1 trong 5 dấu hiệu gan nhiễm mỡ bạn tuyệt đối đừng nên bỏ qua

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý phổ biến ở nước ta nhưng vẫn chưa được nhận thức đúng đắn về mức độ nguy hiểm. Gan nhiễm mỡ không gây tử vong, nhưng đó là bệnh lý nền dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác về gan, chẳng hạn như xơ gan – là căn bệnh về gan có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 ở Việt Nam (chỉ sau ung thư gan). Vậy làm thế nào để nhận biết được bệnh gan nhiễm mỡ? Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ bạn tuyệt đối không nên chủ quan. 

 


I. Tuyệt đối không nên chủ quan nếu có 1 trong 5 dấu hiệu gan nhiễm mỡ dưới đây. 

1. Dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ: Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức

- Gan là nhà máy năng lượng kỳ diệu của cơ thể, hoạt động liên tục 24/24 giờ mỗi ngày. Cứ mỗi 2 phút toàn bộ máu trong cơ thể lại di chuyển qua gan một lần, mang các chất dinh dưỡng cũng như các chất độc hại đến gan để gan phân loại, xử lý.


- Khi gan không khỏe mạnh, chức năng đào thải độc tố trong máu sẽ không thực hiện hiệu quả, dẫn đến tình trạng mệt mỏi thường xuyên, thiếu hụt năng lượng, sau đó dẫn đến kiệt sức trong thời gian ngắn.

 

2. Đầy bụng, khó tiêu


- Người bị gan nhiễm mỡ thường cảm giác đầy bụng, khó tiêu hay táo bón, tiêu chảy, đau vùng bụng phải do chất béo bị tích tụ, men gan tăng cao… gây nên. Tuy nhiên, những dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ này hay bị nhầm lẫn là các rối loạn tiêu hóa thông thường nên dễ bị bỏ qua.


- Sự gia tăng bất thường áp lực máu xung quanh gan có thể dẫn đến quá trình tích tụ chất lỏng trong bụng. Trong trường hợp này, bạn cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân dẫn tới tình trạng đầy hơi là từ khí, thức ăn hay từ một dấu hiệu của lượng mỡ trong gan tăng cao.

 

3. Chán ăn, buồn nôn có thể là dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ


- Liên quan đến việc sản xuất và bài tiết mật của gan, người bị suy giảm chức năng gan sẽ có những biểu hiện không tốt về tiêu hóa, cảm thấy kén ăn, nhiều trường hợp bị giảm cân, rối loạn chức năng gan, thiếu máu và hay có cảm giác buồn nôn. Vì thế, khi mắc bệnh về gan, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm tải công việc cho gan và hạn chế sự tổn thương cho gan.

 

4. Đau bụng, đau hạ sườn phải


- Đau bụng, đặc biệt là đau hạ sườn phải thường được biết đến là triệu chứng điển hình của viêm gan. Viêm gan xảy ra khi các tế bào gan đang cố gắng chống lại chấn thương hay nhiễm trùng. Chức năng gan trở nên kém đi khiến khả năng tiết mật cũng bị hạn chế, mật quá ít, khả năng tiêu hóa giảm sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau nhẹ. Khi bệnh gan diễn tiến nặng hơn, tình trạng xơ hóa nghiêm trọng hoặc có khối u hình thành ở gan cũng có thể gây ra triệu chứng đau nhiều


- Khi chức năng gan suy yếu thì việc hỗ trợ tiêu hóa trở nên kém hiệu quả, nếu người bệnh ăn các thức ăn cứng, nhai không kỹ, nhiều dầu mỡ sẽ khiến gan hoạt động vất vả hơn, gây ra các cơn đau âm ỉ. Đôi khi nhiệt độ ở vùng này cũng cao hơn bình thường. Nếu các cơn đau thường xuyên xuất hiện và kéo dài, rất có thể tình trạng bệnh gan của bạn đang có chiều hướng xấu đi.


5. Dễ xuất hiện vết bầm tím, vàng da, nước tiểu sẫm màu

 

- Khi có tuổi, cơ thể sẽ dễ bầm tím hơn do da trở nên mỏng dần. Tuy nhiên, nếu bạn còn trẻ, không nguyên cớ mà bị bầm tím, đó có thể là dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ. Ở giai đoạn này, cơ thể cũng thường dễ chảy máu hơn vì gan đã suy giảm chức năng, làm chậm sự sản xuất protein cần thiết cho quá trình đông máu.


- Vàng da và mắt là dấu hiệu phổ biến nhất và cũng là nặng nhất của bệnh lý gan. Khi chức năng gan suy giảm, không thể thanh thải bilirubin khiến nồng độ hoạt chất này tăng lên bất thường, tác động đến sắc tố da dẫn đến vàng da. Khi phát hiện dấu hiệu nghiêm trọng này, bạn cần cấp tốc đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.


II. Biểu hiện của gan nhiễm mỡ qua tưng giai đoạn

 

  • Giai đoạn 1


- Đây là giai đoạn nhẹ nhất, ít nguy hiểm, không có biểu hiện gì nên rất khó phát hiện bệnh. Lượng mỡ trong gan chiến khoảng 5 – 10% tổng trọng lượng lá gan. Nên nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể chữa khỏi.
 

