Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm và nhiều người mắc phải hiện nay. Vậy ăn kiêng nhồi máu cơ tim như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe doạ tính mạng do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim. Khi cơ tim hoàn toàn không được cung cấp máu thì cơ vùng cơ tim âý sẽ hoại tử gây triệu chứng đau ngực dữ dội. Biết cách ăn uống phù hợp sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh được nhanh hơn và hiệu quả hơn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
Ăn kiêng nhồi máu cơ tim như thế nào
* Các quy tắc cơ bản trong nhồi máu cơ tim
+ Giảm sử dụng muối và các axit béo.
+ Tăng sử dụng các chất xơ - hoa quả và các loại rau;
+ Giảm sử dụng các loại mỡ động vật đến mức tối thiểu, thậm chí loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi khẩu phần ăn;
+ Sau nhồi máu cơ tim bổ sung nhiều hơn vào chế độ ăn các thực phẩm hải sản từ cá, tôm, sò biển và các loại khác;
+ Khi nấu ăn chỉ sử dụng dầu ăn thực vật (tốt hơn cả là dầu oliu); loại bỏ hoàn toàn các loại bơ khi nấu nướng; tránh các thực đơn món ăn có chứa lượng cholesterol;
* Ăn kiêng nhồi máu cơ tim như thế nào?
+ Tránh căng thẳng thần kinh tâm lý: Khi căng thẳng thần kinh, tim sẽ đập nhanh, nếu hiện tượng này xảy ra đột ngột sẽ càng nguy hiểm. Điều này đôi khi sẽ làm cơn nhồi máu cơ tim diễn ra đột ngột, tỷ lệ tử vong cao.
+ Không uống rượu bia: những người uống nhiều bia, rượu, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2 lần so với người bình thường. Những người cao tuổi càng phải hạn chế uống rượu bia để phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim.
+ Không hút thuốc lá: Thuốc lá ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, nhất là những người cao tuổi. Thuốc lá làm tăng nguy cơ tim mạch, làm cho bệnh tiến triển nặng hơn vì nicotin trong thuốc lá làm cho các mạch máu co lại.
+ Thực phẩm giàu cholesterol: Hàm lượng cholesterol tăng cao là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh nhồi máu cơ tim. Do đó người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu cholesterol như thịt, bơ, trứng các sản phẩm chế biến từ sữa như pho mát và sữa chua.
+ Thay đổi chế độ sinh hoạt trong điều trị nhồi máu cơ tim: Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn ít cơm, nhiều rau, ăn nhiều mè, đậu phộng, đậu nành, cá …., uống nhiều sữa để phòng bệnh loãng xương. Bữa ăn nên chia ra thành nhiều bữa nhỏ để dễ tiêu. Cần tuân thủ những chế độ ăn uống hợp lý trong thời gian dài.
+ Thực phẩm ngọt: Những món ăn vặt, món tráng miệng như bánh kẹo, bánh gato và nước trái cây có nhiều đường, hay cả các loại đồ uống có lượng đường cao như nước so da là nguyên nhân gây béo phì tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Bởi vậy, người bệnh cần hạn chế lượng đường trong chế độ ăn uống hàng ngày.
+ Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc là cách phục hồi sức khỏe tốt nhất và rất có lợi cho sức khỏe tim mạch, 7 - 8 giờ ngủ mỗi đêm là cần thiết. Tránh dùng cà phê hoặc trà trước khi ngủ và nên duy trì một thói quen ngủ theo lịch đã xây dựng. Tránh sử dụng các tiện ích như máy tính xách tay và điện thoại di động trên giường trước khi ngủ.
+ Giảm tiêu thụ calo: Không chỉ là những gì bạn ăn là quan trọng, số lượng thực phẩm cũng rất quan trọng. Để giữ cơ thể cân đối và khỏe mạnh sau một cơn đau tim, bạn nên cẩn thận về các phần thức ăn hằng ngày. Hãy thử hạn chế lượng calo trong mỗi bữa ăn và cần phải tiêu thụ kiêng khem calo theo khuyến cáo trong một ngày.
+ Thực phẩm chứa nhiều muối: Ăn nhiều muối có thể dẫn tới tình trạng tăng huyết áp, kéo theo nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim cực kỳ nguy hiểm. Theo khuyến cáo từ các bác sĩ chuyên khoa tim mạch là những người có nguy cơ cao bị bệnh về tim nói chung và bệnh nhồi máu cơ tim nói riêng chỉ nên tiêu thụ khoảng 1.500mg muối/ngày.
+ Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Sau khi bị nhồi máu cơ tim, người bệnh nên hạn chế sử dụng những thức ăn có chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như đồ ăn chiên rán, đồ nướng và đặc biệt là thức ăn nhanh, thịt đỏ, da gà,…. Bởi vì khi sự lắng đọng của chất béo trong thành mạch máu có thể gây tắc nghẽn và là nguyên nhân nguy hiểm dẫn tới bệnh nhồi máu cơ tim.
+ Hãy chủ động rèn luyện thể chất: Bắt buộc 30 phút tập thể dục hàng ngày, tối thiểu 5 ngày/tuần. Bạn có thể chạy bộ, đi bộ hay các môn tập thể dục vừa sức cho phép khác. Bắt đầu tập thể dục từ từ và dần dần tăng cường độ lên. Nếu khó khăn cho bạn duy trì tập thể dục trong vòng 30 phút, bạn có thể chia đôi: 15 phút cho mỗi lần tập. Nên thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ tập luyện mạnh mẽ nào khác.
+ Thực phẩm giàu chất béo trans (chất béo chuyển hóa) và chất béo bão hòa: Thực phẩm có chứa rất nhiều chất béo trans và chất béo bão hòa sẽ dẫn đến tăng nồng độ cholesterol “xấu” trong máu, có thể làm xơ vữa và tắc nghẽn các động mạch. Lượng chất béo hằng ngày không nên vượt quá 7% tổng lượng calo. Các thực phẩm chứa nhiều chất béo trans bao gồm các món ăn vặt như bắp rang lò vi sóng, đồ nướng, mỡ thực vật, bánh pizza đông lạnh, bánh quy và bánh quế, thức ăn nhanh, bơ thực vật, kem cà phê, thịt đỏ, thịt gà với da, chất béo trong thực phẩm đóng gói sẵn và được xử lý đặc biệt. Cần đọc kỹ các thành phần trên nhãn thực phẩm. Để tránh các chất béo có hại cho tim mạch, cần phân tích hết sức cẩn thận do đôi khi bạn vẫn có thể bị nhầm lẫn, ví dụ: tránh các chất béo hydro hóa một phần vì thực tế đây là chất béo trans.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu ăn kiêng nhồi máu cơ tim như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Điều trị nhồi máu cơ tim cấp như thế nào
Viết bình luận