Liệu pháp dinh dưỡng phòng chống, điều trị và phục hồi cho bệnh nhân ung thư

Trong những năm qua, số lượng người mắc bệnh ung thư tại Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng. Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2018, số ca ung thư ở Việt Nam tăng lên gần 165.000 ca, trong đó có gần 70% trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca. Cũng theo thống kê của WHO, số ca ung thư mới tại Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 200.000 ca vào năm 2020 và đến năm 2030, Việt Nam sẽ nằm trong số những nước có tỉ lệ mắc và tử vong hàng đầu trong khu vực.

Liệu pháp dinh dưỡng phòng chống, điều trị và phục hồi cho bệnh nhân ung thư

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây ung thư được chia ra hai nhóm: ngoại sinh và nội sinh. Trong đó, các nguyên nhân ngoại sinh đến từ các yếu tố: thực phẩm không an toàn, thuốc lá, ô nhiễm môi trường, các loại virus như viêm gan B, viêm gan C… Các yếu tố nội sinh bao gồm gene di truyền, rối loạn nội tiết… Khi những yếu tố bên trong kết hợp với các yếu tố bên ngoài, nguy cơ mắc ung thư lại càng cao.

Tuy nhiên, với những tiến bộ y khoa cùng các kỹ thuật và phương pháp hiện đại, bệnh ung thư hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm khi các tế bào ung thư mới xuất hiện, còn nhỏ và chưa lan rộng. Điều trị ung thư là điều trị đa phương thức, từ phẫu thuật, xạ trị, hóa chất, điều trị đích, điều trị miễn dịch, … đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt pháp đồ điều trị. Đáng lưu ý, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong điều trị ung thư. Việc lơ là dinh dưỡng, nhịn ăn càng khiến cơ thể bị suy kiệt nhanh hơn. Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng.

Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng giá trị tỉ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong của bệnh nhân ung thư.
Theo thống kê, con số 30% bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối ung thư đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sút cân, suy kiệt. Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề.

Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khoẻ hơn.

MC: Xin kính chào quý vị khán giả! Rất vui mừng được gặp lại quý vị khán giả trong chương trình hãy chia sẻ cùng chúng tôi.

Thưa quý vị! Phóng sự mở đầu chương trình đã cho chúng ta thấy, Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển. Và câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm đó là: Làm thế nào để hạn chế nguy cơ mắc ung thư cũng như để có một liệu trình điều trị tốt nhất cho các bệnh nhân mắc ung thư chúng ta cần làm gì? 

Phần lớn người dân thường chú ý đến những yếu tố bên ngoài như thực phẩm bẩn, thực phẩm độc hại nhưng lại chưa có ý thức với những điều sẽ làm cơ thể thay đổi từ bên trong như chế độ dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu của Tổ chức nghiên cứu Ung thư thế giới đã chỉ ra rằng 1/3 số ca bệnh ung thư phổ biến nhất có thể được phòng tránh thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì một cân nặng khỏe mạnh và chăm hoạt động thể chất thường xuyên.

Nhằm giúp quý vị khán giả hiểu hơn về vấn đề này Chương trình ngày hôm nay đã mời đến trường quay:

Liệu pháp dinh dưỡng phòng chống, điều trị và phục hồi cho bệnh nhân ung thư

MC: Xin cảm ơn bác sỹ đã dành thời gian cho chương trình. Thưa quý vị, nhắc đến ung thư thì chúng ta biết, đây là căn bệnh nguy hiểm, khó chữa trị và tỷ lệ tử vong cao. Xin bác sĩ chia sẻ về những nguyên nhân gây bệnh và những biện pháp phòng tránh căn bệnh này?

Ung thư cũng như nhiều bệnh lý khác đều có đặc điểm chung là hậu quả tương tác của 03 yếu tố cơ bản sau: 

- Tác nhân gây bệnh

- Yếu tố môi trường 

- Cơ thể vật chủ (vật chủ ở đây chính là con người). 

