3 tips giúp mẹ bầu tránh được bệnh tiểu đường thai kỳ cực hiệu quả

Bệnh tiểu đường hiện nay là một bệnh liên quan đến chuyển hóa. Bệnh lý này có xu hướng tăng theo sự phát triển của cuộc sống. Bệnh không lây nhưng những tác hại và biến chứng trầm trọng có thể xảy ra đối với người bệnh nếu không được theo dõi và điều trị. Nhất là đối với phụ nữ mang thai có bệnh tiểu đường. Vậy nên làm cách nào để phòng tránh tiểu đường thai kỳ là vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Do đó, chúng tôi sẽ gợi ý cho các mẹ 3 cách giúp phòng tránh tiểu đường thai kỳ cực hiệu quả mà các mẹ có thể tham khảo và áp dụng ngay. 

 


I. Phòng tránh tiểu đường thai kỳ
 

Theo các bác sĩ, mẹ bầu có thể phòng ngừa tiểu đường bằng phương pháp thay đổi lối sống. Chế độ ăn uống hợp lý và hoạt động thể chất là các cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ chủ yếu.


1. Chế độ ăn lành mạnh


Thai phụ nên tham vấn các chuyên gia dinh dưỡng để có được thực đơn ăn uống phù hợp. Những nguyên tắc được đưa ra như sau:


• Mẹ bầu nên áp dụng chế độ ăn có hàm lượng glucid chỉ chiếm khoảng 55% – 60% khẩu phần.


• Nên ăn nhiều bữa trong ngày để tránh nồng độ glucose huyết tăng cao quá mức sau ăn.


• Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu phụ, sữa chua, sữa, phô mai (ít béo và không đường).


• Bổ sung chất xơ vào bữa ăn. Các bác sĩ khuyến khích nên ăn ít nhất 400g rau củ quả/ngày. Những loại rau có hàm lượng chất xơ cao như rau muống, rau ngót,… nên được lựa chọn.


• Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức thay cho gạo trắng có chỉ số glucose huyết tương cao.


• Đảm bảo cung cấp đủ vitamin và chất khoáng theo nhu cầu của thai phụ. Mẹ bầu có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng nếu được bác sĩ cho phép.


• Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh kẹo, chè, kem, trái cây sấy,…


• Tránh xa các thức ăn giàu chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa do sẽ gây tăng mỡ trong máu.


• Giảm ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối.


• Giảm rượu bia, nước ngọt và các đồ uống kích thích.


Ngoài ra, thai phụ bị thừa cân nên ưu tiên các thực phẩm luộc hoặc hấp so với các món chiên rán. Các loại thịt trắng như thịt cá, thịt gà cũng tốt cho sức khỏe hơn các loại thịt đỏ.


Điều quan trọng là thai phụ cần duy trì thói quen ăn uống lành mạnh cả sau khi sinh để giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2.

 

2. Tăng cường vận động

- Hoạt động thể chất là cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ được nhiều chuyên gia y tế tin dùng. Thai phụ nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục. Một số bài tập phù hợp là đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe. Sau mỗi bữa ăn, phụ nữ cũng nên đi bộ hoặc tập tay khi ngồi trong 10 phút.

 

- Nếu không có đủ thời gian để luyện tập, mẹ bầu vẫn có thể vận động nhẹ nhàng bằng cách làm việc nhà hoặc chơi với con trẻ. Để đảm bảo an toàn, thai phụ nên theo dõi nồng độ đường huyết trước và sau khi tập thể dục.

 

3. Duy trì cân nặng lý tưởng trước khi có thai
 

3 cách giúp mẹ bầu phòng tránh tiểu đường thai kỳ cực hiệu quả


- Việc duy trì cân nặng lý tưởng trước khi có em bé sẽ giúp giảm khả năng mắc bệnh cũng như những biến chứng tiểu đường thai kỳ. Theo nhiều nghiên cứu, mẹ bầu thừa cân có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với những phụ nữ khác. Do đó, khi quyết định có thai, phụ nữ cần tích cực tập luyện để đưa cân nặng trở về mức lý tưởng.


- Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến khích thai phụ giảm cân khi đang trong giai đoạn mang thai. Do ở thời điểm này, cơ thể cần nhiều năng lượng để hỗ trợ cho sự phát triển của bé.


II. Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ


Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai thường không có triệu chứng. Hầu hết được phát hiện trong một cuộc thăm khám định kỳ. Một số triệu chứng có thể gặp khi mang thai báo hiệu có thể bạn đã bị tiểu đường:


• Khát nhiều. Bạn có thể khát hơn bình thường, muốn uống nhiều nước hơn. Bạn có thể bị khát ngay cả khi không ăn mặn, không tập thể dục hoặc các hoạt động thể chất khác.


• Mệt mỏi. Phụ nữ tiểu đường khi mang thai thường mệt mỏi hoặc khó tập trung. Dấu hiệu này thường không đặc hiệu.


• Khô miệng. Triệu chứng này thường đi kèm với cảm giác khát.


• Khả năng nhìn mọi vật xung quanh giảm (nhìn mờ).


Nói chung, triệu chứng bệnh tiểu đường thường được tóm lại là tiểu nhiều, khát nhiều, sụt cân, nhìn mờ. Bạn cũng có thể có những triệu chứng không đặc hiệu khác như buồn nôn, nôn, nhức đầu. Để chắc chắn có tiểu đường khi mang thai hay không, bạn cần đi khám sức khỏe định kỳ để được phát hiện sớm.

 

III. Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường khi mang thai


- Khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate từ thực phẩm thành một loại đường mang tên glucose. Đường này đi vào máu, sau đó di chuyển đến các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một cơ quan gọi là tuyến tụy tạo ra loại hormone có tên insulin, giúp vận chuyển đường vào các tế bào cũng như làm giảm lượng đường trong máu.  


