ăn của gia đình bạn.
+ Chế độ ăn giàu vitamin E, vitamin C: Vitamin E, C được cho là có khả năng chống lại các phản ứng ôxy hóa có hại do các gốc tự do gây ra làm tổn thương tế bào, do đó có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng việc uống bổ sung vitamin E, C hầu như không mang lại hiệu quả. Cách tốt nhất để có được những lợi ích bảo vệ trên là bổ sung vitamin từ thực phẩm. Vitamin E có nhiều trong rau lá xanh, các loại hạt (hạt hướng dương), dầu thực vật, đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch… Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, bưởi, ổi, rau, ngót…
+ Chế độ ăn giàu vitamin B: Các vitamin nhóm B (B6, B9, B12) có thể giúp kiểm soát lượng homocystein – hợp chất làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer và cả bệnh tim. Chính vì thế mà bệnh nhân Alzheimer thường thiếu vitamin B. B6 có nhiều trong gan bê, thịt gà, ngũ cốc, đậu… Vitamin B9 (folate, axit folic) có nhiều trong măng tây, rau xanh sẫm như bông cải xanh, rau chân vịt… B12 có nhiều trong gan bò, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành và một số hải sản (cá hồi, cá sardin)…
+ Chế độ ăn giàu magie: Magie cũng là một vi chất quan trọng đối với chức năng não bộ. Việc suy giảm mức magie trong cơ thể dẫn đến việc kích thích quá độ các nơ ron thần kinh của não bộ, không cho não bộ nghỉ ngơi dễ gây nên tình trạng mệt mỏi, stress, mất ngủ, hay quên, lẫn lộn, suy giảm khả năng nhận thức… Hơn nữa, magie còn cần thiết cho quá trình chuyển hóa sinh năng lượng, thiếu magie, não thiếu năng lượng sẽ gây ảnh hưởng đến các chức năng bình thường của não bộ. Magie có nhiều trong ngũ cốc nguyên cám, rau xanh hoặc các loại hạt…
+ Tích cực vận động: Theo Viện Nghiên cứu Lão hoá quốc gia Hoa Kỳ, việc vận động đóng vai trò quan trọng trong khắc phục chứng Alzheimer cũng như một số vấn đề suy giảm trí lực thường gặp. Các chuyên gia khuyến nghị nên thực hiện các bài tập cardio (bài tập thể dục giúp duy trì hệ thống tim mạch khoẻ mạnh) song song với vận động cơ bắp. Việc vận động không những có lợi trong việc nâng cao sức khoẻ mà còn tác động tích cực đến hoạt động của não bộ. Giữa stress, bệnh Alzheimer và sự suy giảm trí lực có mối quan hệ với nhau. Các nhà khoa học nhận thấy rằng người phải đối mặt với càng nhiều áp lực thì càng dễ mắc các vấn đề về trí nhớ. Để khắc phục tình trạng này, có thể áp dụng một số biện pháp như hít thở sâu, thiền, yoga… Ngoài ra nên tránh xa rượu bia thuốc lá để việc phòng tránh Alzheimer có hiệu quả nhất.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu bệnh Alzheimer có chữa được không và cách phòng bệnh ra sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
TPCN viên nén Super Power Neuro Max giúp điều trị Alzheimer, thiểu năng tuần hoàn não. Mỗi thành phần trong TPCN Super Power Neuro Max có 1 chức năng khác nhau giúp cải thiện trí nhớ. Super Power Neuro Max được sản xuất bởi hãng Jarrow Formulas, Inc, Hoa Kỳ sẽ là lựa chọn cho bạn. Sự thành công của Super Power Neuro Max là do có sự kết hợp nhiêu thành phần giúp tăng cường trao đổi chất của các tế bào não, hạn chế quá trình lão hóa, được chiết suất từ thiên nhiên như Cytidine 5’-diphosphocholine, Phosphatidylserine (PS), Acetyl L-carnitine, Alpha lipoic acid, Taurine, Phosphatidylcholine và các thành phần khác: Silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), xenluloza, gelatin đều có mặt trong sản phẩm này. Super Power Neuro Max giúp tăng cường trao đổi chất của các tế bào não, hỗ trợ hạn chế quá trình lão hóa tốt hơn.
Cách dùng: Dùng cho người lớn, uống 2 đến 4 viên/ngày, uống cùng với nước trái cây hoặc nước uống giữa các bữa ăn hoặc uống theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Thực phẩm chức năng bổ não của Mỹ Super Power Neuro Max
Viết bình luận