Tùy theo những điều cụ thể nhất định mà từng yếu tố đó giữ vai trò nhiều hay ít, do vậy chúng ta thấy trên thực tế là cùng sống trong một môi trường như nhau và cùng tiếp xúc với tác nhân gây bệnh như nhau, nhưng bệnh có thể phát sinh ở người này mà không phát sinh ở người khác. Hoặc cùng bị bệnh nhưng có người bệnh tiến triển nhanh hơn và nặng hơn, có người bệnh tiến triển bệnh chậm hơn và nhẹ hơn, có người đáp ứng với điều trị tốt hơn và có người đáp ứng với điều trị kém hơn.

Về phương diện cá nhân, bạn có thể phòng tránh ung thư bằng các biện pháp sau đây:

- Không hút thuốc, uống rượu

- Chế độ ăn uống tốt, hợp lý: đủ dinh dưỡng, nhiều chất xơ

- Duy trì vận động thể chất, tránh béo phì

- Sinh hoạt tình dục lành mạnh

- Tránh phơi nắng quá nhiều

- Tránh tiếp xúc với các chất độc hại

- Khám sức khỏe định kỳ (chủng ngừa, điều trị sớm)

MC: Thưa bác sĩ, với bệnh nhân ung thư thì những phương pháp điều trị hiệu quả hiện này là gì?

Mục tiêu của điều trị bệnh lý ung thư là loại bỏ tổ chức ung thư, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau được phát triển và áp dụng trong thực tiễn điều trị bệnh nhân ung thư như: phẫu thuật (bao gồm cả ghép tạng), tia xạ (xạ trị liệu), phẫu thuật bằng tia gamma, điều trị bằng hóa chất (hóa trị liệu), nút mạch thông thường hoặc nút mạch có kết hợp với hóa chất hay kết hợp với chất đồng vị phóng xạ, đốt điện, tiêm cồn, điều trị bằng các phương pháp phân tử (tế bào gốc, gen trị liệu).

Nhưng dù áp dụng biện pháp điều trị nào thì để đạt được hiệu quả điều trị cao, vấn đề cốt lõi là phải phát hiện ra bệnh lý ung thư ở giai đoạn càng sớm càng tốt. 

MC: Bác sĩ có thể giửi thích cho khán giả rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của căn bệnh ung thư trong cơ thể con người thực chất là như thế nào không?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời quý vị cùng theo dõi một số hình ảnh sau:

Các tế bào cơ thể phát triển, phân chia để tạo ra tế bào mới, và chết một cách trật tự. Tuy nhiên các tế bào ung thư thì khác. Thay vì sắp chết, các tế bào ung thư tiếp tục phát triển tạo thành các tế bào bất thường mới và không có chức năng gì. Các tế bào này sinh sôi nảy nở ra khỏi sự kiểm soát của cơ thể và xâm nhập các mô lân cận. Khối u gây rối loạn chuyển hóa bình thường của cơ thể, làm cho cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá hủy bao gồm cả các khối cơ. 

Mặt khác tế bào ung thư thường đi đến các bộ phận khác của cơ thể - nơi có thể phát triển và hình thành các khối u mới - thông qua đường máu hoặc bạch huyết. Quá trình này được gọi là di căn. Người bị bệnh ung thư chết vì khối u phát triển mạnh làm tê liệt cơ quan và ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận, cơ thể suy kiệt, đau đớn, bất lực trước các bệnh tật khác.

Theo thống kê, con số 30% BNUT chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối ung thư đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sút cân, suy kiệt. Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề. 

Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khoẻ hơn.

MC: Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng có vai trò như thế nào trong hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân ung thư thưa bác sĩ?

Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong điều trị ung thư. Người bệnh được cung cấp dinh dưỡng đúng trước, trong và sau khi điều trị sẽ giúp cơ thể thoải mái và mạnh khỏe hơn.