Tuyệt đối không nên chủ quan nếu có 1 trong 5 dấu hiệu gan nhiễm mỡ dưới đây.

 

  • Giai đoạn 2


- Đây là giai đoạn tích tụ, nuôi bệnh. Lượng mỡ trong gan chiếm 10 – 20% tổng trọng lượng lá gan nên đã xuất hiện những biểu hiện như chán ăn, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi… Những biểu hiện này rất phổ thông nên bệnh nhân thường chủ quan, không đi kiểm tra sức khoẻ nên bệnh có cơ hội phát triển nặng thêm và nhanh chóng chuyển biến xấu sang giai đoạn 3.

 

  • Giai đoạn 3


- Đây là giai đoạn tiến triển cuối cùng của bệnh, lượng mỡ chiếm tới 20 – 30% tổng trọng lượng lá gan. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tức hạ sườn bên phải, vàng da, vàng mắt, u mạch nổi lên trên da, chán ăn, mệt mỏi, sút cân nhanh chóng. Ngoài ra bệnh nhân còn bị rối loạn nội tiết tố, một số ít bệnh nhân nam phát triển tuyến vú, cương dương. Nữ giới thì tắc rong kinh, rối loạn kinh nguyệt.


- Bệnh ở giai đoạn này không thể chữa trị được, chỉ điều trị giảm nhẹ và phòng tránh biến chứng dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.


III. Nguyên nhân gan nhiễm mỡ


- Đồ uống có cồn: Nguyên nhân phổ biến nhất của gan nhiễm mỡ là uống quá nhiều rượu bia, đồ uống có cồn. Bên cạnh đó chúng còn làm giảm hiệu quả điều trị bệnh của các loại thuốc.


- Béo phì: Nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ ở người béo phì cao gấp nhiều lần người có trọng lượng bình thường. Cơ thể của người béo phì thường xuyên cung cấp chất béo vượt ngưỡng cơ thể hấp thu nên gây ra hiện tượng tích tụ mỡ trong gan.


- Mỡ máu cao: Lipid trong máu đi qua gan quá nhiều thì hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, nếu vượt quá khả năng chuyển hoá của gan sẽ làm mỡ trong máu tồn đọng trong gan sinh ra gan nhiễm mỡ.


- Tiểu đường: Bệnh tiểu đường bản chất là rối loạn chuyển hoá gluco, đường huyết cao sẽ tạo thành một lớp bao phủ khiến gan mất đi chức năng chuyển hoá cholesterol dẫn tới tình trạng tích tụ nhiều cholesterol gây ra gan nhiễm mỡ.


- Sút cân quá nhanh: Sút cân quá nhanh khiến cơ thể không tổng hợp được apolipoprotein làm cho triglyceride tích tụ trong gan, lâu ngày sẽ gây thừa mỡ trong gan.


- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc điều trị mỡ máu, lao phổi có thể có tác dụng phụ gây tổn thương gan, làm gan nhiễm mỡ.

 

  • Đối tượng bị gan nhiễm mỡ


- Gan nhiễm mỡ là bệnh rất thường gặp, ai cũng có thể mắc. Đặc biệt là những người uống nhiều rượu bia, béo phì, đái tháo đường, suy giáp, suy tuyến yên, hội chứng buồng trứng đa nang…


IV. Hậu quả của gan nhiễm mỡ


1. Viêm gan nhiễm mỡ


- Mỡ bao phủ các tế bào gan ngày càng nhiều làm cho chức năng gan suy giảm, hạn chế vai trò chống độc của gan, tạo điều kiện thuận lợi cho các độc tố, vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng từ ruột và bên ngoài xâm nhập gây bệnh viêm gan.


- Viêm gan nhiễm mỡ khiến gan nhanh chóng suy kiệt, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, làm tăng tỉ lệ tử vong. Vì vậy, bệnh viêm gan nhiễm mỡ rất cần được tầm soát sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hại này.


2. Xơ gan


- Gan nhiễm mỡ làm cho các tế bào hoạt động quá mức tạo ra các sợi xơ. Những chất xơ này ngày càng nhiều lên gây tổn thương, hoại tử các tế bào gan, làm biến đổi cấu trúc gan, hình thành các mô sẹo làm cho gan bị chai cứng, không còn khả năng phục hồi dẫn tới xơ gan.
 

Tuyệt đối không nên chủ quan nếu có 1 trong 5 dấu hiệu gan nhiễm mỡ dưới đây.


3. Ung thư gan


- Gan nhiễm mỡ âm thầm tiến triển và tác hại lớn nhất của nó là ung thư gan. Ung thư gan hình thành dựa trên sự phát triển của bệnh lý xơ gan do thoái hoá mỡ.


V. Cách điều trị bệnh hiệu quả


Gan nhiễm mỡ ở cấp độ 1 và 2 có thể phục hồi hoàn toàn nếu người bệnh tầm soát sớm, điều trị đúng cách. Từ giai đoạn 3 trở đi, có can thiệp thì các tổn thương cũng không phục hồi. Do đó, cần điều trị càng sớm càng tốt.


