7 dấu hiệu cảnh báo trào ngược dạ dày bạn nên biết sớm tránh hậu quả về sau.


I. 7 dấu hiệu cảnh báo trào ngược dạ dày bạn nên biết sớm tránh hậu quả về sau.

1. Khó nuốt
 
- Thống kê cho thấy có khoảng 30% người bệnh trào ngược dạ dày sẽ gặp phải triệu chứng khó nuốt. Dấu hiệu này có thể cảnh báo nguy cơ bệnh ung thư thực quản. Khi chứng trào ngược xảy ra lặp lại nhiều lần gây tổn thương nghiêm trọng cho thực quản làm sưng tấy, phù nề niêm mạc thực quản sẽ khiến người bệnh khó nuốt, cảm thấy thức ăn bị ứ nghẹn ở cổ họng.

- Bên cạnh đó, kể cả khi niêm mạc được hồi phục cũng có nguy cơ để lại sẹo, chít hẹp thực quản dễ khiến người bệnh gặp các vấn đề y tế khác do gặp khó khăn trong việc tiêu thụ thức ăn.

2. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

- Ợ nóng là dấu hiệu trào ngược dạ dày thường gặp nhất. Ba dấu hiệu ợ hơi, ợ nóng, ợ chua xuất hiện do sự giãn cơ thắt thực quản dưới, điều này khiến dạ dày không thể giữ hơi, dịch vị và dễ dàng trào ngược lên thực quản. Các chất trong dạ dày gây kích thích lên thực quản làm nóng rát từ vùng thượng vị lên vùng phía sau xương ức.

- Ợ nóng và ợ chua thường xuất hiện cùng nhau do axit dịch vị trào ngược tạo cảm giác chua ở cuống họng. Thông thường, các chứng ợ thường xuất hiện sau bữa ăn hoặc lúc người bệnh cúi gập người về phía trước.

3. Buồn nôn, nôn

- Sự trào ngược của axit dạ dày cũng gây kích thích thực quản gây cảm giác buồn nôn. Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày khiến dạ dày bạn kém tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, buồn nôn. Dấu hiệu trào ngược dạ dày này thường xuất hiện khi bạn ăn quá nhiều hoặc nằm ngay sau khi ăn.

4. Đau tức ngực

- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi các chất trong dạ dày di chuyển trở lại vào thực quản, gây ra cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng. Axit dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ gây chèn ép dây thần kinh trên niêm mạc thực quản và tạo cảm giác đau tức ngực.

- Một cơn đau tim và đau tức ngực do dấu hiệu trào ngược dạ dày mang lại cảm giác tương đối giống nhau, điều này có thể do tim và thực quản nằm gần nhau và cùng chia sẻ một mạng lưới thần kinh.

5. Ho mãn tính

- Tình trạng ho là hành động phản xạ có thể xảy ra do sự gia tăng axit dạ dày vào ống dẫn thức ăn. Axit dạ dày trào ngược lên có thể rơi vào thanh quản hoặc cổ họng. Loại trào ngược này được gọi là trào ngược họng – thanh quản (LPR). LPR có thể gây ho kéo dài nhằm mục đích bảo vệ chống trào ngược.

Dấu hiệu ho do trào ngược dạ dày gây ra có thể xảy ra đặc trưng bao gồm:

• Ho xảy ra trong khi đang nằm

• Ho chủ yếu vào ban đêm hoặc sau bữa ăn

• Ho không do hen suyễn hoặc khi chụp X-quang ngực được chẩn đoán bình thường

• Ho dai dẳng xảy ra ngay cả khi không có nguyên nhân phổ biến như hút thuốc hoặc dùng thuốc có tác dụng phụ là ho, chẳng hạn như thuốc ức chế men chuyển

6. Đắng miệng

- Túi mật là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra. Trong quá trình ăn uống, túi mật sẽ co bóp để đẩy dịch mật vào ruột non giúp tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là các chất béo. Khi dấu hiệu trào ngược dạ dày xảy ra, dịch mật trong dạ dày sẽ bị trào ngược lên cuống họng làm cho người bệnh cảm thấy có vị đắng trong miệng. Tình trạng này có thể kèm theo hôi miệng.

7. Miệng tiết nhiều nước bọt

- Khi axit dạ dày trào ngược lên vùng khoang miệng cùng triệu chứng ợ chua, cơ thể sẽ có phản xạ tự nhiên là tiết ra nước bọt nhiều hơn bình thường. Điều này giúp trung hòa lượng axit. Dấu hiệu trào ngược dạ dày này cũng khiến cơ thể có cảm giác buồn nôn, thường xảy ra sau khi ăn và buổi sáng khi ngủ dậy.