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng cho người bệnh ung thư vì bệnh tật và liệu trình điều trị làm thay đổi thói quen ăn uống, thay đổi tính thích nghi của cơ thể đối với thức ăn và dinh dưỡng.

Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người bệnh không giống nhau. Chế độ dinh dưỡng tốt trong quá trình điều trị sẽ giúp người bệnh:

- Cảm giác thoải mái hơn.

- Duy trì sức khỏe và năng lượng.

- Duy trì cân nặng và nguồn dinh dưỡng dự trữ.

- Dung nạp các tác dụng phụ của thuốc tốt hơn.

- Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

- Nhanh hồi phục tổn thương.

Liệu pháp dinh dưỡng phòng chống, điều trị và phục hồi cho bệnh nhân ung thư

MC: Với những tiến bộ của khoa học y, dược trong lĩnh vực TPCN trên thế giới đang rất phát triển như vũ bão, đặc biệt là trong lĩnh vực hỗ trợ điều trị và dự phòng bệnh lý ung thư. Làm thế nào để giúp những bệnh nhân mắc ung thư có sự hiểu biết và nhận thức đúng về việc phối hợp các Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khoẻ với các phác đồ điều trị chuyên khoa để nâng cao hiệu quả điều trị, thưa BS?

Người bệnh suy dinh dưỡng thì không thể thực hiện được các phương pháp điều trị: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Hoặc nếu có điều trị thì biến chứng cũng nhiều hơn.

Thời kỳ công nghiệp hóa đã mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sống, làm gia tăng các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, ung thư, xương khớp, béo phì, bệnh đường hô hấp,… ở người dân. Các căn bệnh này có thể được phòng tránh bằng cách tăng cường sức đề kháng, bổ sung các vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa,… từ TPCN.

Tuy nhiên, một thách thức lớn được đặt ra là người dân Việt vẫn chưa thực sự nhận thức đầy đủ về TPCN: Từ định nghĩa, phân loại tới tác dụng của các sản phẩm TPCN. Số lượng người tiêu dùng sử dụng TPCN còn thấp với mục đích chủ yếu là để hỗ trợ điều trị bệnh. Theo kết quả điều tra của Cục ATTP (2011) cho thấy: Người sử dụng TPCN chủ yếu là những người trưởng thành đang có bệnh.

Nhiều người tiêu dùng quan niệm rằng TPCN vừa là thuốc chữa bệnh vừa là thuốc bổ. Theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, có khoảng 2/3 số người sử dụng các sản phẩm TPCN để hỗ trợ chữa bệnh, từ các bệnh tăng huyết áp, mỡ trong máu cao tới ung thư, xương khớp,…

MC: Rất ít bệnh nhân ung thư không biết nên ăn uống thế nào cho hợp lý. Bác sĩ có thể giúp người bệnh xây dựng chế độ ăn cơ bản để đảm bảo sức khỏe?

Khi bị bệnh, nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cơ bản của tế bào ung thư cao hơn tế bào bình thường.

Để đảm bảo dinh dưỡng người bệnh cần phải:

- Ăn uống đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng, đạm và các chất. Cân nặng mỗi tuần thấy sụt cân chứng tỏ ăn uống không đủ với nhu cầu.

- Ăn nhiều bữa nhỏ, tranh thủ ăn mọi lúc mọi nơi, lựa chọn thức ăn giàu năng lượng, đạm, món ăn yêu thích.

- Không kiêng cử nếu thức ăn không làm nặng hơn triệu chứng hiện có

- Không đợi đói hay thèm ăn mới ăn. Ăn theo giờ nhất định, không bỏ cữ

- Tranh thủ uống đủ 1,5 lít nước mỗi ngày, uống nước trái cây, điện giải, sữa, sữa ngũ cốc, sinh tố, trà xanh, nước sâm,…thay cho nước lọc.

- Ăn uống đa dạng: món ngọt, món mặn, món chính, món ăn vặt, món Âu, món Á, món khô, món nước. Nếu bệnh nhân có thể ăn uống dễ dàng đầy đủ, thì nên hạn chế ngọt trong lựa chọn và chế biến.

