Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng mà nhiều người mắc phải hiện nay. Vậy bài tập chữa thoát vị đĩa đêm đốt sống cổ như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình. Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
* Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Một số bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sau đây được khuyến khích áp dụng nhằm giảm co cứng cổ và xoa dịu cơn đau.
+ Bài tập căng cổ sang bên:
Ngồi thẳng lưng trên sàn với tư thế bắt chéo chân. Tay phải duỗi thẳng, tay trái đặt lên đỉnh đầu. Nhẹ nhàng đẩy đầu sang trái, giữ yên tư thế trong 10 giây. Từ từ nâng đầu thẳng lên, thực hiện tương tự với bên còn lại. Lặp lại động tác 5 lần cho mỗi bên.
+ Bài tập duỗi cổ:
Khi bắt đầu, bạn ngồi gập gối lên trên gót chân. Ngả người ra sau, chống hai tay sao cho lòng bàn tay tiếp xúc với sàn, đầu ngón tay hướng ra ngoài. Nâng ngực, uốn cong lưng, hạ thấp đầu ra phía sau, duỗi cổ, kéo căng cơ ngực. Giữ yên tư thế trong 20-30 giây rồi từ từ nâng đầu và thân người lên, trở về tư thế ban đầu.
+ Bài tập đứng cúi gập người:
Bạn đứng thẳng, hai bàn chân song song, ưỡn ngực, lưng thẳng. Sau đó, vươn hai tay lên cao, hướng thẳng lên trần nhà. Hít sâu, gập người về phía trước hết mức đến khi tay chạm sàn thì thở ra, lưng thẳng. Giữ yên tư thế trong 3-5 giây rồi nâng người trở về tư thế ban đầu, lặp lại động tác tương tự 3-5 lần.
+ Bài tập ngồi vặn mình:
Đầu tiên, bạn ngồi thẳng lưng trên sàn, hai chân chụm vào nhau. Sau đó, gập đầu gối trái sang bên phải sao cho gót chân trái chạm vào mông bên phải. Cong chân phải, đặt vào bên cạnh đầu gối trái. Tiếp tục xoay cổ, vai và eo về phía phải, giữ cột sống thẳng. Đặt tay phải phía sau, chống tay trái lên đầu gối phải. Bạn cần ghi nhớ hít thở chậm và sâu, giữ yên tư thế trong 30-60 giây. Trở về tư thế ngồi thẳng ban đầu, đổi bên và thực hiện động tác tương tự.
Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ trên phù hợp với nhiều người. Tuy nhiên trước khi luyện tập, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Đồng thời, để tăng khả năng chữa lành bệnh, người bệnh cần được chẩn đoán đúng nguyên nhân gây đau, tiếp cận đúng phương pháp điều trị. Những phương pháp tập luyện trên chỉ là tạm thời. Ngoài ra chúng ta cần nên kết hợp các bài tập trên với uống sản phẩm Bi-Jcare hàng ngày giúp điều trị thoát vị đĩa đệm.
Bi-JCare công thức kết hợp đặc biệt giữa các hợp chất quan trọng nhất để khắc phục tình trạng bệnh lý của xương khớp, kiến tạo, tăng cường và chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp. Glucosamine, Chondroitin sulfat, Type II Collagen, Hyaluronic acid, Boswellia Extract, MSM và bột rễ gừng và các muối khoáng, vi lương tạo ra một sản phẩm siêu cường dinh dưỡng khớp, bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể. Bi-JCare có thể sử dụng cho các đối tượng là người bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đau các khớp, dấu hiệu lão hóa của xương khớp như: đau âm ỉ, mỏi các khớp, đau nhức thường xuyên xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế.
Bi-Jcare – Sức khỏe xương khớp cho mọi nhà
Bi-Jcare hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị thoát vị đĩa đệm.
- Người bị bong gân, giãn dây chằng
- Người bị viêm khớp cấp và mãn tính
- Người bị thoái hóa khớp, tổn thương khớp.
- Người bị khô khớp, ít dịch nhờn khớp
Bi-Jcare - Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.
Xem thêm trên Website tại: >>> TPCN Bi-Jcare bổ xương khớp của Mỹ
* Tìm hiểu thêm về bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
1. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng khi lõi bên trong một đĩa ở đốt sống cổ thoát vị hoặc rò rỉ ra khỏi đĩa và đè lên một gốc thần kinh lân cận. Các nhà khoa học nhận thấy rằng các đĩa ở đốt sống không lớn nhưng cũng không có nhiều không gian chứa các dây thần kinh, điều này có nghĩa rằng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nhỏ cũng có thể đè lên các dây thần kinh và gây ra cơn đau nghiêm trọng. Cơn đau tại cánh tay thường là nghiêm trọng nhất vì đây là nơi các dây thần kinh đầu tiên bị chèn ép.
2. Triệu chứng thường gặp thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Thoát vị đĩa đệm ở đốt sống cổ có thể gây ra một loạt các triệu chứng ở vùng cổ, cánh tay, bàn tay và ngón tay, cũng như các bộ phận của vai. Các cơn đau và rối loạn thần kinh chủ yếu được xác định ở vị trí của đĩa đệm thoát vị. Đốt sống cổ được xây dựng xung quanh các đốt sống hoặc xếp chồng, dựng 7 khối xương lên nhau ở cột sống.
Một số triệu chứng thông thường bao gồm:
+ Đau vai và yếu cơ delta ở đầu cánh tay trên, thường không gây tê hoặc ngứa ran;
+ Yếu ở bắp tay (các cơ ở mặt trước của cánh tay trên) và cơ duỗi cổ tay;
+ Yếu ở cơ tam đầu (cơ bắp ở mặt sau của cánh tay trên, kéo dài đến cánh tay trước) và các cơ duỗi ngón tay;
+ Yếu ở cơ khi nắm tay, kèm theo tê, ngứa ran và đau lan xuống cánh tay ở phía ngón tay út.
3. Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là do quá trình lão hóa và vết rách được gọi là đĩa thoái hóa. Khi bạn già đi, đĩa cột sống bị mất một hàm lượng nước, khiến cho chúng kém linh hoạt và dễ bị rách hoặc sưng tấy dù chỉ với một áp lực hoặc lực xoắn nhỏ.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, như:
- Tư thế xấu có thể làm cho cột sống cổ thêm căng thẳng.
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường xuất hiện ở nhóm tuổi từ 30 đến 50 tuổi.
- Sử dụng thuốc lá, ít tập thể dục thường xuyên và không đủ chất dinh dưỡng sẽ làm tăng đáng kể đến tình trạng lão hóa của đĩa đệm;
- Khi bị lão hóa, những thay đổi sinh hóa tự nhiên khiến đĩa đệm dần bị khô, ảnh hưởng đến độ bền và khả năng phục hồi đĩa;
VIDEO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
4. Điều trị hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn có thể gặp tình trạng này, họ sẽ làm xét nghiệm vật lý và một số xét nghiệm khác. Để thực hiện chẩn đoán, bác sĩ cũng sẽ xem xét các triệu chứng và bệnh sử của bệnh nhân. Một số xét nghiệm sẽ được sử dụng, bao gồm:
+ Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là phương pháp xét nghiệm đơn lẻ tốt nhất để chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm. Chụp MRI có thể dựng hình ảnh của rễ thần kinh bị ảnh hưởng do đĩa đệm đốt sống cổ bị thoát vị gây ra;
+ Chụp CT scan tủy: Mặc dù chụp MRI là xét nghiệm tốt nhất, nhưng đôi khi bác sĩ cũng sử dụng CT scan, vì nó nhạy hơn và có thể chẩn đoán được những trường hợp khó nhận biết.
Có rất nhiều lựa chọn điều trị mà bác sĩ có thể đề nghị cho bạn, bao gồm:
+ Thuốc: Khi cơn đau ban đầu xuất phát từ một phần của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thuốc chống viêm (NSAID) như ibuprofen hoặc thuốc ức chế COX-2 có thể giúp giảm đau;
+ Phương pháp điều trị không phẫu thuật: Ngoài thuốc kháng viêm được đề cập ở trên, có một số phương pháp điều trị không phẫu thuật có thể giúp làm giảm bớt sự đau đớn từ tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, chẳng hạn như: vật lý trị liệu và tập thể dục, kéo đốt sống cổ, phương pháp Chiropractic;
+ Phẫu thuật: Nếu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ không tự khỏi trong một vài tuần đến vài tháng thì bạn cần phải phẫu thuật nếu cơn đau nghiêm trọng hơn và kéo dài từ 6-12 tuần.
* Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm qua lối sống hàng ngày
Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, trong đó chú ý tư thế hợp lý trong lao động, vận động và hoạt động, đặc biệt là tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng. Khi bê vác vật nặng nên ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, tránh thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên, tập thể dục đúng cách.
+ Dùng thuốc giảm đau có thể giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây ra;
+ Sử dụng nhiệt hoặc lạnh: Ban đầu, túi lạnh có thể làm giảm đau và viêm. Sau một vài ngày, bạn có thể chuyển sang dùng túi nhiệt nhẹ để thấy dễ chịu và thoải mái hơn;
+ Tránh nằm nghỉ ngơi trên giường quá lâu: Nằm nghỉ ở giường quá nhiều có thể khiến các khớp xương cứng và cơ bắp yếu đi, điều đó có thể làm chậm quá trình việc phục hồi. Thay vào đó, bạn hãy ngồi nghỉ trong 30 phút và sau đó đi bộ ngắn hoặc làm một số công việc. Bạn phải tránh các hoạt động làm trầm trọng thêm cơn đau trong quá trình điều trị.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu bài tập chữa thoát vị dĩa đệm đốt sống cổ như thế nào và cũng giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Viết bình luận