- Việc nhận biết sớm các dấu hiệu trào ngược dạ dày là điều kiện để quá trình điều trị bệnh hiệu quả và
nhanh chóng hồi phục hơn.
 
II. Biến chứng của trào ngược dạ dày
 
- Viêm, loét thực quản: Đây là biến chứng phổ biến nhất, dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm. Có thể làm người bệnh gặp các triệu chứng như: khó nuốt, đau ngực… Đặc biệt đau phía sau xương ức khi ăn uống, buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn.

- Hẹp thực quản: Khi bị trào ngược, acid từ dạ dày trào lên thực quản sẽ ăn mòn lớp niêm mạc dẫn đến viêm thực quản. Trào ngược kéo dài sẽ khiến thực quản bị những tổn thương gây các mô sẹo gây hẹp bên trong thực quản.

- Barrett thực quản (tiền ung thư thực quản): xảy ra ở 8-15% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản kéo dài, nhưng lại là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Đây là tình trạng các tế bào lót ở vùng thấp thực quản bị biến đổi màu sắc, do sự tiếp xúc lặp đi lặp lại với axit dạ dày.

- Ung thư biểu mô tuyến thực quản thường gặp ở những bệnh nhân trên 50 tuổi và có khả năng gây tử vong cao. Ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng cụ thể rõ ràng. Khi đến giai đoạn phát triển, có thể xuất hiện đau ở xương ức sau, khàn tiếng, sụt cân nhanh bất thường, nuốt nghẹn…

Ngoài ra dịch axit trào lên được tới đường hô hấp trên cũng có thể gây ra tình trạng viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay phổi. Một số bệnh nhân bị khàn tiếng do dây thanh quản trong cổ họng bị dày lên. Ngoài ra, người bị bệnh trào ngược có thể bị mòn răng, viêm tai,...
 
III. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày  

1. Bệnh hình thành chủ yếu do các nguyên nhân gây bệnh sau đây:

+ Do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: Theo các chuyên gia, hầu hết trường hợp mắc
bệnh trào ngược dạ dày thực quản đều là do thói quen ăn uống và sinh hoạt sai cách. Việc thường xuyên ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và ít rau xanh,... chính là tác nhân khiến dạ dày bị kích thích dẫn đến chứng trào ngược. Không những thế, thói quen ăn quá no hoặc ăn quá nhanh cũng là nguyên nhân khiến dạ dày gặp vấn đề, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược.

+ Lạm dụng thuốc Tây: Tác dụng phụ của thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống viêm,... có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và đường ruột. Vì vậy, nếu người bệnh lạm dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh viêm dạ dày,...
 
+ Căng thẳng, stress: Căng thẳng thần kinh là một trong những nguyên nhân gây trào ngược acid dạ dày. Theo các chuyên gia, căng thẳng hoặc stress kéo dài khiến acid dịch vị điều tiết quá mức kèm theo đó là sự thúc đẩy quá trình co bóp của dạ dày diễn ra mạnh khiến cơ tâm vị mở rộng dẫn đến chứng trào ngược. Chưa kể đến, căng thẳng thần kinh thường gây rối loạn chức năng tiêu hóa, gây khó khăn trong việc tiêu hóa. Khi đó, thức ăn tồn đọng trong dạ dày sản sinh hơi làm tăng áp lực khiến cơ tâm vị mở ra dẫn đến trào ngược dịch vị.

+ Biến chứng bệnh lý dạ dày: Nhiễm vi khuẩn Hp, viêm loét dạ dày, viêm trợt hang vị dạ dày hoặc viêm xung huyết dạ dày,... có thể gây tổn thương dạ dày khiến cơ tâm vị bị rối loạn. Đây chính là nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản với triệu chứng ợ nóng, ợ chua hoặc nóng rát vùng thượng vị.
 
2. Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày như:

+ Tăng cân, béo phì

+ Thai kỳ

+ Căng phần trên của dạ dày

+ Rối loạn mô liên kết như xơ cứng bì

+ Khó tiêu
 
IV. Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả

Prilosec OTC™ 20.6 mg là thuốc chữa dạ dày áp dụng công nghệ dược mới có kết hợp 2 thành phần chính là omeprazole và muối magnesium có tác dụng giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả có tác dụng chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.
 
 
 
 
 Công dụng của viên uống Prilosec OTC
 
- Trị đau bao tử, viêm loét dạ dày, hành tá tràng 

- Giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả


- Chữa các chứng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.

- Điều trị triệu chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần. 
 
>>> chi tiết sản phẩm xem tại :  Prilosec OTC 20.6 mg chữa đau dạ dày 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
 

Viết bình luận