Người mắc bệnh ung thư cần lưu ý, ngay cả khi cơ thể người bệnh không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tế bào ung thư vẫn tự lấy năng lượng để phục vụ nhu cầu hoạt động của chúng. Bởi vậy, bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào suy mòn nếu không được can thiệp dinh dưỡng hợp lý.

Liệu pháp dinh dưỡng phòng chống, điều trị và phục hồi cho bệnh nhân ung thư

MC: Trong trường hợp bệnh nhân không thể tự bổ sung dinh dưỡng trực tiếp qua các bữa ăn hàng ngày thì có biện pháp hỗ trợ nào khác không thưa bác sĩ?

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bệnh nhân có thể tìm đến sự hỗ trợ của các sản phẩm bổ sung để đạt hiệu quả tốt Có thể bổ sung dinh dưỡng hợp lý bằng một số sản phẩm có các thành phần như: đạm Albumin,  Tảo nâu Nhật Bản, colagen thủy phân, DNA, RNA, và các axit amin thiết yếu  như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine, Isoleucine giúp tăng cường sinh lực cơ thể, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, cải thiện chức năng gan, thận.

MC: Vậy còn chế độ luyện tập thì sao, thưa bác sĩ? Bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị thì có nên luyện tập thể dục thể thao không?

Đối với bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa trị liệu, hóa chất không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào khỏe mạnh khác như tế bào máu; khiến cơ thể dễ bị thiếu máu , gây cảm giác mệt mỏi triền miên, tế bào miễn dịch làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể. May mắn thay, luyện tập góp phần đẩy lùi nguy cơ này cũng như hiện tượng suy yếu cơ bắp do tác dụng phụ của hóa chất. 

Đối với từng dạng bệnh, tình hình sức khỏe và tuổi tác của bệnh nhân mà các chuyên gia đưa ra các bài tập khác nhau. Thông thường, sau một đến bảy ngày phẫu thuật, nếu không phải kiêng kị thì bệnh nhân nên nhờ người nhà giúp đỡ trong việc đi lại, tập những động tác nhẹ nhàng ở bốn chi nhằm thúc đẩy chức năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng.

MC: Rất cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích và chi tiết của Bs trong chương trình ngày hôm nay. Và ngay bây giờ để tổng quát lại nội dung của chương trình ngày hôm nay xin mời quý vị và các bạn theo dõi một đoạn phim khoa học mà chúng tôi đã thực hiện.

Tình trạng phổ biến trên đa số bệnh nhân ung thư hiện nay chính là suy kiệt cơ thể. Đây có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra. Khối u ác tính làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hoa năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá huỷ, bao gồm cả các khối cơ. 

Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng giá trị tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong của bệnh nhân ung thư.

Xu hướng hiện nay ở các nước phát triển là sử dụng những hoạt chất chiết xuất từ thiên nhiên có tác dụng khử các gốc tự do, tăng cường hệ thống miễn dịch, sửa chữa các tổn thương cấp độ tế bào và DNA, bổ sung các chất đạm tinh, dạng có trọng lượng phân tử nhỏ để dễ hấp thu, hạn chế gánh nặng cho gan và thận, không gây dị ứng…

Khoa học đã chứng minh hoạt chất fucoidan chiết xuất từ tảo nâu có hoạt tính sinh hoc cao, là chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng ngăn ngừa các bệnh qua trung gian gốc tự do thông qua 3 cơ chế: 

- Kích hoạt hệ thống tự chết tế bào ung thư

- Ngăn cản sự hình thành các mạch máu nuôi dưỡng xung quanh khối u, ngăn cản sự di căn của ung thư.

- Kích hoạt hệ thống miễn dịch nâng cao sức đề kháng của cơ thể, thúc đẩy quá trình truyền tín hiệu đến các tế bào lympho (là các tế bào kiểm soát khả năng miễn dịch của cơ thể)  để chúng tấn công các mầm bệnh, tăng khả năng miễn dịch một cách hiệu quả.

Ngoài ra Fucoidan còn giúp làm giảm Triglyceride, điều hoà huyết áp, tăng cường chức năng gan, thận

Cùng với đó, liệu pháp albumin cung cấp chất đạm cần thiết cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể sau phẫu thuật, xạ trị, hóa trị... cung cấp nguồn axit amin để tổng hợp protein ở các mô tổn thương, góp phần duy trì cân bằng kiềm toan cho cơ thể; làm giảm các phản ứng oxy hóa.

Việc tạo ra một protein thủy phân loại bỏ mọi chất gây dị ứng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và suy kiệt. Kết hợp với các thành phần DNA và RNA đem lại nhiều lợi ích như tăng cường hệ thống miễn dịch, sửa chữa các tổn thương mức độ DNA, ngăn ngừa ung thư, hồi phục và tăng cường chức năng gan… 

Những axit amin như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine và Isoleucine giúp bồi bổ cơ thể, hồi phục thể trạng và nâng cao sức đề kháng cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, di căn, đang và sau xạ trị hay điều trị hoá chất, chạy thận nhân tạo, suy gan, thận, hội chứng gan-thận…

Các nhà khoa học Canada đã nghiên ra sản phẩm Bi –Nutafit với Fucoidan từ tảo nâu Nhật Bản giúp khử các gốc tự do, chống các chất oxy hoá. Kết hợp với albumin, protein thủy phân, DNA, RNA, và các axit amin như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine và Isoleucine giúp cơ thể đào thải các độc tố, cải thiện chức năng gan và thận, hồi phục thể trạng và nâng cao sức đề kháng. Sử dụng Bi-Nutafit hàng ngày là giải pháp tái tạo thể chất, hồi phục tinh thần, dọn sạch gốc tự do hỗ trợ phòng và chữa các bệnh lý không nhiễm khuẩn 

bi-nutafit

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Nutafit - Tăng cường miễn dịch, phòng chống ung thư

MC: Tiếp theo chương trình xin mời quý khán giả cùng Bs sẽ đến với phần tư vấn trực tiếp của chuyên gia với khán giả của chương trình. Xin mời câu hỏi đầu tiên.

Câu 1: Tôi bị ung thư hầu họng, BS chỉ định cho điều trị tia xạ. Tôi nghe nói điều trị hóa chất và tia xạ rất mệt và có nhiều tác dụng phụ. Tôi có thể dùng kết hợp loại TPCN nào thích hợp để tang sức đề kháng và bổ sung dinh dưỡng giúp hạn chế những tác dụng phụ đó không?

Tác dụng phụ của hóa chất và tia xạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại thuốc, liều lượng vị trí chiếu xạ và kỹ thuật sử dụng. Đối với ung thư vùng hốc miệng và hạ hầu, các phương pháp điều trị hóa và xạ trị vận dụng vào khu vực này có thể gây các tác dụng phụ tại chỗ và toàn thân. Các tác dụng phụ tại chỗ thường gặp là viêm niêm mạc miệng, khô nước bọt, sâu răng, viêm xương hàm, viêm da vùng cổ... Các tác dụng phụ toàn thân bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, rụng tóc, giảm bạch cầu...

Việc ngăn ngừa và hạn chế các tác dụng phụ của hóa và xạ trị phần nhiều thuộc về trách nhiệm của thầy thuốc chuyên khoa. Riêng về phần bệnh nhân và người thân, sự hiểu biết kỹ lưỡng về hiệu quả và tác dụng phụ của điều trị, cách theo dõi, dinh dưỡng và chăm sóc đúng cách, hợp tác tốt để thông báo kịp thời với nhân viên y tế các dấu hiệu bất thường là cách phòng ngừa và hạn chế tốt nhất các tác dụng phụ của
Có thể bổ sung dinh dưỡng hợp lý bằng một số sản phẩm có các thành phần như: đạm Albumin,  Tảo nâu Nhật Bản, colagen thủy phân, DNA, RNA, và các axit amin thiết yếu  như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine, Isoleucine giúp tăng cường sinh lực cơ thể, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, cải thiện chức năng gan, thận.