Gan nhiễm mỡ không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị tốt các nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:


• Người béo phì, ít vận động cần tích cực giảm cân, tăng cường vận động, điều chỉnh chế độ ăn.


• Gan tổn thương do sử dụng thuốc, cần chuyển sang sử dụng các loại thuốc ít tổn hại đến gan hơn.


• Mắc các bệnh lý nội tiết, cần điều trị dứt điểm các bệnh lý nội tiết.


• Gan nhiễm mỡ do sau phẫu thuật, suy dinh dưỡng, nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.


Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc chống oxy hóa ở gan, các loại thuốc Đông Y. Tuy nhiên, cần tham vấn ý kiến Bác sĩ điều trị trước khi dùng.


Lưu ý điều trị gan nhiễm mỡ không phụ thuộc vào thuốc hạ mỡ máu. Bởi, có rất nhiều trường hợp gan nhiễm mỡ nhưng không có rối loạn chuyển hóa lipid. Việc điều trị gan nhiễm mỡ chỉ kết hợp với thuốc hạ mỡ máu khi hàm lượng lipid trong máu tăng cao. Vì vậy, chỉ sử dụng loại thuốc này theo sự chỉ định của Bác sĩ.


VI. Cách phòng bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả


Nguyên nhân khiến cho gan bị tích mỡ liên quan nhiều đến lối sống và cách ăn uống của mỗi người. Do đó, để bảo vệ lá gan luôn khỏe mạnh và không chút mỡ thừa, chúng ta hãy bắt đầu từ việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh:


1. Duy trì cân nặng hợp lý


- Gầy quá hay mập quá đều khiến gan dễ nhiễm mỡ, thế nên bạn phải cố gắng duy trì cân nặng hợp lý. Nếu bị suy dinh dưỡng thì cần tăng cân, còn nếu béo phì thì cần giảm cân để kiểm soát lượng mỡ cần thiết trong cơ thể.


2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý


- Thừa hay thiếu dưỡng chất đều làm rối loạn quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Bởi vậy, chúng ta cần một chế độ ăn uống hợp lý để cân đối hàm lượng các chất dinh dưỡng, đảm bảo hoạt động phân giải và chuyển hóa mỡ của gan.

 

- Một khẩu phần ăn uống tốt cho gan cần tăng cường rau xanh, hoa quả, các loại hạt và tránh thực phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột, nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các loại thức ăn giàu Omega 3 và thay dầu thông thường bằng dầu thực vật để chiên xào đồ ăn. Chế độ ăn uống này sẽ giúp giảm Cholesterol và mỡ xấu giúp phòng ngừa béo phì và mỡ gan.

 

3. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn


- Tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể mà còn kích thích lưu thông máu và tăng cường sức đề kháng. Đều đặn chạy bộ, đạp xe, chơi cầu lông…mỗi sáng vừa tránh được bệnh gan nhiễm mỡ vừa cải thiện sức khỏe toàn thân. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị: Mỗi người nên tập thể dục ít nhất 5 lần 1 tuần và mỗi lần khoảng 30 phút.

 

4. Hạn chế tối đa rượu bia


- Không có giới hạn an toàn trong việc uống rượu bia, thế nên có thể bỏ được hoàn toàn thứ chất kích thích này là điều tuyệt vời nhất dành cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chưa thể ngay lập tức “rời xa” nước uống có cồn này thì hãy cố gắng tiết giảm xuống mức thấp nhất có thể.

 

- Phụ nữ chỉ nên uống tối đa 1 ly rượu mỗi ngày và nam giới là 2 ly mỗi ngày. Riêng đối với người đã hoặc đang có dấu hiệu gan nhiễm mỡ hay bất kỳ bệnh lý nào thì quyết tâm “cai rượu” vẫn được khuyến khích đặt lên hàng đầu.
 

5. Theo dõi lượng mỡ máu và đường huyết


- Để kiểm soát lượng Cholesterol trong máu phòng bệnh mỡ máu và lượng đường huyết phòng bệnh tiểu đường (2 bệnh lý gây gan nhiễm mỡ) không có cách nào tốt hơn là đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Cùng với đó là giữ thói quen tập luyện thể chất và chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo đường huyết, mỡ máu luôn ở mức ổn định.
 

Giải pháp cho gan:  Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi


Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi 
Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)

  

 

 

Công dụng của Funadin

- Khử độc gốc tự do, chống oxy hóa

- Giải độc gan, hạ men gan, phục hồi tế bào gan bị tổn thương, hình thành tế bào gan mới

- Điều trị các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, men gan cao.

- Khử độc gan và hồi phục chức năng gan do thực phẩm bẩn, hóa chất bảo quản, thuốc, mỹ phẩm, ô nhiễm...

- Bảo vệ gan trước tác hại của rượu bia, thuốc lá, chất kích thích...

- Giải độc, mát gan, trị nóng gan, nóng trong, nổi mụn, mẩn ngứa...

- Tăng cường hệ miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ung thư...

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi
 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________

Viết bình luận