- Trong thời kỳ mang thai, nhau thai – cơ quan nuôi và cung cấp oxy cho em bé – tiết ra các hormone giúp thai nhi phát triển. Một vài hormone trong số này khiến cơ thể thai phụ khó sản xuất hoặc sử dụng insulin hơn (còn gọi là đề kháng insulin).


- Để giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy của thai phụ phải tạo ra nhiều insulin hơn – gấp ba lần bình thường. Trong trường hợp tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu thai phụ sẽ tăng lên, gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.


Nguy cơ mắc đái tháo đường trong lúc mang bầu của bạn sẽ tăng lên nếu:


• Bị thừa cân – béo phì trước khi mang thai;


• Tăng cân rất nhanh trong thai kỳ;


• Có người thân (cha mẹ, anh chị em) mắc bệnh tiểu đường tuýp 2;


• Có lượng đường trong máu cao, nhưng chưa đủ để được chẩn đoán đái tháo đường. Hiện tượng này được gọi là tiền tiểu đường; 


• Có tiền sử mắc bệnh ở lần mang thai trước;


• Trên 35 tuổi;


• Từng sinh một hoặc nhiều bé nặng hơn 4kg;


• Từng bị thai lưu, sinh con bị dị tật, sinh non;


• Đã hoặc đang bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).


IV. Biến chứng khi mắc đái tháo đường thai kỳ


Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ, bệnh đái tháo đường khi mang thai còn tiềm ẩn một số nguy cơ cho em bé như:  


• Tăng trưởng quá mức và thai to: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dẫn tới cân nặng lúc sinh khá to (thường là trên 4kg). Thai quá lớn sẽ dễ gặp phải chấn thương trong lúc sinh hoặc không thể sinh thường.


• Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh non từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở.
 

3 cách giúp mẹ bầu phòng tránh tiểu đường thai kỳ cực hiệu quả


• Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Đôi khi, em bé sinh ra từ mẹ bị tiểu đường khi mang thai sẽ đối diện với tình trạng lượng đường trong máu thấp ngay sau khi chào đời. Không chỉ vậy, những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng còn có thể gây co giật cho bé. Cần cho bé ăn ngay hoặc truyền dung dịch qua đường tĩnh mạch nhằm đưa lượng đường trong máu của bé trở lại bình thường.
 

• Sinh non: Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh của thai phụ. Hoặc thai phụ được khuyến nghị sinh sớm vì em bé đã quá lớn.

 

• Dị tật bẩm sinh.


• Tử vong ngay sau sinh.


• Tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh.


• Nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.


• Thai chết lưu: Đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến thai nhi tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.


Trong khi đó, đối với thai phụ bị đái tháo đường trong thai kỳ, các biến chứng sức khỏe có thể xảy ra là:


• Tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật: Đây là hai biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ, có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.


• Sinh mổ: Vì em bé quá to không thể sinh thường, nên nhiều khả năng bạn sẽ phải sinh mổ nếu bị tiểu đường thai kỳ.


• Tăng nguy cơ sinh non.


• Tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên 


• Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.


• Mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai: Bạn có nguy cơ gặp lại tình trạng này trong lần mang thai tiếp theo. Không chỉ vậy, bạn còn có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 khi về già.


V. Các biện pháp điều trị bệnh Tiểu đường thai kỳ


• Chế độ ăn phù hợp: đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối lượng hợp lí. Tăng cân vừa phải 8 đến 12 cân trong cả thai kỳ. Tránh ăn quá nhiều tăng cân quá mức.


• Tập thể dục đều đặn các môn thể thao an toàn cho phụ nữ có thai ví dụ như bơi, đi bộ… mỗi ngày, nên đi bộ 20- 30 phút sau ăn các bữa mỗi ngày giúp kiểm soát đường máu


• Kiểm soát đường huyết: đối với tiểu đường thai kỳ thì kiểm soát bằng chế độ ăn và luyện tập thể dục cũng là điều trị kiểm soát đường huyết. Nếu chế độ ăn và luyện tập không kiểm soát đường máu đạt mục tiêu thì chỉ nên kiểm soát đường huyết bằng insulin ngoại sinh. Dùng theo phác đồ, tuân thủ giờ tiêm và liều lượng tránh bị tụt đường huyết. Thường nên dùng các loại insulin giống hoàn toàn insulin người. Và người bệnh tiểu đường thai kỳ cần tự theo dõi đường máu thường xuyên nhiều lần trong ngày tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa


• Theo dõi người bệnh tiểu đường cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa, có mối liên hệ chặt chẽ giữa các bác sỹ chuyên khoa đái tháo đường, sản khoa, dinh dưỡng, sơ sinh.


• Người bệnh tiểu đường thai kỳ có thể chuyển dạ tự nhiên và sinh thường khi thai đủ tháng tuy nhiên nếu đường máu kiểm soát kém, có tiền sử sảy thai thì có thể sinh sớm để tránh tử vong cho thai


• Sau sinh cần cho trẻ sơ sinh bú sớm, theo dõi chặt chẽ các biến cố có thể xảy ra. Đối với người mẹ tiểu đường thai kỳ sau sinh có thể không cần điều trị và kiểm tra lại tiểu đường sau 4 đến 6 tuần.

Giải pháp cho người tiểu đường:  Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường
Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

 


 
 

Punsemin có tác dụng gì ?

Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.

- Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

- Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

- Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

- Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

- Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

- Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch


>>> Chi Tiết Sản Phẩm Xem Tại  : Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

  nhà

 

Viết bình luận