Câu 2: Theo nguồn tin mà tôi đọc được có nói đối với người mắc bệnh ung thư chỉ nên bồi dưỡng trong giai đoạn điều trị, còn sau giai đoạn điều trị thì không cần phải bổ sung dinh dưỡng. Bác sĩ có cho rằng đây là quan niệm đúng không?

Đúng nhưng chưa hẳn thế! Trong giai đoạn điều trị người bệnh cần ăn uống bồi dưỡng để đủ sức theo đuổi điều trị. Khi bệnh đã điều trị khỏi, không phải không cần bổ sung dinh dưỡng mà bổ sung theo nhu cầu của mỗi người.

Ví dụ, sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân sụt cân quá nhiều, teo cơ, vết mổ chưa lành hẳn, biến chứng xạ trị vẫn còn, thiếu máu sau hóa trị… thì bệnh nhân vẫn phải cố gắng bồi dưỡng.

Trong trường hợp bệnh nhân không có bất kỳ vấn đề ở trên, không suy dinh dưỡng, khỏe khoắn về mặt thể chất và tinh thần thì không cần bồi dưỡng. Có một số ung thư điều trị không mất sức nhiều như ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư tuyến nước bọt kích thước nhỏ thì bệnh nhân cũng không cần bồi dưỡng trong khi hay sau khi điều trị.

Câu 3: Khi bị ung thư nếu ăn uống đầy đủ liệu có làm cho khối u càng phát triển nhanh hơn không? Hiện có những loại thực phẩm chức năng nào mà vừa cung cấp những chất đạm tinh, dinh dưỡng cao cấp và cùng bổ sung những hoạt chất chông gốc tự do, sửa chữa tổn thương do hoá trị xạ trị và hạn chế sự di căn của bệnh ung thư đang điều trị không?

Cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào xác minh rằng người bệnh ung thư đang điều trị nếu ăn uống đầy đủ thì khối u sẽ phát triển nhanh hơn. Ngược lại, ở người bệnh ung thư khi thể trạng sút giảm: sụt cân, suy dinh dưỡng, thì người bệnh sẽ giảm đáp ứng với điều trị, tăng biến chứng nhiễm trùng, dẫn đến suy kiệt rồi tử vong. 

Vì vậy, điều cơ bản trước tiên trong một phác đồ điều trị ung thư là liệu pháp dinh dưỡng để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Nếu tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân không cải thiện thì bác sỹ sẽ không thực hiện được phác đồ điều trị hoặc kết quả điều trị sẽ thất bại vì bệnh nhân không đủ sức để chịu đựng các tác dụng phụ của điều trị. Do đó nên hiểu rằng dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố nâng đỡ hệ miễn dịch cơ thể, cải thiện chất lượng sống và góp phần điều trị thành công bệnh.

Có thể bổ sung dinh dưỡng hợp lý bằng một số sản phẩm có các thành phần như: đạm Albumin,  Tảo nâu Nhật Bản, colagen thủy phân, DNA, RNA, và các axit amin thiết yếu  như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine, Isoleucine giúp tăng cường sinh lực cơ thể, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, cải thiện chức năng gan, thận.

Câu 4: Bệnh nhân ung thư sau đợt điều trị (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị) một thời gian nay đã ổn định (ăn uống ngon trở lại, hết bị nôn và khó chịu), vậy có còn bị yếu tố sụt cân trong ung thư ảnh hưởng nữa không? cần tiếp tục chú ý gì trong chế độ ăn uống?

