1. Phân loại bệnh tiểu đường thường gặp
• Đái tháo đường tuýp 1 chiếm 10% trong tổng số người mắc bệnh đái tháo đường. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở trẻ em hoặc người trẻ nên có tên gọi khác là bệnh đái tháo đường vị thành niên. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi. Trong các nguyên nhân gây bệnh, 95% trường hợp do cơ chế tự miễn (hệ miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào có nhiệm vụ sản xuất insulin ở tuyến tụy). Người bệnh phải phụ thuộc nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào và phải tiêm insulin suốt đời.
• Đái tháo đường tuýp 2 xảy ra do tuyến tụy tiết ra ít insulin hoặc tiết ra đủ nhưng các tế bào trong cơ thể không sử dụng hiệu quả (còn gọi là đề kháng insulin). Bệnh xuất hiện chủ yếu ở tuổi trung niên đến lớn tuổi nhưng ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh.
• Đái tháo đường thai kỳ xảy ra trong quá trình mang thai, nhau thai sẽ tạo ra các hormon nữ như estrogen, progesterone, tác động vào các thụ thể insulin ở trên tế bào đích, làm tăng đề kháng insulin. Tuy nhiên, khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để vượt qua sức đề kháng này sẽ dẫn đến tích tụ đường trong máu, dẫn đến đái tháo đường trong suốt thai kỳ. Dù đái tháo đường thai kỳ sẽ hết ngay khi sinh con, sản phụ cần được điều trị hiệu quả trong suốt thời gian mang thai để tránh các tác động xấu ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
2. Phòng ngừa bệnh tiểu đường bằng cách nào?
2.1. Cách phòng bệnh tiểu đường là giảm đường và tinh bột trong chế độ ăn
Chế độ ăn có các thực phẩm nhiều đường và tinh bột tinh chế (tinh bột trắng) như cơm trắng, bún, phở,… có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc thường xuyên dùng các thực phẩm có đường và carb chế biến sẵn sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường.
Vì vậy, cách phòng bệnh tiểu đường tốt nhất là hãy giảm đường, thay thế tinh bột trắng bằng ngũ cốc nguyên cám như cơm gạo lứt, bún lứt, phở lứt; ngô, khoai lang… Chúng có chứa thêm chất xơ nên sẽ chậm hấp thu vào máu, không làm tăng đường huyết đột ngột sau ăn.
Kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách giảm cân, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo những người bị tiền đái tháo đường (đường huyết tăng cao nhưng chưa đạt ngưỡng chẩn đoán tiểu đường) nên giảm ít nhất 7% – 10% trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Đặt mục tiêu giảm cân dựa trên trọng lượng cơ thể hiện tại. Người bệnh muốn giảm cân cần được bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường tư vấn, bác sĩ Dinh dưỡng – tiết chế lên kế hoạch từng giai đoạn giảm cân để đưa cân nặng của bạn về các mục tiêu và kỳ vọng ngắn hạn hợp lý, chẳng hạn như giảm 1 – 2 kg/tuần.
2.3. Tăng cường vận động thể lực
Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ tốt cho việc phòng bệnh tiểu đường mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể:
• Hoạt động thể chất giúp giảm cân nặng, đây là yếu tố giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
• Vận động nhiều còn giúp giảm lượng đường trong máu.
• Tăng độ nhạy cảm với insulin, giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.
Mục tiêu vận động:
• Các bài tập aerobic: nên duy trì 30 phút tập luyện mỗi ngày hoặc 150 phút/tuần, tăng dần mức độ tập từ trung bình đến cao. Các môn thể thao có thể tham khảo như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe hoặc chạy.
• Các bài tập kháng lực: Tập những môn có cường độ mạnh như cử tạ, Calisthenics (chỉ sử dụng cơ thể và thanh xà)… ít nhất 2 đến 3 lần/tuần, giúp tăng sức mạnh, khả năng giữ thăng bằng và duy trì một cuộc sống năng động.
• Rút ngắn thời gian không hoạt động (như ngồi máy tính) có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cứ mỗi 30 phút bất động, hãy đứng dậy, đi lại hoặc hoạt động nhẹ nhàng.
2.4. Ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe
Ngũ cốc, các loại hạt cung cấp vitamin, khoáng chất và ít carbohydrate. Những thực phẩm carbohydrate chứa ít đường, tinh bột (nguyên liệu tạo nguồn năng lượng cho cơ thể) và nhiều chất xơ đem lại nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường, bao gồm:
• Trái cây, chẳng hạn như cà chua, ớt chuông…
• Các loại rau không chứa tinh bột, chẳng hạn như rau lá xanh, bông cải xanh và súp lơ trắng.
• Các loại đậu, chẳng hạn như đậu, đậu gà và đậu lăng.
• Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như mì ống và bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt, gạo nguyên hạt, yến mạch nguyên hạt và hạt quinoa.
Lợi ích của các loại rau quả giàu chất xơ:
• Làm chậm quá trình hấp thụ đường và giảm lượng đường trong máu.
• Cản trở sự hấp thụ chất béo và cholesterol trong chế độ ăn uống.
• Ngăn các yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến tim mạch như huyết áp, viêm nhiễm…
• Giảm cảm giác thèm ăn, mau no và lâu đói hơn.
Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, ít chất xơ/chất dinh dưỡng như bánh mì trắng và bánh ngọt, nước ép trái cây, thực phẩm chế biến chứa đường…
2.5. Ăn chất béo lành mạnh
Để giảm và kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống nên bao gồm nhiều loại thực phẩm có chất béo không bão hòa, còn được gọi là “chất béo tốt”.
Chất béo không bão hòa (bao gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa) giúp giảm cholesterol xấu trong máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nguồn chất béo tốt bao gồm: dầu ô liu, hướng dương, dầu hạt cải…; các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, hạt lanh, hạt bí ngô; cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ…
Chất béo bão hòa (chất béo xấu) được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa và thịt chỉ nên chiếm một phần nhỏ trong chế độ ăn uống. Thay bằng các sản phẩm từ sữa ít béo, thịt gà và thịt heo nạc.
2.6. Tránh ăn kiêng cấp tốc (ăn kiêng theo xu hướng)
Nhiều chế độ ăn kiêng theo xu hướng – chẳng hạn như chỉ số đường huyết, chế độ ăn kiêng nhạt hoặc keto – có thể giúp giảm cân. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về lợi ích lâu dài của những chế độ ăn kiêng này hoặc lợi ích của chúng trong việc ngăn ngừa đái tháo đường.
Mục tiêu ăn kiêng là giúp giảm cân nặng và duy trì trọng lượng khỏe mạnh hơn trong tương lai. Do đó, việc chọn chế độ ăn uống lành mạnh cần dựa trên chiến lược có thể duy trì như một thói quen lâu dài. Lựa chọn chế độ ăn lành mạnh cần dựa trên một số sở thích của bản thân đối với thực phẩm và truyền thống ẩm thực, điều này giúp duy trì lợi ích theo thời gian.
Một chiến lược đơn giản để giúp lựa chọn thực phẩm tốt và ăn theo khẩu phần phù hợp là chia nhỏ đĩa thức ăn. Ba phần sau trên đĩa thức ăn sẽ giúp thúc đẩy việc ăn uống lành mạnh:
• Một nửa: trái cây và rau không chứa tinh bột.
• Một phần tư: ngũ cốc nguyên hạt.
• Một phần tư: thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như các loại đậu, cá hoặc thịt nạc.
2.7. Bỏ thuốc lá để phòng bệnh tiểu đường
Bỏ hút thuốc cũng là cách ngừa tiểu đường bạn cần áp dụng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc tiểu đường tăng tới 44% ở những người hút thuốc ở mức trung bình và 61% ở những người hút hơn 20 điếu mỗi ngày.
Một nghiên cứu trên nam giới cũng chỉ ra sau khi bỏ thuốc 5 năm, nguy cơ mắc tiểu đường của những người này giảm 13% và sau 20 năm, nguy cơ của họ tương đương với những người chưa từng hút thuốc.
2.8. Uống rượu với liều lượng vừa phải
Uống rượu lượng vừa phải có thể giảm nhưng uống quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Lượng rượu vừa phải ở nữ giới và nam giới trên 65 tuổi khoảng 1 đơn vị/ngày (tương đương 330ml bia hơi, 100ml rượu vang, 30ml rượu mạnh); nam giới dưới 65 tuổi tối đa 2 đơn vị mỗi ngày.
Việc sử dụng rượu quá nhiều có thể gây viêm tụy mãn tính, giảm khả năng tiết insulin vốn có nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến đái tháo đường.
2.9. Cách phòng bệnh tiểu đường bằng vitamin D
Những người thiếu vitamin D có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao. Phần lớn các tổ chức về sức khỏe khuyên lượng vitamin D trong máu nên được duy trì ở mức 30 ng/ml (75 nmol/l).
Khi những người bị thiếu hụt vitamin D uống bổ sung vitamin này, chức năng insulin trong các tế bào của họ được cải thiện, đường huyết cũng được duy trì ở mức lành mạnh và nguy cơ mắc tiểu đường giảm đáng kể. Trẻ em được cung cấp đầy đủ vitamin D cũng giảm 78% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 so với những trẻ ít được bổ sung đủ vitamin D.
Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cá béo, dầu oliu, thực phẩm chức năng hoặc thuốc. Hãy hỏi bác sĩ về liều lượng phù hợp với từng độ tuổi.
2.10. Uống cà phê hoặc trà
Việc bao gồm cà phê hoặc trà trong chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa căn bệnh tiểu đường.
Cà phê và trà có chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trà xanh có chứa một hợp chất chống oxy hóa độc đáo gọi là epigallocatechin gallate (EGCG) đã được chứng minh là làm giảm sự giải phóng đường trong máu từ gan và tăng độ nhạy insulin.
2.11. Thường xuyên kiểm tra lượng đường
Cùng với các cách phòng bệnh đái tháo đường trên, người bệnh cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo tư vấn của bác sĩ về thời gian và mức đường huyết mục tiêu. Giữ lượng đường trong máu càng gần mức mục tiêu càng tốt giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường.
Công dụng của Punsemin:
>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên.
>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2.
>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp.
>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường.
>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch.
>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì.
>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá.
>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch.
Đối tượng sử dụng:
Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: Punsemin - ổn định đường huyết phòng biến chứng bệnh tiểu đường.
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận