Albumin máu bình thường là bao nhiêu và thiếu hụt nó có sao không?

Albumin là 1 loại protein quan trọng trong cơ thể con người. Vậy albumin máu bình thường là bao nhiêu và thiếu hụt nó có sao không là câu hỏi của nhiều người. lbumin chiếm khoảng 60% tổng số protein trong cơ thể. Tác dụng chính của albumin trong máu là để duy trì áp suất thẩm thấu keo nhờ đó giúp giữ nước nằm ở trong mạch máu. Ngoài ra, albumin còn đóng vai trò vận chuyển các thành phần quan trọng trong máu đi khắp cơ thể, chẳng hạn như các loại thuốc, nội tiết tố và các enzym. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Albumin máu bình thường là bao nhiêu

Albumin máu bình thường là bao nhiêu và thiếu hụt nó có sao không?

* Albumin máu bình thường là bao nhiêu?

Các chỉ số albumin của máu dưới đây được coi là bình thường:

Ở người lớn/người già

Tổng protein:

6,4-8,3 g/dL hoặc 64-83 g/L (đơn vị SI)

Albumin:

3,5-5 g/dL hoặc 35-50 g/L (đơn vị SI)

Globulin:

2,3-3,4 g/dL

Alpha1 globulin:

0,1-0,3 g/dL hoặc 1-3 g/L (đơn vị SI)

Alpha2 globulin:

0,6-1 g/dL hoặc 610 g/L (đơn vị SI)

Beta globulin:

0,7-1,1 g/dL hoặc 7-11 g/L (đơn vị SI)

Ở trẻ em

 

Tổng protein

Albumin

Trẻ sơ sinh thiếu tháng:

4,2-7,6 g/dL

3-4,2 g/dL

Trẻ mới sinh:

4,6-7,4 g/dL

3,5-5,4 g/dL

Trẻ sơ sinh:

6-6,7 g/dL

4,4-5,4 g/dL

Trẻ em:

6,2-8 g/dL

4-5,9 g /dL

* Quy trình lấy máu để xét nghiệm nồng độ albumin

+ Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm protein albumin?

Trước khi xét nghiệm protein albumin, bác sĩ sẽ có lưu ý riêng cho tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn có thể hỏi bác sĩ xem mình có cần chuẩn bị gì cụ thể hay không.

Có một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đã được liệt kê ở trên, tốt nhất là bạn nên báo cho bác sĩ những loại thuốc mà bạn đang uống, bác sĩ sẽ cân nhắc và cho biết những loại thuốc nào bạn nên ngưng sử dụng trước khi lấy máu làm xét nghiệm.

Khi làm xét nghiệm, bạn nên mặc áo ngắn tay để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu từ cánh tay của bạn.

Albumin máu bình thường là bao nhiêu

+ Quy trình thực hiện xét nghiệm protein albumin như thế nào?

Đối với xét nghiệm máu, chuyên viên xét nghiệm sẽ:

Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông.

Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn.

Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết.

Gắn một cái ống để máu chảy ra.

Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu.

Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm.

Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Đối với xét nghiệm nước tiểu, bạn sẽ được hướng dẫn:

Thu thập nước tiểu trong vòng 24 giờ.

Tránh để nước tiểu bị nhiễm trùng bởi phân.

Không cho lẫn giấy vệ sinh vào trong mẫu.

Giữ các mẫu nước tiểu vào tủ lạnh trong vòng 24 giờ.

Thu thập lần tiểu cuối cùng càng gần lúc sắp hết 24 giờ càng tốt.

* Khi nồng độ albumin giảm là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cụ thể như

+ Bị bệnh gan: Những người bị bệnh gan như viêm gan cấp tính và mạn tính... thường có chỉ số albumin giảm. Nguyên nhân là do gan là nơi tổng hợp chính protein nên khi gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm nên dinh dưỡng protein không đủ hoặc sự hấp thụ không tốt dẫn đến sự tổng hợp albumin kém.

+ Trạng thái dinh dưỡng không tốt: Những người có chức năng miễn dịch suy yếu hoặc do uống thuốc ức chế miễn dịch thì chỉ số albumin giảm. Những bệnh nhân có vấn đề với protein và hệ tiêu hóa nên sự hấp thụ dinh dưỡng kém, thiếu các chất tổng hợp nên protein nên ở những bệnh nhân này đã xảy ra tình trạng giảm albumin.

+ Bệnh lý về thận: Những bệnh nhân bị các bệnh về thận thì sự bài tiết ở thận gặp trở ngại dẫn đến phần lớn albumin huyết thanh cũng bị bài tiết ra theo nước tiểu. Ở những người này thường có lượng protein mất đi lớn hơn lượng protein hấp thụ vào theo đường ăn uống nên đã làm cho chỉ số albumin giảm.

Albumin máu bình thường là bao nhiêu

* Người có chỉ số albumin giảm cần lưu ý gì?

Với những người bị bệnh gan như viêm gan cấp tính và mạn tính... thông thường sẽ có albumin giảm. Nguyên nhân là do gan là nơi tổng hợp chính protein nên khi gan bị thương tổn kéo theo chức năng gan suy giảm chi nên dinh dưỡng protein không đủ hoặc sự hấp thụ không tốt sẽ dẫn đến quá trình tổng hợp albumin kém.

Khi không may bị mắc một loại bệnh nào đó về gan hay thận, người bệnh sẽ cần phải tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý uống thuốc hoặc điều trị theo cảm nhận của bản thân mà khiến cho bệnh tình thêm nặng, hoặc có thể xảy ra các biến chứng xấu.

Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý cùng với tập luyện thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe bản thân, đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh nhất để phòng ngừa mắc các bệnh liên quan đến gan, thận, tránh để chỉ số albumin giảm.

* Người thiếu hụt albumin nên tìm đến sản phẩm bổ sung nào?

Hiện nay sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá  cao về chất lượng và tin dùng phải kể đến Bi-Nutafit của BNC medipharm nhập khẩu về Việt Nam và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

TPBVSK - Bi-Nutafit nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch

bi-nutafit

Công dụng của Bi-Nutafit với cơ thể:

>> Bổ sung albumin, protein và các a xít amin thiết yếu cho cơ thể.

>> Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, stress..

>> Sốt xuất huyết; chấn thương, hội chứng nhiễm trùng; nhiễm độc; viêm tuỵ...

>> Trị liệu bỏng, nhanh liền sẹo, giúp làm mờ và giảm vết thâm nám trên da

>> Chạy thận nhân tạo, suy thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,

>> Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sau phẫu thuật tim, phổi, phụ nữ sau sinh

>> Sửa chữa tổn thương cấp độ DNA, tế bào;  khử gốc tự do

>> Hỗ trợ điều trị cho người viêm gan vius, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ...

>> Tăng cường sức đề kháng cho người thiếu máu, người mỏi mệt, ung thư máu.

>> Tăng cường MD sau mổ, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư

>> Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe

>> Chống lão hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường tuổi thọ.

>> Cường tráng cơ bắp, thể lực, thể hình, sức bền Vận Động Viên…

Đối tượng sử dụng Bi-Nutafit: 

Thiếu hụt Albumin; thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,  viêm gan vius, suy gan, xơ gan, suy thận, chạy thận nhân tạo; sau phẫu thuật tim, phổi, chấn thương, sau sinh, xạ trị, điều trị hoá chất, sử dụng kháng sinh, thuốc chống lao...; các bệnh lý mãn tính, rối loạn tiêu hoá, bệnh đường ruột, kém ăn, không ngon miệng, không tiêu hoá, căng thẳng, stress, người già, ít vận động, teo cơ, suy giảm trí nhớ…

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu albumin trong máu bình thường là bao nhiêu và cách khắc phục như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Viết bình luận