Bệnh nhân sau khi điều trị được bác sĩ xác nhận bệnh ổn định, bệnh nhân chuyển sang chế độ theo dõi thì không còn yếu tố gây sụt cân nữa vì các yếu tố gây sụt cân gắn liền với sự phát sinh, phát triển của khối u. Khi khối u không còn thì các yếu tố này cũng mất đi. Chế độ ăn uống trở lại bình thường.

Có 2 vấn đề bệnh nhân cần lưu ý:

Sau điều trị bệnh nhân còn trong chế độ theo dõi, thường là 5 năm. Chế độ ăn cần hợp lý, cần đủ chất dinh dưỡng và nên bỏ thói quen ăn uống có hại như: ăn gỏi, ăn sống, thịt nướng, muối…; không dùng nhiều chất kích thích như: rượu, bia, các thức ăn có nhiều chất cay.. cũng không nên ăn quá nhiều hoặc kiêng quá mức cần thiết.

Một số bệnh ung thư có một phần nguyên nhân là ăn uống. Vì vậy, nên tuân thủ nghiêm túc chế độ thực phẩm như: ăn ít chất béo, nhiều chất xơ và hoa quả. Một số bệnh ung thư sau điều trị bệnh có ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa cần tuân thủ ý kiến của bác sĩ điều trị. Sau phẫu thuật cắt bỏ một số cơ quan như: dạ dày, tụy, đại tràng hoặc sau tia xạ vùng miệng, họng, thực quản… cần chế biến thực phẩm phù hợp với từng bệnh nhân.

MC: Xin chân thành cảm ơn những câu hỏi của khán giả và phần tư vấn hết sức chi tiết của BS. Do thời lượng chương trình có hạn nên những câu hỏi chưa được bác sỹ trả lời trực tiếp chúng tôi sẽ trả lời riêng vào hòm thư cá nhân của quý vị. Còn bây giờ sẽ là một số lưu ý của chương trình.

Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản trong ăn uống phòng chống ung thư:

1/ Ăn nhiều thực vật 

Theo một số nghiên cứu cho thấy, những người ăn nhiều trái cây và rau quả là ít có khả năng phát triển ung thư.

2/ Giảm thịt động vật 

Gần đây, các nhà khoa học tìm ra một nguyên do tại sao ăn thịt đỏ lại tăng khả năng ung thư. Đó là do một loại đường tên là Neu5Gc, có mặt trong hầu như tất cả các động có vú trừ con người. Và khi nó vào cơ thể, nó sẽ kích hoạt chế độ viêm, từ đó hỗ trợ sự hình thành và phát triển của ung thư. 

3/ Ăn uống đa dạng 

việc ăn uống đa dạng, không thiên về một loại thực phẩm nào đó, cũng là cách để tránh sự tích tụ của các chất đến ngưỡng đủ để gây ung thư.

4/ Giảm chiên, xào, nướng, áp chảo

Những món ăn đó từ lâu đã được chứng minh là tăng khả năng bị ung thư cho người tiêu thụ, và gần đây còn có bằng chứng cho thấy nó cũng tăng khả năng ung thư cho chính người chế biến. 

5/Không ăn uống quá dư năng lượng

Đơn giản vì năng lượng dư sẽ bị chuyển hóa thành mỡ và đường, gây các bệnh mãn tính, trong đó béo phì, bệnh có đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư một cách đáng kể.

Ngoài ra có thể Bổ sung sản phẩm có tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch và nâng cao thể chất. Có thể sử dụng sản phẩm có các thành phần như: đạm Albumin,  Tảo nâu Nhật Bản, colagen thủy phân, DNA, RNA, và các axit amin thiết yếu như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine, Isoleucine

Kính thưa quý vị, Thay đổi lối sống là chìa khóa để ngăn chặn và kiểm soát ung thư cùng các bệnh mãn tính không lây, đặc biệt là chiếc chìa khoá đó nằm hoàn toàn trong tay mỗi người.  Đến đây thì Thời lượng chương trình Hãy chia sẻ cùng chúng tôi ngày hôm nay xin được tạm dừng. Xin được chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong các số tiếp theo.

Viết bình luận